Niềng răng là phương pháp chỉnh nha được nhiều tin tưởng để cải thiện các khuyết điểm như răng hô, móm, răng thưa, khấp khểnh,..Tuy nhiên, nhiều người quan tâm đến vấn đề thẩm mỹ trong quá trình điều trị. Vậy niềng răng phải trải qua giai đoạn nào? Và giai đoạn xấu nhất khi niềng răng? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả thắc mắc cho bạn, hãy đọc những thông tin bên dưới để hiểu rõ hơn nữa nhé!
Mục Lục
Các giai đoạn niềng răng mà bạn phải trải qua
Để sở hữu một hàm răng đều đẹp, nụ cười tự tin sau khi tháo niềng, người niềng cần phải trải qua 5 giai đoạn niềng, cụ thể sau:
Giai đoạn 1: Thăm khám và điều trị răng tổng quát
Trước khi bắt đầu niềng răng, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thăm khám tổng quát, chụp X- quang, lấy dấu mẫu hàm,.. nhằm xác định mức độ lệch lạc của răng hiện tại. Nhờ đó, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với bệnh nhân. Ở giai đoạn này, nếu bạn gặp các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng,..Lúc này, bác sĩ sẽ điều trị dứt điểm rồi mới bắt đầu quá trình niềng răng.
Giai đoạn 2: Gắn khí cụ cố định khi niềng
Tùy vào phương pháp niềng răng mà bạn đã lựa chọn, bác sĩ sẽ chỉ định các khí cụ đeo niềng phù hợp. Chẳng hạn, nếu bạn lựa chọn niềng răng kim loại thì các khí cụ đeo là tách kẽ, gắn khâu,..Với trường hợp hàm bị hẹp, bác sĩ sẽ chỉ định đeo nong hàm hoặc khí cụ nới rộng cung hàm.
Giai đoạn 3: Gắn mắc cài
Sau khi điều trị tổng quát, bác sĩ sẽ tiến hành gắn mắc cài mà khách hàng đã lựa chọn trước đó. Những mắc cài được gắn cố định trên thân răng, dây cung nằm trên các rãnh mắc cài nhằm tạo lực siết để di chuyển các răng từ từ về đúng vị trí trên cung hàm.
Giai đoạn 4: Tái khám định kỳ
Ở giai đoạn này thường tái khám sau 3 đến 6 tuần, bác sĩ sẽ hẹn bạn đến nha khoa để tái khám định kỳ và thực hiện các bước điều trị như thay chun, thay dây cung môi, tăng lực siết và vệ sinh răng miệng,…
Giai đoạn 5: Tháo mắc cài và đeo hàm duy trì
Sau khi răng đều và chẩn khớp cắn, bác sĩ sẽ chụp X -quang để tình trạng răng đã chẩn khớp cắn chưa. Sau đó, bác sĩ tiến hành tháo mắc cài. Hơn thế nữa, sau khi tháo niềng, để đảm bảo răng không bị xô lệch trở lại, bác sĩ chỉ định bạn đeo hàm duy trì để răng ổn định khoảng 6 tháng đến 1 năm.
Giai đoạn xấu nhất khi niềng răng ở thời điểm nào?
Giai đoạn xấu nhất khi niềng răng là 3 tháng đầu tiên. Trong thời gian này, bạn sẽ cảm thấy vẫn còn răng lộn xộn, hô, khấp khểnh,..Hơn thế nữa, khi gắn mắc cài bạn sẽ thấy hơi vướng víu, hay khó khăn trong việc ăn uống.
Những ngày đầu niềng răng, bạn chưa làm quen với các khí cụ niềng. Giai đoạn này, bạn sẽ cảm thấy cơ thể bị sụt cân gây hóp má, hóp thái dương do bạn ăn uống không đầy đủ chất. Lúc này, khuôn mặt trở nên thiếu sức sống. Chính vì yếu tố này, cũng góp phần vè ngoài của bạn kém thẩm mỹ hơn đáng kể.
Với những trường hợp hô, móm, răng lệch lạc nặng,..thường được chỉ định nhổ răng để tạo khoảng trống giúp răng di chuyển về đúng vị trí. Sau khi nhổ răng sẽ xuất hiện các khe thưa khá lớn, nên bạn sẽ không cảm thấy thoải mái khi cười hoặc giao tiếp trong khoảng thời gian này.
Vậy làm thế nào để khắc phục giai đoạn xấu nhất khi niềng răng, đừng bỏ lỡ phần tiếp theo để tìm ra các tips có thể áp dụng tại nhà.
Các giải pháp khắc phục giai đoạn xấu nhất khi niềng răng
3 tháng đầu tiên là thời gian để bạn làm quen với mắc cài. Bạn sẽ gặp khó khăn như dẫn đến sụt cân, hóp má, hóp thái dương, điều này gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Để cải thiện các vấn đề này, bạn nên lưu ý những điều dưới đây:
- Bổ sung chế độ ăn uống hợp lý cho cơ thể, để tránh bị sụt cân hay hóp má,.. Ăn những thực phẩm mềm, dễ nhai. Đồng thời, hạn chế các đồ dai, cứng để tránh gây cảm giác đau nhức và rớt mắc cài.
- Để giảm cọ xát mắc cài với nướu, môi thì bạn có thể sử dụng sáp nha khoa vào các góc cạnh sắc nhọn của mắc cài. Nhờ đó, hạn chế được các tổn thương do mắc cài gây ra.
- Vệ sinh răng miệng theo sự hướng dẫn của bác sĩ để tránh mắc các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu,…và sâu răng.
- Giữ cho tâm lý thoải mái: Trước khi quyết định niềng răng, bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ giai đoạn xấu khi niềng răng. Tuy nhiên, bạn hãy hiểu rằng đây chỉ là giai đoạn tạm thời. Bạn hãy tập làm quen với mắc cài và vượt qua thử thách trước khi về đích để có một hàm răng đều đẹp, nụ cười tỏa sáng.
Giải pháp niềng răng tăng tính thẩm mỹ khi điều trị
Để tăng tính thẩm mỹ khi niềng bạn có thể lựa chọn phương pháp niềng răng thẩm mỹ. Đây là phương pháp niềng răng có nhiều ưu điểm vượt trội về thẩm mỹ. Các phương pháp niềng răng thẩm mỹ mà bạn có thể áp dụng trong quá trình điều trị của mình:
- Niềng răng thẩm mỹ bằng mắc cài sứ: Là phương pháp niềng răng mắc cài được làm bằng chất liệu sứ, rất an toàn và lành tính với môi trường khoang miệng. Hơn thế nữa, màu sắc mắc cài sứ có màu tương đồng với màu răng thật. Nên khi cười hay giao tiếp với người khác rất khó nhận ra bạn đang đeo niềng.
- Niềng răng thẩm mỹ với mắc cài mặt trong: Là phương pháp sử dụng mắc cài được gắn trực tiếp vào mặt trong của thân răng, đối diện với mặt lưỡi. Phương pháp này sử dụng hệ thống các khí cụ gồm mắc cài, dây cung và dây thun để giúp các răng dịch chuyển về đúng vị trí như mong muốn.
- Niềng răng trong suốt: Là hệ thống khay niềng trong suốt, khi đeo niềng lên răng gần như vô hình. Nhờ đó, bạn có thể thoải mái tự tin cười, chụp ảnh selfie. Tuy nhiên, niềng răng trong suốt đều trải qua bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình niềng. Tuy nhiên, bạn sẽ không cảm thấy quá khó chịu và làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ khi điều trị.
Với những phương pháp niềng răng thẩm mỹ rất phù hợp với những khách hàng có công việc thường xuyên phải giao tiếp như người nổi tiếng, MC, giáo viên,..
Trên đây là những thông tin hữu ích mà bác sĩ đã giải đáp giai đoạn xấu nhất khi niềng răng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu các phương pháp nắn chỉnh nha phù hợp với tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu dịch vụ, mời Quý khách hàng hãy liên hệ trực tiếp với nha khoa My Auris, các bác sĩ sẽ tư vấn kỹ hơn cho bạn nhé!
Kim Dung