Khi nào phải cắm Implant – Bác sĩ My Auris giải đáp

Khi nào phải cắm Implant - Bác sĩ My Auris giải đáp

Trong tất cả các giải pháp khôi phục răng mất, thực hiện trồng răng Implant chính là giải pháp mang lại hiệu quả nhất. Kỹ thuật mang lại sự ổn định và bền chắc vĩnh viễn cho người bệnh mà không cần thực hiện phục hình nhiều lần như cầu răng sứ hay hàm giả tháo lắp. Nhưng khi nào phải cắm Implant – Tất cả các trường hợp cụ thể nên trồng răng Implant sẽ được nha khoa My Auris chia sẻ chi tiết ngay trong bài viết dưới đây!

Bác sĩ giải đáp khi nào phải cắm Implant?

Với công nghệ tiên tiến vượt bậc, việc khi nào phải cắm Implant cần có sự thăm khám chi tiết đến từ bác sĩ để đưa ra quyết định chính xác. Nhưng nhìn chung, phương pháp này sẽ được áp dụng trong một số trường hợp cụ thể sau:

Bác sĩ giải đáp khi nào phải cắm Implant?
Bác sĩ giải đáp khi nào phải cắm Implant?
  • Người bị mất răng lâu năm: Bị mất răng trong khoảng thời gian dài có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như tiêu xương hàm, xô lệch các răng còn lại, dễ mắc các bệnh lý răng miệng,… Do đó, cần thực hiện trồng răng phục hình càng sớm càng tốt.
  • Người bị mất răng do gặp phải các chấn thương: Cũng tương tự như răng bị mất lâu năm, mất răng do gặp chấn thương cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng ăn nhai và sức khỏe răng hàm, do đó cần thực hiện trồng lại răng mới càng sớm càng tốt.
  • Râu răng quá lớn: Tổn thương cấu trúc răng nghiêm trọng sẽ khiến khả năng ăn nhai bị ảnh hưởng và có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cần nhổ bỏ kịp thời để không làm ảnh hưởng đến những chiếc răng khác trên cung hàm.
  • Sâu răng đã ăn sâu vào tủy: Tủy răng bị tổn thương sẽ không có khả năng phục hồi, khiến răng trở nên giòn hơn và yếu đi, không thể đảm bảo được khả năng ăn uống như bình thường.
  • Chân răng đã bị suy yếu: Khiến răng dễ gãy rụng bất kỳ lúc nào và có thể dẫn đến các bệnh lý nha khoa nguy hiểm khác, do đó sẽ cần được điều trị phục hình càng sớm càng tốt.
  • Viêm chân răng: Tình trạng viêm nhiễm không những làm tổn thương cho chân răng mà còn làm ảnh hưởng đến lợi, các tổ chức quanh răng. Lâu dần có thể dẫn đến các bệnh lý nha khoa nguy hiểm cho sức khỏe.

Phương pháp này có thể hỗ trợ người bệnh khôi phục một hay nhiều răng bị mất trên cung hàm. Với đặc trưng chắc khỏe, bền bỉ với thời gian. Thậm chí, khi nào phải cắm Implant thì ngay cả người mất răng lâu năm bị tiêu xương hàm vẫn có thể thực hiện khi đã qua bước phẫu thuật cấy ghép xương hàm.

Trường hợp bác sĩ chống chỉ định thực hiện trồng răng Implant

Khi nào cắm Implant thường sẽ dành cho đối tượng người bệnh đáp ứng tốt điều kiện sức khỏe răng miệng, cũng như sức khỏe toàn thân. Với một số trường hợp sau đây, bác sĩ khuyến cáo KHÔNG nên thực hiện trồng răng Implant nhằm đảm bảo tính an toàn trong điều trị.

Trường hợp bác sĩ chống chỉ định thực hiện trồng răng Implant
Trường hợp bác sĩ chống chỉ định thực hiện trồng răng Implant
  • Người bệnh dưới 18 tuổi, phần xương hàm chưa phát triển được hoàn thiện. Nếu thực hiện can thiệp quá sớm có thể dẫn đến sự phát triển sai lệch của cấu trúc xương hàm.
  • Người bệnh đang mang thai thì cũng không được cấy ghép Implant, bởi trong quá trình điều trị cần phải gây tê, gây mê hay sử dụng kháng sinh,… làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và em bé.
  • Người mắc bệnh mãn tính như cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường,… Đây đều là các đối tượng khó cầm máu và khó kiểm soát trong quá trình trồng răng Implant.
  • Người mắc bệnh tâm thần, khó kiểm soát hành vi của bản thân cũng không được chỉ định thực hiện.
  • Người nghiện rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích.
  • Người đang thực hiện hóa trị, xạ trị sẽ không thể thực hiện trồng răng Implant.

Đây cũng được xem như điều kiện trồng răng Implant an toàn, không xảy ra các biến chứng không mong muốn. Trước đó, người bệnh cần thông báo về tình trạng sức khỏe hiện tại cho các bác sĩ, nếu có mắc bất kỳ bệnh lý mãn tính nào hay đang mang thi,… thì bác sĩ sẽ có hướng xử lý phù hợp. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ chỉ định bạn phải kiêng thuốc lá, rượu bia trong khoảng 2 đến 4 tuần sau trồng răng.

Khi nào thực hiện trồng răng Implant là tốt nhất?

Khi nào thực hiện trồng răng Implant là tốt nhất?
Khi nào thực hiện trồng răng Implant là tốt nhất?

Các chuyên gia, bác sĩ trong lĩnh vực trồng răng Implant đều đưa ra lời khuyên nên thực hiện trồng răng ngay sau khi vừa bị mất răng từ 1 đến 6 tháng. Khoảng thời gian này được quyết định tùy vào thể trạng sức khỏe cũng như khả năng tài chính của từng người. Thực tế, khi nào phải cắm Implant không thể giống nhau ở tất cả người bệnh mà cần dựa vào tình trạng thực tế để bác sĩ có thể đưa ra quyết định điều trị chính xác nhất.

Tuy nhiên nếu để tình trạng mất răng diễn ra quá lâu ngày thì xương hàm sẽ nhanh chóng tiêu biến đi, theo quy luật tự nhiên. Lúc này, xương hàm không còn đảm bảo về mặt thể tích để đặt được trụ Implant vào. Khi muốn thực hiện trồng răng, bắt buộc người bệnh phải tiến hành ghép xương cũng như chờ đợi xương được ghép tích hợp – Mất khá nhiều thời gian và tốn kém nhiều chi phí hơn so với khi thực hiện phục hình răng sớm.

Cách chăm sóc răng miệng sau khi thực hiện phục hình Implant 

Việc khi nào phải cắm Implant với tình trạng của bạn nếu đã được chỉ định thực hiện. Sau khoảng thời gian điều trị, chăm sóc răng sau trồng răng sẽ góp phần cải thiện sức khỏe răng miệng cũng như độ bền chắc cho răng. Cụ thể:

Cách chăm sóc răng miệng sau khi thực hiện phục hình Implant 
Cách chăm sóc răng miệng sau khi thực hiện phục hình Implant
  • Sau khi trồng răng được 1 đến 3 ngày, bạn có thể gặp phải tình trạng sưng nề, đau nhẹ và rỉ máu,… Đây thực tế là hiện tượng bình thường và có thể xử lý bằng cách chườm ấm, chườm đá, cầm máu bằng bông y tế.
  • Chỉ nên sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, kháng viêm,… khi có được sự chỉ định đến từ bác sĩ.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi trồng răng bằng kem đánh răng có chứa flour.
  • Tránh đánh răng quá mạnh, chà xát lên nướu, thay vào đó bạn nên đánh răng nhẹ nhàng, đánh đều khắp các mặt và vệ sinh cả mặt lưỡi.
  • Dùng chỉ tơ nha khoa hay máy tăm nước để thực hiện vệ sinh vùng kẽ răng, làm sạch thức ăn và các mảng bám,…
  • Súc miệng kỹ với nước sạch hay nước muối sinh lý để giúp làm sạch khoang miệng một cách nhẹ nhàng.
  • Cần tránh để thức ăn rơi vào vị trí đã thực hiện cắm trụ đang đợi tương thích với xương hàm. Nên thực hiện ăn nhai với bên không trồng răng cho đến khi hoàn tất quá trình phục hình.
  • Uống đủ nước và ăn các thực phẩm tươi xanh, lành mạnh nhằm giúp cải thiện hệ vi sinh vật bên trong khoang miệng.
  • Tránh ăn đồ dai, cứng, hãy từ bỏ thói quen chống cằm, cắn móng tay và cắn nắp chai,…
  • Không hút thuốc và sử dụng các loại đồ uống có cồn, chứa nhiều đường, có gas để tránh làm tổn thương cho sức khỏe răng miệng.

Hy vọng với những thông tin này có thể giúp bạn biết được khi nào phải cắm Implant. Tình trạng mỗi người sẽ khác nhau, do đó thăm khám với bác sĩ để có được các chỉ định phù hợp. Trồng răng Implant là kỹ thuật khó, bạn cần tìm cho mình nha khoa uy tín thực hiện điều trị. My Auris tự hào là đơn vị nha khoa đã thực hiện thành công nhiều ca phục hình Implant cho khách hàng. Đội ngũ bác sĩ chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn tái tạo nụ cười hoàn mỹ. Đặt lịch thăm khám ngay hôm nay, bạn sẽ có cơ hội nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Yến Nhi

chat zalo
messenger