Đau khi niềng răng – 5 cách hỗ trợ giảm đau an toàn

Đau khi niềng răng - 5 cách hỗ trợ giảm đau an toàn

Nhiều người tìm đến phương pháp niềng răng để mong có thể sở hữu được một hàm răng đều, thẳng hàng. Tuy nhiên, đau khi niềng răng có thể là tình trạng gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý của nhiều người và làm họ đắn đo khi quyết định. Vậy niềng răng có thật sự đau không và có cách nào hỗ trợ giảm bớt không. Nếu bạn đang băn khoăn vấn đề này, hãy cùng tham khảo qua với các bác sĩ đến từ nha khoa My Auris!

Đau khi niềng răng nguyên nhân do đâu?

Trong quá trình thực hiện niềng răng có thể xảy ra nhiều vấn đề làm răng thay đổi từ các sai lệch ban đầu về đúng vị trí trên cung hàm, theo như phác đồ mà bác sĩ đưa ra. Tất nhiên với những dịch chuyển này bạn sẽ gặp phải vấn đề đau khi niềng răng. Cụ thể những nguyên nhân sau khiến bạn bị đau nhức:

Đau khi niềng răng nguyên nhân do đâu?
Đau khi niềng răng nguyên nhân do đâu?

Giai đoạn các răng dịch chuyển

Với giai đoạn siết răng niềng, bác sĩ sẽ cần dùng lực kéo các răng dịch chuyển – Đây là lúc răng bị đau nhức, thời gian đau sẽ từ 2 đến 3 ngày. Khoảng thời gian này bạn không nên ăn nhai các loại đồ ăn cứng, mà thay vào đó chỉ nên ăn cháo, súp, đồ ăn mềm không cần phải ăn nhai quá nhiều. 

Trong trường hợp nếu đau ngoài khả năng chịu đựng thì bạn phải thăm khám với bác sĩ để được kiểm tra lại tình trạng dây cưng, lực siết trước đó.

Giai đoạn nhổ răng 

Đau trong quá trình nhổ răng là trường hợp mà những “đồng niềng” đều phải trải qua. Thường các bác sĩ sẽ tiến hành nhổ răng nhằm tạo khoảng trống cho răng dịch chuyển trong suốt quá trình niềng. 

Số lượng răng cần phải nhổ sẽ còn phụ thuộc vào chỉ định từ bác sĩ, có người cần nhổ từ 2, 4, 6, hay thậm chí là 8 răng. Lúc nhổ bạn sẽ được bác sĩ tiêm tê nên sẽ không có cảm giác đau đớn nào. Tuy nhiên, nếu hết thuốc tê tại vùng nhổ răng sẽ có cảm giác đau, nhưng mức độ này bạn có thể chịu đựng được. Mặt khác, bạn có thể uống thuốc giảm đau theo chỉ định từ bác sĩ.

Giai đoạn chưa quen với các mắc cài

Ở khoảng thời gian đầu trước và khi gắn các mắc cài bạn sẽ gặp những cảm giác đau do gắn khí cụ niềng như thun tách kẽ, khâu, nong hàm,… Các loại khí cụ này sẽ khá vướng víu vào môi má, làm trầy xước vào các vị trí tiếp xúc. Bên cạnh đó, thời gian đầu khi gắn mắc cài vào răng cũng có cảm giác đau nhức tầm 1 đến 2 tuần, sau đó bạn sẽ quen và không còn cảm giác nữa.

Có cần phải uống thuốc giảm đau khi niềng răng không?

Đau khi niềng răng và muốn uống thuốc giảm đau là vấn đề mà bạn phải tham khảo, hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện. Trong quá trình chỉnh nha, sẽ có nhiều nguyên nhân gây đau nhức thuộc về nguyên nhân sinh lý bình thường, do đó sẽ không cần dùng đến thuốc giảm đau. 

Có cần phải uống thuốc giảm đau khi niềng răng không?
Có cần phải uống thuốc giảm đau khi niềng răng không?

Với bất kỳ trường hợp đau răng nào thì bạn cũng không được tự ý sử dụng thuốc giảm đau mà chưa có chỉ định từ bác sĩ. Vì nó sẽ gây nên các hậu quả xấu đối với sức khỏe của bạn.

Mặt khác, niềng răng là quá trình dài, đã được dự trù với những kế hoạch sẵn có của bác sĩ. Do đó, mà bạn cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc, quy định từ bác sĩ đưa ra để có được hiệu quả niềng tốt nhất. Thông thường, cơn đau khi niềng cũng không quá lớn, vẫn nằm trong khoảng chịu đựng của mỗi người. 

Tuy nhiên, nếu bạn bị đau quá sức chịu đựng thì có thể tìm đến bác sĩ để được kiểm tra và hướng dẫn xử lý tại nhà với những cách đơn giản.

Tổng hợp một số cách giảm đau khi niềng răng 

Dưới đây, bác sĩ của My Auris sẽ giúp bạn biết cách giảm đau khi niềng răng mà không sử dụng đến thuốc:

Chườm đá lạnh

Chườm đá lạnh
Chườm đá lạnh

Đây là cách giảm đau khi niềng hiệu quả mà dễ thực hiện, có thể làm ngay tại nhà. Bạn chỉ cần sử dụng đá lạnh cho vào túi, chườm lên vùng má bị đau. Nhờ tác dụng làm mát từ đá sẽ giảm bớt tình trạng ê đau do quá trình chỉnh nha.

Chườm nóng 

Chườm nóng cùng là cách giảm đau khi niềng. Theo đó, bạn có thể dùng miếng dán nóng hay ngâm khăn trong nước ấm, sau đó nhẹ nhàng xoa lên vị trí đang bị đau.

Sử dụng nước muối súc miệng 

Khi niềng thì những bộ phận như môi, má, nướu sẽ va chạm với mắc cài gây nên những vết thương trầy xước. Lúc này, bạn có thể pha nước ấm với một lượng muối để súc miệng nhằm diệt khuẩn, tăng sức đề kháng cho nướu răng chống lại vi khuẩn.

Dùng sáp nha khoa

Đau khi niềng răng do ma sát của mắc cài với lưỡi, má, nướu khiến nhiều người khó chịu. Ở trường hợp này, bạn bôi sáp nha khoa lên các mắc cài, tại vị trí có thể gây tổn thương mô mềm của khoang miệng nhằm giảm bớt sự khó chịu.

Massage cho nướu răng 

Massage sẽ giúp tăng cường độ săn chắc cho nướu, đồng thời hỗ trợ cho máu huyết lưu thông. Bạn chỉ cần sử dụng tay thực hiện động tác xoa nhẹ lên nướu răng, tình trạng đau nhức cũng có thể được cải thiện.

Vệ sinh răng miệng thường xuyên

Đánh răng sau khi ăn sẽ giúp loại bỏ hết các mảng bám, đồ ăn thừa còn trong khoang miệng. Từ đó sẽ giảm bớt những cơn đau răng cũng như tình trạng răng sâu. Bạn phải tuân thủ đánh răng ít nhất 3 lần mỗi ngày để đảm bảo vệ sinh răng miệng.

Ăn các đồ ăn mềm 

Ăn các đồ ăn mềm 
Ăn các đồ ăn mềm

Đồ ăn mềm, dễ nuốt sẽ hỗ trợ tình trạng đau khi niềng răng giảm bớt. Đặc biệt, cần hạn chế các hoạt động cắn xé thức ăn có thể gây cơn đau trở nên trầm trọng hơn.

Luôn giữ tâm trí được thoải mái

Bạn yên tâm vì tình trạng đau nhức này chỉ là tạm thời và sẽ biến mất hoàn toàn. Do đó, bạn chỉ cần giữ tâm lý được thoải mái, góp phần giúp việc áp dụng các phương pháp giảm đau được hiệu quả cao hơn.

Hạn chế không vận động mạnh 

Trong quá trình niềng, bạn cần hạn chế tham gia các hoạt động thể thao, vận động quá mạnh vì có thể tác động lên khung hàm, gia tăng mức độ của cơn đau.

Đeo dụng cụ bảo hộ răng 

Khí cụ bảo hộ răng khi tham gia các hoạt động thể thao sẽ giúp mô mềm trong khoang miệng được bảo vệ tốt. Đồng thời giảm khả năng tiếp xúc gây nên tình trạng đau nhức cùng như bung tuột mắc cài.

Tóm lại, đau khi niềng răng là trường hợp không quá hiếm gặp mà có thể nói ai đang niềng răng cũng đều sẽ trải qua. Do đó, bạn chỉ cần tuân thủ các chỉ định từ bác sĩ và thực hiện đúng, tái khám thường xuyên thì cảm giác đó sẽ không gây nguy hiểm gì cho bạn. Mặt khác, nếu đau nhức quá lâu thì My Auris khuyên bạn hãy thăm khám ngay với bác sĩ để được điều chỉnh lại lực siết răng và được hướng dẫn cách khắc phục an toàn tại nhà.

Yến Nhi

chat zalo
messenger