Làm răng sứ giúp cải thiện thẩm mỹ lẫn chức năng của răng. Tuy nhiên, có khá nhiều người chưa tìm hiểu về kỹ thuật nên lo lắng làm răng sứ sẽ phải lấy tủy. Từ đó, việc lấy tủy đồng nghĩa với “răng chết” gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Để giải đáp làm răng sứ có phải lấy tủy không, hãy cùng My Auris tìm hiểu bài viết sau đây nhé.
Mục Lục
Làm răng sứ có phải lấy tủy không?
Tủy răng là bộ phận quan trọng và nằm sâu bên trong của răng. Tủy răng chứa các mạch máu, dây thần kinh và mô liên kết của răng. Và tủy răng cũng là phần quan trọng của răng. Thế nên, có khá nhiều băn khoăn làm răng sứ có phải lấy tủy không.
Theo các bác sĩ nha khoa, chuyên gia trong lĩnh vực sứ giải đáp làm răng sứ không nhất thiết là bắt buộc lấy tủy răng. Việc tủy răng trước khi làm răng sứ tùy vào tình trạng răng miệng của mỗi người. Lấy tủy răng bắt buộc thực hiện trong các trường hợp sâu nặng, nhiễm trùng, viêm nhiễm lan rộng. Nếu không lấy tủy trong các trường hợp này sẽ gây đau nhức nghiêm trọng, nhiễm trùng lây lan, thậm chí là mất răng vĩnh viễn.
Trường hợp nên và không nên lấy tủy khi làm răng sứ
Với giải đáp làm răng sứ có phải lấy tủy không còn tùy vào từng trường hợp, sức khỏe và tình trạng răng miệng. Vậy trường hợp nào nên và không nên lấy tủy khi làm răng sứ?
Trường hợp lấy tủy khi làm răng sứ
Lấy tủy khi răng bị sâu nặng
Các răng bị sâu nặng, vi khuẩn đã xâm nhập vào sâu bên trong tủy răng khiến tủy bị viêm và cấu trúc của răng bị phá hủy nhiều. Nếu không lấy tủy và điều trị tủy trước khi làm răng sứ sẽ chắc chắn các cơn đau nhức càng kéo dài và ngày càng nghiêm trọng.
Làm răng sứ cho răng hô, lệch nặng
Trường hợp răng bị hô, lệch nặng, làm răng sứ sẽ phải lấy tủy. Bởi lúc này độ nghiêng của răng khá lớn, mà khi bọc sứ sẽ phải mài răng. Vì thế, sẽ có nguy cơ xâm phạm đến tủy. Để tránh trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành lấy tủy răng trước khi bọc sứ.
Trường hợp không cần lấy tủy trước khi làm răng sứ
Các trường hợp răng khuyết điểm như răng thưa, răng mọc lệch, mẻ vỡ ít, xỉn màu hay hô, vẩu mức độ nhẹ,… sẽ không nhất thiết lấy tủy răng. Bác sĩ sẽ tiến hành bọc sứ để cải thiện tình trạng, khắc phục nhược điểm.
Tủy răng là nguồn dưỡng chất không thể thiếu của răng, một khi lấy tủy đi thì phần mô răng sẽ rất yếu, giòn và dễ gãy, vỡ. Thế nên, không phải trường hợp nào bác sĩ cũng lấy tủy mà cân nhắc tình trạng, nhằm bảo vệ tối ưu răng thật, góp phần tăng độ bền và chắc khỏe của răng.
Lấy tủy răng khi làm sứ có ảnh hưởng không?
Việc lấy tủy răng với mục đích vét sạch lỗ sâu nhằm loại bỏ vi khuẩn, đồng thời hạn chế mầm bệnh tái phát. Chỉ sau khi tủy lấy hoàn toàn và điều trị bệnh lý dứt điểm mới tiến hành làm răng sứ.
Lấy tủy là điều mà không bác sĩ nào mong muốn. Bởi sau khi lấy tủy răng đồng nghĩa với mất đi nguồn sống. Từ đó, răng trở nên yếu ớt, dễ bị tổn thương, dễ bị lung lay theo thời gian. Tuy nhiên, sau khi điều trị, lấy tủy, làm răng sứ chính là giải pháp bảo vệ răng thật hoàn hảo, giúp ngăn chặn các tác nhân gây hại tấn công đến răng thật.
Lấy tủy khi làm răng sứ có đau không?
Bên cạnh làm răng sứ có phải lấy tủy không thì lấy tủy có đau không là nỗi lo lắng của rất nhiều khách hàng. Với sự phát triển của kỹ thuật, khoa học, máy móc, thiết bị ngày càng tiên tiến hỗ trợ bác sĩ nên việc lấy tủy trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Nhiều khách hàng đã từng lấy tủy cho biết rằng việc lấy tủy răng đôi khi không bằng những cơn đau nhức do sâu răng gây ra.
Mọi người có thể yên tâm là trước khi lấy tủy, bác sĩ tiến hành gây tê cục bộ. Điều này giúp giảm thiểu các cơn đau nhức, khó chịu trong quá trình điều trị. Sau khi lấy tủy xong, tùy vào mức độ đau của mọi người mà bác sĩ kê vào loại thuốc giảm đau phù hợp.
Sau khi lấy tủy và điều trị triệt để bệnh lý, nhiễm trùng, có thể bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều bởi không còn những cơn đau đớn kéo dài do viêm tủy gây ra nữa. Sau khi lấy tủy khoảng 1-2 ngày, bác sĩ sẽ hẹn khách hàng đến làm răng sứ để bảo vệ răng thật.
Làm răng sứ sau khi lấy tủy có những lợi ích gì?
Tùy từng trường hợp mà bác sĩ đưa ra phương án điều trị, có hay không lấy tủy khi làm răng sứ. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề mà mọi người cần lo lắng. Bởi nếu những trường hợp viêm nhiễm nặng, sau khi lấy tủy và được làm sứ sẽ đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng:
Bảo vệ mô răng thật tuyệt đối
Răng sau khi đã lấy tủy trở nên yếu hơn và dễ bị gãy, lung lay khi có tác động. Vì thế, mão sứ như “lớp áo” bảo vệ cho mô răng thật, giúp răng ăn nhai hiệu quả, không bị nhạy cảm với nhiệt độ thức ăn. Hơn nữa, hạn chế các tác nhân gây hại tác động làm hư hại răng thật.
Đảm bảo tính thẩm mỹ
Răng sứ được chế tác từ phôi sứ cao cấp, do đó có hình dáng, kích thước và màu sắc tương tự như răng thật. Điều này giúp răng tự nhiên và khó nhận biết so với các răng còn lại, đảm bảo tính thẩm mỹ và ăn nhai hiệu quả.
Ngăn ngừa bệnh lý, nhất là sâu răng hiệu quả
Mão sứ được xem là lớp bảo vệ mô răng thật nên ngăn chặn các tác nhân gây hại như vi khuẩn, mảng bám, vụn thức ăn xâm nhập, tấn công. Từ đó, giảm thiểu các bệnh lý về răng miệng.
Mặc dù tủy bị hư hỏng và được điều trị cũng như dùng mão sứ bảo vệ mô răng thật nhưng vẫn tồn tại song song giữa lợi ích và hạn chế. Do đó, để tránh tình trạng phải lấy tủy răng, ảnh hưởng sức khỏe răng miệng, các bác sĩ khuyên ngay khi xuất hiện các dấu hiệu đau nhức, khó chịu, ê ở răng nên đi khám ngay.
Mong rằng với những thông tin trong bài viết về làm răng sứ có phải lấy tủy không giúp mọi người giải đáp được thắc mắc. Để xác định tình trạng của mình thế nào, hãy đến nha khoa uy tín, chất lượng, đáng tin cậy thăm khám nhằm có phương án điều trị phù hợp nhất. Hãy liên hệ nha khoa My Auris ngay để được tư vấn và đặt lịch thăm khám sớm nhất nhé.
Anh Thy