[Giải đáp] Bọc răng sứ xong uống nước lạnh bị buốt?

[Giải đáp] Bọc răng sứ xong uống nước lạnh bị buốt?

Mặc dù bọc răng sứ cần phải tiến hành mài răng nhưng thông thường sẽ được kiểm soát trong một giới hạn an toàn, không xâm lấn quá nhiều đến cấu trúc răng. Răng sau khi được bọc vẫn sẽ đảm bảo khả năng ăn nhai như bình thường, không đau nhức hay gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp bọc răng sứ xong uống nước lạnh bị buốt. Thực tế tình trạng này như thế nào, hãy cùng tìm hiểu với bác sĩ chuyên môn thuộc nha khoa My Auris nhé!

Tại sao xuất hiện tình trạng bọc răng sứ xong uống nước lạnh bị buốt?

Bọc răng sứ xong uống nước lạnh bị buốt được xem là hiện tượng thường gặp ở nhiều người sau khi làm răng sứ. Theo chia sẻ của các chuyên gia, lý do gây nên hiện tượng này là:

Tại sao xuất hiện tình trạng bọc răng sứ xong uống nước lạnh bị buốt?
Tại sao xuất hiện tình trạng bọc răng sứ xong uống nước lạnh bị buốt?

Chưa điều trị tận gốc tủy răng 

Một bệnh lý cần phải điều trị dứt điểm trước khi tiến hành bọc răng sứ. Sâu răng, viêm tủy nếu vẫn còn tồn tại ở cùi răng có thể khiến bạn cảm giác đau nhức sau khi làm răng sứ. Tình trạng này nếu không được xử lý kịp thời thì vi khuẩn viêm nhiễm có thể phá hủy toàn bộ cấu trúc của răng thật. Từ đó, dẫn đến nguy cơ răng gốc bị lung lay, mất răng hay gặp thêm nhiều vấn đề khác.

Mài răng gốc quá nhiều

Thông thường, tỷ lệ mài răng để làm răng sứ sẽ không được vượt quá 2mm. Tuy nhiên, bác sĩ với tay nghề còn non kém có thể mài răng quá nhiều, ảnh hưởng đến tủy răng bên trong. Lúc này, răng bị kích thích và dễ bị ê buốt khi bạn uống nước lạnh.

Chế tác mão răng sứ không đúng kích thước

Chế tác mão răng sứ không đúng kích thước
Chế tác mão răng sứ không đúng kích thước

Quá trình làm mão răng sứ sai kích thước cũng gây ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và khớp cắn. Răng sứ không vừa với cùi răng, làm hở chân răng, khi răng tiếp xúc với đồ lạnh dễ bị ê buốt. Nghiêm trọng hơn, răng sứ lệch khớp cắn nếu kéo dài có thể gây đau đầu, khớp hàm bị đau,…

Sử dụng mão sứ kém chất lượng

Đã có không ít trường hợp muốn làm răng sứ giá rẻ, do đó không chú ý đến nguồn gốc xuất xứ của răng. Lúc này, nếu răng sứ kém chất lượng và không đảm bảo được tính dẫn nhiệt có thể ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai đối với các loại đồ ăn nóng hay lạnh, tác động xấu đến cùi răng thật. Lúc này bọc răng sứ xong uống nước lạnh bị buốt là điều khó tránh khỏi.

Răng thật quá nhạy cảm

Với người có răng quá nhạy cảm thì bọc răng sứ sẽ gây cảm giác ê buốt. Dù đã thực hiện đúng kỹ thuật thì nó vẫn có cảm giác này, tuy nhiên sẽ không kéo dài quá lâu như một số trường hợp kể trên.

Khắc phục tình trạng bọc răng sứ bị ê buốt khi uống nước lạnh

Bọc răng sứ xong uống nước lạnh bị buốt có thể không thể tránh khỏi, tuy nhiên sẽ có một số cách hỗ trợ bạn cải thiện tình trạng này. Cụ thể:

Khắc phục tình trạng bọc răng sứ bị ê buốt khi uống nước lạnh
Khắc phục tình trạng bọc răng sứ bị ê buốt khi uống nước lạnh

Cách làm tại nhà

Nếu xuất hiện cảm giác ê buốt này thì bạn có thể áp dụng một số biện pháp, nó sẽ giúp thuyên giảm tình trạng và bạn cũng thoải mái hơn trong sinh hoạt thường ngày.

  • Uống thuốc giảm ê buốt: Với người chưa thể đến nha khoa điều trị thì bạn nên sử dụng một số loại thuốc giảm đau. Nhưng lưu ý chỉ sử dụng các loại thuốc được hướng dẫn và chỉ định từ bác sĩ, đảm bảo sử dụng đúng liều nhằm tránh một số tác dụng phụ không mong muốn.
  • Súc nước muối: Đây cũng là cách giảm đau hiệu quả mà bạn nên áp dụng. Nước muối có tác dụng hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn, làm sạch môi trường khoang miệng nên có thể hạn chế được tình trạng đau nhức và ê buốt răng.
  • Chườm lạnh: Bọc răng sứ xong uống nước lạnh bị buốt có thể thực hiện chườm đá nhằm giảm đau tạm thời. Bạn có thể sử dụng bọc đá đặt ngoài vị trí má. Không nên chườm đá trực tiếp lên răng sứ nhằm tránh làm cho tình trạng nghiêm trọng hơn.

Khắc phục tại nha khoa

Răng bị ê buốt dù là từ nguyên nhân nào cũng cần đến thăm khám tại nha khoa để bác sĩ có thể kiểm tra và hỗ trợ điều trị kịp thời. Hạn chế một số rủi ro không mong muốn ảnh hưởng sức khỏe về sau.

Lúc này bác sĩ sẽ xác định được chính xác nguyên nhân và có hướng xử lý triệt để nhất. Tùy trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định:

  • Chữa tủy răng: Nếu trước đó chưa được điều trị tủy để bệnh lý nặng hơn thì bạn sẽ được tháo răng sứ nhằm làm sạch tủy. Bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để lấy sạch tủy viêm còn sót lại, sau đó sẽ hàn ống tủy và tiến hành bọc răng sứ.
  • Làm lại răng sứ: Với người có sai sót trong quá trình mài răng, phục hình thì sẽ cần tháo răng sứ cũ và làm răng sứ mới. Lúc này sẽ tiến hành sửa chữa cùi răng, đo đạc và lấy dấu hàm chính xác nhằm đảm bảo cùi răng đúng chuẩn, sát khít. 

Cách chăm sóc sau khi bọc răng sứ 

Để hạn chế tối đa việc bọc răng sứ xong uống nước lạnh bị buốt, những thói quen thường ngày cũng có yếu tố ảnh hưởng trực tiếp. Do đó bạn cần chú ý một số điểm sau:

Cách chăm sóc sau khi bọc răng sứ 
Cách chăm sóc sau khi bọc răng sứ
  • Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, chỉ nên đánh răng theo chiều dọc từ trên xuống, và đánh từ trong ra ngoài.
  • Sử dụng các loại bàn chải lông mềm hay dùng máy tăm nước nhằm hạn chế gây tổn thương cho răng, đặc biệt là răng sứ.
  • Dùng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng để hỗ trợ loại bỏ hoàn toàn thức ăn thừa. Không dùng tăm vì nướu và chân răng có thể bị tổn thương.
  • Không hút thuốc lá vì thuốc lá có thể làm xỉn màu răng, gây ảnh hưởng tính thẩm mỹ.
  • Khi ăn uống cần trải lực ăn nhai cho cả hàm, tránh sử dụng lực quá lớn lên răng sứ.
  • Tái khám định kỳ với bác sĩ mỗi năm 2 lần nhằm hỗ trợ phát hiện sớm các vấn đề bất thường trong khoang miệng. Từ đó sẽ có hướng xử lý kịp thời, đặc biệt bác sĩ cũng sẽ kiểm tra được độ cứng chắc của răng sứ, viền răng sứ có ôm sát nướu chưa,… nhằm biết được răng sứ có khả năng sử dụng được lâu hay không.
  • Nếu có tật nghiến răng hãy đeo máng chống nghiến khi ngủ hay tham khảo qua ý kiến bác sĩ để cải thiện tình trạng này. Tránh gây ảnh hưởng đến chất lượng của những chiếc răng sứ.

Hy vọng với những thông tin này có thể giúp bạn hiểu hơn nguyên nhân gây nên tình trạng bọc răng sứ xong uống nước lạnh bị buốt. Tình trạng thường gặp này có thể cải thiện nếu bạn biết cách chăm sóc răng miệng tốt và chọn nơi uy tín để làm răng. Do đó, My Auris khuyên bạn nên thăm khám trực tiếp để đánh giá mức độ uy tín của nha khoa trước khi đưa ra quyết định điều trị cuối cùng nhé. Điều này giúp bạn hạn chế mất tiền mà không đem lại kết quả như mong đợi!

Yến Nhi

chat zalo
messenger