Đeo niềng răng có đau không? Giai đoạn nào là đau nhất?

đeo niềng răng có đau không

Đeo niềng răng có đau không là những câu hỏi được quan tâm đầu tiên trước khi quyết định chỉnh nha. Phương pháp niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha giúp bạn có một hàm răng đều đặn như mong muốn. Tuy vậy, giai đoạn nào niềng răng đau nhất, cũng My Auris tìm hiểu bài viết dưới đây để tìm hiểu mức độ đau sau khi niềng răng.

Các phương pháp niềng răng được sử dụng phổ biến 

đeo niềng răng có đau không
Các phương pháp niềng răng phổ biến hiện nay

Hiện nay có nhiều phương pháp niềng răng được sử dụng dựa vào tình trạng răng và nhu cầu của khách hàng, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn lựa chọn phương pháp phù hợp:

  • Niềng răng mắc cài: Đây là phương pháp niềng răng được nhiều người sử dụng nhiều nhất và hiệu quả sử dụng khá cao. Phương pháp này có có chi phí thực hiện khá thấp. Tuy nhiên, mắc cài kim loại không được đánh giá cao và khá bất tiện khi sử dụng.
  • Niềng răng mắc cài sứ: Tương tự mắc cài kim loại, tuy nhiên phương pháp này có có tính thẩm mỹ cao hơn vì mắc cài sứ có màu sắc gần giống với răng thật.
  • Niềng răng mặt trong: Khác với phương pháp niềng răng mắc cài kim loại, phương pháp niềng răng mặt trong được gắn vào mặt trong của răng. Nhờ vậy tính tiện lợi của kỹ thuật này nhưng đổi lại phương pháp này khá tốn kém.
  • Niềng răng Invisalign: Đây là phương pháp được sử dụng công nghệ hiện đại bằng cách thay thế các mắc cài bằng khay nhựa trong suốt. Nhằm tăng tính thẩm mỹ, dễ dàng tháo lắp trong suốt quá trình chỉnh nha. 

Thời gian niềng răng kéo dài khoảng 1 – 2 năm và tùy vào tình trạng răng miệng nặng hay nhẹ thì thời gian niềng sẽ thay đổi. Tuy nhiên, thời gian đầu niềng răng bạn sẽ cảm thấy khó chịu ở khoang miệng kèm theo ê buốt. Lúc này, do bạn chưa làm quen với các khí cụ hay khay niềng. Vậy giai đoạn nào cảm thấy đau nhất trong quá trình chỉnh nha, đọc phần giải thích chi tiết để tìm ra câu trả lời nhé!

Giai đoạn nào đeo niềng răng đau nhất?

Đeo niềng răng có đau không câu trả lời là có, 3 giai đoạn niềng răng đau nhất và ê buốt, cụ thể là: giai đoạn tách thun tách kẽ, giai đoạn gắn mắc cài dây thun, giai đoạn siết răng định kỳ. Sau khi niềng răng, bạn sẽ cảm thấy bị căng tức và ê buốt, mức độ này sẽ tùy thuộc vào từng mức chịu đựng của từng người sẽ có cảm giác đau nhức khác nhau. Về cơ bản, khi bạn niềng răng cần phải trải qua nhiều giai đoạn từ việc thăm khám – điều trị tổng quát – đặt thun tách kẽ – gắn mắc cài – nhổ răng (nếu có) – điều chỉnh lực kéo định kỳ – đeo hàm duy trì. Phương pháp này chỉ áp dụng cho trường hợp niềng răng mắc cài. 

Tuy nhiên, niềng răng trong suốt sẽ thay đổi quy trình một chút và cần phải lấy dấu hàm – đeo khay niềng – đeo hàm duy trì. Khi đeo niềng răng trong suốt cũng thực hiện các yêu cầu từ bác sĩ như thăm khám và điều trị tổng quát.

Giai đoạn tách thun tách kẽ 

Đây là giai đoạn chuẩn bị trước khi gắn mắc cài niềng răng. Mục đích của việc tách kẽ đặt thun là giúp tạo khoảng trống giữa các răng di chuyển khi niềng. Sau khi tách kẽ, bạn sẽ cảm thấy hơi ê răng, cộm và khó chịu, thậm chí bạn cảm thấy đau khi ăn nhai.

Giai đoạn gắn mắc cài, dây cung

Sau giai đoạn đặt thun tách kẽ, bác sĩ sẽ tiến hành gắn mắc cài và dây cung. Khi gắn các khí cụ trên thân răng, các bộ phận như má, môi, nướu và lưỡi chưa thích ứng với sự “hiện diện” của các mắc cài, dây cung. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy vướng víu, khó chịu khi ăn nhai và giao tiếp,.. 

Hiện tượng sẽ giảm dần sau vài ngày sau khi gắn mắc cài trên thân răng. Vì thế, trong giai đoạn này, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng đúng cách.

Giai đoạn siết răng định kỳ 

Đây là giai đoạn bắt buộc và bạn cần đến phòng khám để bác sĩ kiểm tra sự dịch chuyển của răng. Bạn cần đến nha khoa định kỳ 1 tháng/ lần. Đồng thời, bạn sẽ cảm giác đau và răng ê buốt sau khi siết mắc cài.

đeo niềng răng có đau không
Các giai đoạn trong quá trình niềng răng

Làm cách nào để giảm ê buốt trong quá trình niềng răng như thế nào?

đeo niềng răng có đau không
Làm thế nào để ê buốt sau khi niềng răng

Để giảm tình trạng ê buốt trong suốt quá trình niềng răng, điều đầu tiên người niềng cần phải tìm hiểu và tham khảo ý kiến của bác sĩ và hiểu được nguyên lý hoạt động của mắc cài. Tuy nhiên, vẫn không ít người lo lắng sau khi niềng răng có đau không, nếu như bạn làm đúng cách theo sự hướng dẫn của bác sĩ thì quá trình niềng răng sẽ giảm được áp lực lo lắng và cảm giá sợ đâu sẽ thuyên giảm.

Lựa chọn mắc cài phù hợp 

Bên cạnh việc lựa chọn mắc cài phù hợp với nhu cầu và tài chính kinh tế của người niềng, thì việc lựa chọn mắc cài cũng là cách giảm được tình trạng ê buốt răng sau khi niềng.

Nếu người niềng lựa chọn các loại phương pháp niềng răng thông thường, dây thun cố định được đặt bên trong thường có xu hướng không bền và không duy trì được độ đàn hồi. Về lâu dài khiến dây chun sẽ co kéo trong các rãnh mắc cài gây ra lực ma sát lớn làm đau cho người bệnh.

Lựa chọn tay nghề bác sĩ thực hiện

Lựa chọn tay nghề bác sĩ đồng thời xem các trang thiết bị đầy đủ, hiện đại trong quá trình niềng răng. Giúp bạn sẽ giảm được tình trạng đau nhức. Vì thế, bạn nên đến phòng khám nha khoa uy tín và được đánh giá tích cực về phía khách hàng đã làm răng dịch vụ tại đó.

Nên xương hàm chắc khỏe 

Khi bạn điều trị và khắc phục các khuyết điểm về răng bằng phương pháp chỉnh nha. Tính chất cơ bản của phương pháp niềng răng chính là tạo lực kéo để giúp răng di chuyển, điều này làm ảnh hưởng đến cấu trúc của xương hàm. 

Nếu một xương hàm chắc khỏe thì khi niềng răng sẽ giảm được áp lực đau nhức sau khi niềng răng. Ngược lại, nếu xương hàm không tốt sẽ gây cảm giác khó chịu khi lực kéo tác động vào răng và đồng thời gây khó chịu cho người niềng.

Tại nha khoa My Auris, bạn sẽ được thăm khám và tư vấn miễn phí. Bên cạnh đó, còn có nhiều chương trình ưu đãi khi chỉnh nha. Hy vọng bài viết là những thông hữu ích khi đeo niềng răng có đau không.

Kim Dung

Để lại một bình luận

chat zalo
messenger