Niềng răng là giải pháp điều chỉnh các răng về đúng vị trí trên cung hàm nhằm mang đến vẻ đẹp thẩm mỹ nhờ vào lực tác động của các khí cụ chỉnh nha. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người băn khoăn về phương pháp này, nhiều nhất là khi nào thì nên niềng răng. Để hiểu hơn về phương pháp niềng răng cũng như thời điểm chỉnh nha phù hợp, hãy cùng My Auris tìm hiểu bài viết sau đây nhé.
Mục Lục
Hiểu hơn về kỹ thuật niềng răng
Niềng răng là giải pháp chỉnh nha nhằm kéo chỉnh các răng về đúng vị trí trên cung hàm, khắc phục các khuyết điểm thưa kẽ, hô, móm, khấp khểnh,… Từ đó, các răng đều, ngay ngắn và chuẩn khớp cắn trên cung hàm.
Để các răng di chuyển, bác sĩ sẽ sử dụng lực tác động từ các khí cụ chỉnh nha, có thể là cố định từ mắc cài và dây cung hay tháo lắp từ các khay niềng trong suốt. Mắc cài là khí cụ chỉnh nha có từ lâu và ngày càng được cải tiến nhằm đáp ứng nhu cầu, sở thích của người niềng.
Trước khi, sử dụng mắc cài kim loại thông thường vừa phải cần dây thun cố định nên vừa kém thẩm mỹ mà còn dễ bung tuột mắc cài thì hiện nay mắc cài tự động được ra đời. Mắc cài tự động được thiết kế hệ thống nắp đóng mở tự động giúp dây cung trượt tự do trên cung hàm không cần dây thun cố cung. Nếu như mắc cài kim loại gây mất thẩm mỹ thì mắc cài sứ được chế tạo giúp nâng cao tính thẩm mỹ, khó bị lộ mắc cài trong quá trình niềng.
Khi nào thì nên niềng răng?
Khi nào thì nên niềng răng được nhiều khách hàng hỏi bác sĩ hay bạn bè xung quanh. Theo các bác sĩ, khi nào nên niềng răng tùy vào nhu cầu và quyết định của mỗi người. Song, niềng răng càng sớm, ở độ tuổi trẻ em sẽ tốt hơn và dễ thực hiện hơn.
Theo hiệp hội chỉnh nha Hoa Kỳ ADA, độ tuổi thích hợp nhất để bắt đầu niềng răng cho trẻ em là từ 7-9 tuổi. Ở giai đoạn, các bậc phụ huynh quan sát có thể thấy rõ sự tăng trưởng và lệch lạc thể hiện dần rõ. Nếu như chỉnh nha trong giai đoạn này sẽ giúp đảm bảo hiệu quả tối ưu cũng như hạn chế cảm giác đau.
Giai đoạn tiếp theo được xem là giai đoạn vàng để thực hiện chỉnh nha là từ 12-13 tuổi. Bởi lúc này, răng đã mọc đầy đủ có thể xem khuyết điểm trên răng. Hơn nữa, lúc này xương hàm của trẻ vẫn còn mềm nên dễ dàng tác động nắn chỉnh, từ đó, rút ngắn thời gian chỉnh nha, dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí.
Vậy 20 tuổi trở lên có nên niềng răng?
Khi nào thì nên niềng răng được nhiều quan tâm đặt vấn đề nếu như qua độ tuổi vàng để niềng răng thì lớn tuổi có niềng răng được không. Theo các bác sĩ chỉnh nha, ở độ tuổi lớn vẫn có thể niềng răng, từ 20-30 tuổi, hay thậm chí là 35 tuổi. Quan trọng là thực hiện tại nha khoa uy tín, chất lượng, đảm bảo tay nghề bác sĩ thì vẫn chỉnh nha thành công, đạt kết quả tốt.
Tuy nhiên, ở độ tuổi lớn thì răng cứng chắc, xương hàm hoàn chỉnh nên quá trình di chuyển răng sẽ chậm hơn, kéo dài thời gian chỉnh nha và sẽ cảm giác đau nhiều hơn.
Lợi ích của niềng răng sớm
Niềng răng là quá trình điều chỉnh răng sai lệch về đúng vị trí. Do đó, nếu thực hiện chỉnh nha sớm sẽ mang đến nhiều lợi ích:
- Răng ngay ngắn, đều tăng tính thẩm mỹ, nụ cười tự tin
- Khuôn răng chuẩn sẽ giúp khuôn miệng và mặt trở nên hài hòa, cân đối hơn
- Răng chuẩn khớp cắn sinh lý giúp ăn nhai hiệu quả.
- Răng ngay ngắn sẽ dễ dàng vệ sinh, bảo vệ sức khỏe răng miệng
- Niềng răng sớm còn giúp giảm đau đớn, rút ngắn thời gian chỉnh nha và tiết kiệm chi phí.
Các trường hợp nên niềng răng sớm
Nếu như đang băn khoăn khi nào nên niềng răng, mọi người tìm hiểu và suy xét đến tình trạng của mình. Một số tình trạng và khuyết điểm của răng bên dưới nên được điều chỉnh từ sớm để tốt hơn cho ăn nhai, thẩm mỹ và bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Răng khấp khểnh, chen chúc
Răng khấp khểnh, chen chúc trên cung hàm là trường hợp thường gặp. Nhìn vào hàm răng có thể thấy các răng mọc không đúng vị trí, chìa ra, thụt vào hoặc mọc chồng lên nhau. Tình trạng này vừa mất thẩm mỹ, suy giảm ăn nhai vừa ảnh hưởng sức khỏe răng miệng do khó vệ sinh.
Răng thưa, hở kẽ
Tình trạng này là khi nhìn vào các răng không sát khít mà có khoảng cách giữa các răng. Răng thưa sẽ gây phiền phức ăn ăn nhai bởi dễ làm giắt thức ăn vào kẽ. Bên cạnh đó, răng thưa cũng ảnh hưởng phát âm, gia tăng nguy cơ nói ngọng.
Răng cắn hở, hai hàm không chạm nhau
Tình trạng này biểu hiện hai hàm không thể chạm vào nhau, gây khó khăn trong việc ăn nhai, phát âm, đồng thời cũng khiến gia tăng bệnh lý răng miệng.
Răng hô, vẩu
Răng hô, vẩu thực chất là một bệnh lý về khớp cắn, các răng trên cung hàm nằm không đúng vị trí. Điều này gây cản trở khả năng ăn nhai, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Đặc điểm của tình trạng hô, vẩu là các răng hàm trên đưa ra nhiều hơn hàm dưới dẫn đến hàm bị thô, mặt mất cân đối.
Răng móm, khớp cắn ngược
Răng móm là tình trạng hàm trên thụt vào, hàm dưới nhô ra làm khuôn mặt mất cân đối. Tương tự như răng hô vẩu, răng móm vừa gây mất thẩm mỹ, vừa cản trở phát âm và ăn nhai.
Mong rằng với những thông tin trong bài viết về khi nào thì nên niềng răng giúp mọi người có được giải đáp cho riêng mình. Để niềng răng thành công, mọi người nên đến trực tiếp nha khoa uy tín, chất lượng, đáng tin cậy. Hãy liên hệ nha khoa My Auris ngay để được tư vấn và đặt lịch thăm khám sớm nhất nhé.
Anh Thy