Ê buốt răng phải làm sao? 5 cách khắc phục an toàn

ê buốt răng phải làm sao

Đội Ngũ Bác Sĩ
Nha Khoa My Auris
Đã thực hiện hơn 8.000 ca Bọc răng sứ - Implant thành công
Đã xét duyệt!

Răng ê buốt là hiện tượng thường gặp, nó không những gây khó khăn trong quá trình ăn nhai mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của người bệnh. Vậy “thủ phạm” gây nên tình trạng này là gì và ê buốt răng phải làm sao? Trong bài viết này, nha khoa My Auris sẽ cung cấp thông tin chi tiết giúp bạn hiểu rõ tình trạng bệnh lý này cũng như có được cách khắc phục tối ưu nhất.

Ê buốt răng gì tình trạng gì và nguyên nhân gây bệnh?

Ê buốt răng hàm dưới hay hàm trên là tình trạng răng nhạy cảm quá mức, đây là bệnh lý răng miệng khá phổ biến. Người bệnh sẽ cảm thấy khá khó chịu, răng đau buốt khi tiếp xúc với các loại thực phẩm nóng, lạnh, chua, ngọt hay thậm chí ngay khi đánh răng. 

Thực tế, có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng ê buốt răng hàm trên và hàm dưới này:

  • Đánh răng quá mạnh hoặc đánh răng không đúng cách làm mài mòn răng. Ngoài ra, tình trạng xuất hiện còn do thường xuyên dùng nước súc miệng, kem đánh răng có độ mài mòn cao. 
  • Tụt lợi cho tuổi tác hay do các bệnh lý nha chu khác.
  • Răng bị mẻ và gãy làm lộ ngà răng.
  • Sử dụng các thực phẩm chứa nhiều đường, thực phẩm có tính axit cao cũng là nguyên nhân làm mòn men răng và ngộ là răng. 
  • Thường xuyên thực hiện các thủ thuật nha khoa không theo chỉ định từ bác sĩ: Lấy cao răng, tẩy trắng răng, trám răng,…
  • Thường xuyên ăn các thực phẩm cứng.
  • Có thói quen dùng răng để mở nắp chai, ngậm đinh, cắn móng tay,… cũng làm mòn men răng và lộ ngà răng.
Ê buốt răng gì tình trạng gì và nguyên nhân gây bệnh?
Ê buốt răng gì tình trạng gì và nguyên nhân gây bệnh?

Giải đáp: Ê buốt răng phải làm sao?

Tình trạng ê buốt răng có thể là dấu hiệu báo hiệu răng đang bị tổn thương, đặc biệt là lúc tình trạng này kéo dài. Nếu bạn thường xuyên thực hiện các dịch vụ tẩy trắng răng, trám răng, lấy cao răng,… hãy chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của răng. Nếu sau 1 đến 2 ngày mà tình trạng răng vẫn ê buốt và nặng hơn thì bạn không được tự ý mua thuốc sử dụng. Thay vào đó hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn chính xác. Việc ê buốt răng phải làm sao thì bác sĩ có thể đề xuất một số phải pháp sau:

  • Dùng gel flour để cải thiện ê buốt: Đây là sản phẩm thuốc được bôi trực tiếp lên vùng bị ê buốt, thuốc có tác dụng giảm đau nhức răng tạm thời. Trong đó, GC Tooth mousse, Emoform gel, Sensikin gel,… là các loại thuốc chống ê buốt phổ biến được bác sĩ kê.
  • Dùng thuốc giảm đau: Nếu bạn gặp tình trạng ê buốt răng kéo dài, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn dùng một số loại thuốc giảm đau như: Paracetamol, nhóm thuốc kháng sinh và aspirin. 
  • Dùng kem đánh răng có hàm lượng Fluor cao để dùng mỗi ngày. 
  • Tăng cường bổ sung các loại vitamin và khoáng chất: Một trong những lý do khiến răng nhạy cảm, dễ đau nhức, ê buốt, hay chảy máu chân răng chính là cơ thể bị thiết hụt các loại vitamin và khoáng chất. Do đó, bạn cần răng cường bổ sung các loại như: Canxi giúp răng chắc khỏe, vitamin A duy trì lượng nước bọt trong khoang miệng được ổn định, vitamin C giúp bạn vệ răng chắc khỏe, hạn chế chảy máu chân răng, vitamin B giúp bảo vệ răng toàn diện, vitamin D giúp cơ thể hấp thu canxi, bảo vệ nướu,…
  • Điều trị phục hình răng và tái tạo lại phần men răng bị mất.
Giải đáp: Ê buốt răng phải làm sao?
Giải đáp: Ê buốt răng phải làm sao?

Răng ê buốt kéo dài thì có nguy hiểm không?

Tình trạng răng ê buốt hàm trên lẫn hàm dưới thường xuyên diễn ra sẽ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi. Từ đó làm ảnh hưởng sức khỏe, cuộc sống và hiệu suất công việc. Bên cạnh đó, răng ê buốt khi ăn nhai cũng làm giảm cảm giác ăn uống ngon miệng. Đây là nguyên nhân làm ảnh hưởng sức khỏe cơ thể, làm giảm khả năng hấp thu các dưỡng chất, đặc biệt là các bé nhỏ dễ bị biếng ăn và làm cơ thể chậm phát triển.

Mặt khác, triệu chứng ê buốt răng có thể đi kèm với tình trạng hơi thở có mùi, quanh nướu bị sưng đỏ, chảy máu hoặc viêm nướu. Lúc này, người bệnh không chỉ cảm thấy khó chịu mà còn có cảm giác tự ti trong giao tiếp thường ngày.

Răng ê buốt kéo dài thì có nguy hiểm không?
Răng ê buốt kéo dài thì có nguy hiểm không?

Cách xử trí khi bị ê buốt răng được hiệu quả

Người có răng bị ê buốt có thể áp dụng các biện pháp xử lý tại nhà sau: 

  • Đánh răng sau khi ăn thực phẩm có đường hoặc có tính axit cao như nước ngọt có gas, bánh kẹo,… 
  • Không nên đánh răng ngay sau khi ăn các thực phẩm có tính axit cao. Thay vào đó bạn nên súc miệng hoặc uống nước lọc để giảm bớt lượng axit còn sót lại trên răng.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, cà phê hay các chất kích thích.
  • Tránh các thực phẩm dai, cứng, nóng và lạnh,…

Lưu ý: Trên đây chỉ là giải pháp hỗ trợ cho trường hợp răng ê buốt nhẹ. Đồng thời, người bệnh không được tự ý áp dụng các mẹo dân gian chữa ê buốt răng không có cơ sở khoa học.

Tốt nhất, bạn cần gặp bác sĩ để thăm khám và tiến hành điều trị phù hợp. Lúc này, bác sĩ có thể bôi fluor và dùng keo dán lên răng để giảm tình trạng ê buốt. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn dùng thêm kem đánh răng có độ mài mòn thấp cùng các loại kem đánh răng có chứa fluor để bảo vệ răng chống tình trạng sâu răng. 

Trường hợp răng hàm ê buốt do gặp chấn thương hay mòn răng, tùy vào số lượng các mô răng bị mất. Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phục hình phù hợp như cao vôi răng, trám bít lỗ sâu,…

Cách xử trí khi bị ê buốt răng được hiệu quả
Cách xử trí khi bị ê buốt răng được hiệu quả

Cách phòng ngừa hiệu quả cho tình trạng ê buốt răng 

Các bác sĩ My Auris cũng gợi ý đến bạn một số giải pháp phòng ngừa tình trạng ê buốt này: 

  • Bổ sung thực phẩm giàu canxi: Người bệnh cần bổ sung các thực phẩm như bơ, sữa, bông cải xanh, hải sản,… Nhờ đó, răng sẽ trở nên chắc khỏe hơn mỗi ngày.
  • Đánh răng đúng cách: Không nên đánh răng quá mạnh để tránh làm mòn men răng. Đồng thời, bạn cần sử dụng bàn chải lông mềm và nhớ thay mới bàn chải ít nhất 2 đến 3 tháng một lần. 
  • Nên từ bỏ các thói quen xấu làm ảnh hưởng sức ăn nhai như nhai đá, nghiến răng,… Mặt khác, tình trạng nghiến răng khi ngủ thì người bệnh cần thăm khám với bác sĩ để có hướng khắc phục an toàn. 
  • Thăm khám định kỳ với bác sĩ: Thời gian tốt nhất là tái khám 6 tháng một lần để bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời các vấn đề sức khỏe răng miệng. 
Cách phòng ngừa hiệu quả cho tình trạng ê buốt răng 
Cách phòng ngừa hiệu quả cho tình trạng ê buốt răng

Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp bạn giải đáp ê buốt răng phải làm sao? Tình trạng này sẽ cải thiện tốt với các cách kể trên nếu bệnh lý ở biểu hiện nhẹ. Với trường hợp bị nặng và kéo dài sẽ cần người bệnh thăm khám với bác sĩ chuyên môn để được hỗ trợ kiểm tra và xử lý nhanh chóng. Hãy đến với My Auris ngay hôm nay để được đội ngũ chuyên môn hỗ trợ bạn sớm nhất, ngoài ra còn nhiều phần quà hấp dẫn đang đợi bạn.

Yến Nhi

chat zalo
messenger