Trồng răng Implant là phương pháp phục hình lại răng đã mất, hiện đại và nhiều ưu điểm nhất hiện nay, đem lại độ thẩm mỹ và chức năng ăn nhai như răng thật. Tuy nhiên, đây là một phương pháp khó và phức tạp, đòi hỏi quy trình thực hiện phải đáp ứng đúng tiêu chuẩn.
Theo đúng quy trình, các yếu tố sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi trồng răng Implant: xét nghiệm máu, kiểm tra các bệnh mãn tính, kiểm tra các bệnh về răng, kiểm tra xương hàm….để đảm bảo quy trình trồng răng diễn ra an toàn và hiệu quả, tránh những biến chứng trong và sau khi thực hiện.
Mục Lục
1. Xét nghiệm máu
Bệnh nhân mất răng chiếm tỷ lệ lớn là những khách hàng trung tuổi. Ở độ tuổi này, cơ thể bắt đầu xuất hiện nhiều loại bệnh như: huyết áp, tiểu đường, tim mạch…Vì thế, xét nghiệm máu để kiểm tra và xác định số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu có ổn định và đủ điều kiện trồng răng hay không là rất cần thiết.
Biết được các chỉ số về lượng đường huyết, chỉ số đông máu, tốc độ máu… bác sĩ sẽ kiểm soát tốt hơn trong quá trình thực hiện trồng răng Implant.
2. Kiểm tra bệnh tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp…
Trước khi trồng răng Implant, Bác sĩ làm xét nghiệm để kiểm tra xem xét toàn bộ lịch sử bệnh lý của bệnh nhân, vì từ 60 đến 69 tuổi trở lên, bệnh nhân mất răng bị ảnh hưởng bởi bệnh cao huyết áp chiếm tỷ lệ rất cao. Bác sĩ sẽ có những chỉ định kiểm soát tình trạng tim và huyết áp của bệnh nhân, trong quá trình trồng răng bằng cách:
- Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị theo dõi huyết áp, để phát hiện và kiểm soát kịp thời.
- Trước khi điều trị, Bác sĩ cho bệnh nhân uống thuốc ổn định huyết áp, giúp ngăn ngừa triệu chứng tăng, giảm huyết áp trong lúc thực hiện cấy răng.
3. Kiểm tra các bệnh lý răng miệng và chữa trị kịp thời trước khi trồng răng.
Trước khi tiến hành ghép răng, Bác sĩ sẽ trực tiếp kiểm tra tại vị trí mất răng, để xác định nguyên nhân mất răng và điều trị dứt điểm các bệnh về răng miệng (nếu có).
Một số bệnh lý răng miệng như: viêm nha chu, sâu răng, viêm tủy răng…là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất răng. Nếu không loại bỏ hoàn toàn những bệnh lý này, mà đã tiến hành trồng răng thì sẽ dẫn đến tình trạng tiêu xương quanh trụ răng, làm trụ răng lung lay. Nên để đảm bảo độ thẩm mỹ và hiệu quả ăn nhai lâu dài của răng Implant, Bác sĩ nha khoa sẽ kiểm tra và kịp thời loại bỏ những mầm bệnh trên.
4. Kiểm tra tình trạng xương hàm
Răng Implant có thể ăn nhai tốt hay không, sẽ tùy thuộc vào mức độ tích hợp của trụ răng với xương hàm có chắc chắn hay không.
Để đủ điều kiện trồng răng Implant, xương hàm cần đảm bảo chất lượng và số lượng xương, thành xương hàm phải đủ độ dày, để giúp trụ răng đứng vững.
-
Kiểm tra chất lượng và số lượng xương
Chất lượng, số lượng xương hay còn gọi là chỉ số HU, yêu cầu phải đạt từ 350 HU đến 1250 HU, mới đủ điều kiện trồng răng Implant.
Chỉ số HU của xương quá thấp, là xương quá loãng, khi đặt trụ răng sẽ khó thực hiện thao tác và dễ bị rơi. Nếu chỉ số HU của xương quá cao, mật độ tế bào xương quá đặc, mạch máu trong xương rất ít, không thể nuôi dưỡng thành xương hoàn toàn, nên sẽ làm chậm quá trình lành thương.
-
Thành xương hàm
Tình trạng xương hàm được xác định bằng cách: chụp phim CT toàn hàm bằng máy X-Quang ConeBeam CT, xem xoang hàm và vị trí mất răng có đủ điều kiện trồng răng Implant hay không.
Nếu mật độ và chất lượng xương hàm tốt, nhưng thành xương hàm quá mỏng, cũng không đủ điều kiện trồng răng Implant.
Khi mới mất răng, chiều dày của thành xương hàm vẫn đảm bảo, chất lượng xương và độ đàn hồi của nướu đều tốt, nên đủ điều kiện trồng răng Implant.
Trong trường hợp đã bị mất răng lâu ngày, xương hàm dần bị tiêu, thành xương hàm rất mỏng, không đủ diện tích để trồng răng Implant thì có thể trồng răng mini Implant.
Các trường hợp mất răng lâu ngày, chỉ có giải pháp ghép thêm xương, mới có thể trồng răng Implant.
Trước khi trồng răng, việc kiểm tra, xét nghiệm các chỉ số cần thiết là hai yếu tố không thể thiếu, để kiểm soát tình trạng sức khỏe răng miệng. Việc kiểm tra răng miệng rõ ràng, sẽ giúp bạn biết trước tình trạng sức khỏe để an tâm và tự tin hơn, trước khi trồng răng Implant.