Nhận biết dấu hiệu bị hôi miệng – 5 cách kiểm tra

Nhận biết dấu hiệu bị hôi miệng

Hôi miệng là một trong những vấn đề răng miệng rất được quan tâm. Bởi hơi thở có mùi khó chịu sẽ khiến chúng ta trở nên tự ti hơn. Hãy cùng My Auris tìm hiểu bài viết này để tìm hiểu về dấu hiệu bị hôi miệng cũng như nguyên nhân và cách khắc phục thế nào. 

Hôi miệng là gì? 

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi khó chịu khi thở, nói chuyện hay giao tiếp. Điều này khiến con người chúng ta trở nên tự ti hơn hết. 

Theo các chuyên gia nha khoa, mùi hôi trong khoang miệng phát ra là một loại hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi, được gọi với tên khoa học là VSC (volatile sulfur compounds).

Hợp chất này chứa đến 400 chất bay hơi trong hơi thở của con người. Trong đó, hydrogen sulfide (H2S) có mùi trứng thối, methyl mercaptan (CH3SH) có mùi ga và dimethyl sulfide (CH3SCH3) là 3 chất chính gây nên mùi hôi khó chịu này.

dấu hiệu bị hôi miệng
Hôi miệng là gì?

Các chất này được hình thành trong miệng và sẽ được hòa tan với nước bọt cũng như ngấm vào niêm mạc miệng. Do đó, không xuất hiện mùi hôi khó chịu. Tuy nhiên, nếu các chất này hình thành quá nhiều trong khoang miệng, vượt qua khả năng hòa tan của nước bọt và hấp thu của niêm mạc miệng thì miệng sẽ có mùi hôi. 

Dấu hiệu bị hôi miệng 

Dấu hiệu bị hôi miệng có thể dễ dàng nhận biết qua một số triệu chứng sau:

  • Hơi thở có mùi hôi rất khó chịu vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn khi bụng đói hoặc cơ thể đang mệt mỏi.
  • Răng có nhiều mảng bám và cao răng.
  • Khi che miệng lại để thở ngửi thấy có mùi khó chịu. 

Để nhận biết hơi thở có mùi hôi hay không cũng như tìm ra dấu hiệu bị hôi miệng mà khắc phục kịp thời, mọi người có thể áp dụng 5 cách sau đây:

Cách 1: Liếm cổ tay để kiểm tra 

Trước khi thực hiện, bạn nên rửa sạch cổ tay và lau khô tay. Sau đó dùng lưỡi liếm trực tiếp lên cổ tay để đến khi nước bọt khô, bạn thực hiện ngửi thử xem có mùi hay không. Trường hợp nước bọt không có mùi quá khó chịu có thể bạn không bị hôi miệng hoặc ở mức độ nhẹ. Ngược lại nếu cảm nhận được mùi hôi nồng, khó chịu chứng tỏ bạn đã bị hôi miệng.

Cách 2: Dùng thìa để kiểm tra 

Hãy chuẩn bị một cái thìa và úp lên lưỡi. Tránh đặt thìa vào quá sâu vì có thể gây khó chịu, nôn ói. Khi đặt thìa lên lưỡi rồi kéo từ từ ra ngoài miệng. Sau đó, ngửi chiếc thìa đã cạo lưỡi để biết chính xác mùi hơi thở của mình có hôi hay không. Nếu màu sắc từ bả cạo lưỡi nhiều và có màu đậm thì khả năng cao bạn đang bị hôi miệng. 

Cách 3: Ngửi hơi thở trực tiếp 

Ngửi hơi thở trực tiếp cũng là một trong những cách nhận biết dấu hiệu bị hôi miệng. Bạn chỉ cần sử dụng 2 bàn tay của mình đưa lên che miệng và mũi lại. Sau đó để 2 bàn tay tạo thành một vòng kín ngăn không cho hơi thở thoát ra bên ngoài. Tiếp theo, thực hiện hà hơi trực tiếp vào lòng bàn tay và cảm nhận hơi thở có mùi khó chịu hay không. 

Dấu hiệu bị hôi miệng 
Ngửi hơi thở trực tiếp – Cách kiểm tra hôi miệng

Cách 4: Thổi hơi vào chiếc cốc

Cách kiểm tra thổi hơi vào chiếc cốc này đơn giản, dễ thực hiện tại nhà.  Bạn chuẩn bị một chiếc cốc sạch, miệng cốc to vừa bằng khuôn miệng để kiểm tra mùi hơi thở. Đặt chiếc cốc cách miệng khoảng 2-3cm và thổi hơi nhiều lần vào đó. Sau đó kiểm tra bằng cách ngửi hơi trong đó để xem có mùi hôi khó chịu hay không. 

Dùng chỉ nha khoa để kiểm tra 

Cách sử dụng chỉ nha khoa để kiểm tra hôi miệng tuy đơn giản nhưng mang lại sự chính xác cao. Để thực hiện, bạn sử dụng chỉ nha khoa hay tăm chỉ luồn vào các khe của răng. Sau đó, ngửi mùi từ chỉ nha khoa. Nếu phát hiện mùi hôi khó chịu thì chứng tỏ bạn bị hôi miệng. Bởi mùi hôi chủ yếu xuất phát từ mảng bám, thức ăn còn sót ở kẽ răng. Mảng bám và thức ăn giắt kẽ càng nhiều thì mùi hôi càng nặng. 

Nguyên nhân của hôi miệng 

Hôi miệng là vấn đề mà ai cũng sợ mắc phải nhưng có nhiều người mắc phải vẫn không biết nguyên nhân vì sao. Nguyên nhân gây hôi miệng đến từ bệnh lý răng miệng hoặc các nguyên nhân khác. Cụ thể như sau:

Nguyên nhân bệnh lý về răng miệng 

Theo nghiên cứu của các chuyên gia y tế trên thế giới, có đến 90% nguyên nhân gây hôi miệng xuất phát từ khoang miệng, trong đó chủ yếu xuất phát từ các bệnh lý răng miệng, bao gồm: 

  • Sâu răng: Răng xuất hiện lỗ sâu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ẩn, phát triển và gây ra mùi hôi.
  • Cao răng: Cao răng, mảng bám trên răng quá nhiều sẽ tạo thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, tăng trưởng và gây ra hôi miệng.
  • Viêm nha chu (viêm lợi): Đây là tình trạng vùng lợi quanh răng bị sưng, viêm do vi khuẩn. Nếu không điều trị kịp thời sẽ hình thành nên những túi vi khuẩn (túi nha chu) giữa lợi và răng, gây ra tình trạng hôi miệng.
  • Lưỡi bị viêm: Lưỡi là nơi mà mảnh vụn thực phẩm dễ sót lại, nếu không vệ sinh lưỡi thường xuyên cũng khiến vi khuẩn phân hủy Protein tạo ra mùi hôi.
  • Khô miệng: Lượng nước bọt trong khoang miệng bị giảm sẽ dẫn đến những thay đổi về tính axit trong khoang miệng. Khi tính axit ở miệng cao thì vi khuẩn tăng nhiều hơn dẫn đến hôi miệng. 
dấu hiệu bị hôi miệng
Nguyên nhân bệnh lý về răng miệng gây hôi miệng

Các nguyên nhân khác

  • Bệnh lý đường tiêu hóa: Các bệnh về dạ dày như trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua,… khiến hơi thở có mùi khó chịu. 
  • Bệnh lý đường hô hấp: Các bệnh viêm họng, viêm amidan cũng là nguyên nhân khiến hơi thở có mùi hôi. 
  • Do thức ăn: Việc sử dụng thường xuyên và nhiều các loại thực phẩm như hành, tỏi hay các thực phẩm chứa nhiều đạm và chất béo cũng sẽ khiến miệng bị hôi. Ngoài ra, sử dụng nhiều rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác cũng làm giảm lượng nước bọt tiết ra khiến miệng bị khô và gây ra hôi miệng. 
  • Vệ sinh răng miệng: Vệ sinh răng miệng không kỹ, không vệ sinh lưỡi khiến mảng bám tồn đọng nhiều, vụn thức ăn còn sót tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và gây mùi hôi. 
  • Chế độ ăn kiêng: Chế độ ăn chay và ăn ít Carbohydrate có thể gây ra chứng hôi miệng. 
dấu hiệu bị hôi miệng
Chế độ ăn uống cũng dẫn đến hôi miệng

Làm cách nào khắc phục tình trạng hôi miệng? 

Theo các bác sĩ, để khắc phục tình trạng hôi miệng hiệu quả, mọi người nên chăm sóc, vệ sinh răng miệng thật kỹ, đi kèm là vệ sinh lưỡi. Đánh răng đúng cách, sử dụng kết hợp chỉ nha khoa, tăm nước, nước súc miệng, nước muối để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn hoàn toàn. 

Bên cạnh vệ sinh răng miệng, mọi người cần chú ý chế độ ăn uống, tránh các thực phẩm nặng mùi cũng như bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe răng miệng như sữa chua, trái cây, rau xanh,… Đồng thời, nên bổ sung nhiều nước để tránh tình trạng khô miệng, giảm tiết nước bọt. 

Nếu như mắc bệnh lý toàn thân, mọi người nên thăm khám và điều trị triệt để cũng như thăm khám và kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ. 

dấu hiệu bị hôi miệng
Làm cách nào khắc phục tình trạng hôi miệng?

Mong rằng với những thông tin trong bài viết về dấu hiệu bị hôi miệng giúp mọi người hiểu hơn về vấn đề này. Từ đó, biết cách chăm sóc, bảo vệ răng miệng tốt hơn để ngăn tình trạng hôi miệng xảy ra. Hãy liên hệ ngay nha khoa My Auris để được tư vấn cũng như đặt lịch thăm khám sớm nhất nhé.

Anh Thy 

chat zalo
messenger