Mọc răng khôn luôn là nỗi sợ hãi đối với nhiều người bởi chiếc răng này khi mọc thường không bình thường, hay nghiêng ngả hoặc đâm xiên vào những chiếc răng kế cận, khiến bệnh nhân luôn cảm thấy đau đớn, khó chịu, đồng thời gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Thế nhưng không phải ai cũng biết được thời điểm răng khôn mọc lên là khi nào bởi không có những triệu chứng cụ thể. Nếu bạn đang gặp 1 trong 6 dấu hiệu mọc răng khôn dưới đây thì hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị để tránh những nguy hiểm do chiếc răng “rắc rối” này gây ra nhé!
Mục Lục
1. 6 dấu hiệu mọc răng khôn
Quá trình mọc răng khôn không diễn ra liên tục. Tùy vào cơ địa mỗi người mà sẽ có những khoảng thời gian khác nhau từ 3 – 5 tháng hoặc hơn. Do đó, không phải khách hàng nào cũng có biểu hiện mọc răng khôn giống nhau. Dưới đây là một số triệu chứng mọc răng khôn thường gặp nhất mà bạn có thể tham khảo:
-
Nướu sưng hoặc tấy đỏ
Hiện tượng nướu sưng hoặc tấy đỏ khá phổ biến mà hầu như ai cũng gặp phải khi răng khôn mọc lên. Bởi khi răng khôn bị mọc kẹt chưa trồi lên hoàn toàn sẽ làm vùng nướu xung quanh bị tổn thương và sưng phồng lên. Bạn có thể dễ dàng nhận biết tình trạng này khi răng khôn mọc ở hàm dưới. Trong trường hợp răng khôn mọc ở trên, bạn có thể dùng lưỡi rà soát để cảm nhận độ sưng của nướu.
-
Bị sốt thất thường
Trong một vài trường hợp răng khôn có thể gây ra cơn sốt kéo dài. Nguyên nhân là do khi răng khôn trồi lên đã phá vỡ màn chắn của lớp niêm mạc trong khoang miệng. Lúc này, các vi khuẩn tích tụ trong mảng bám có cơ hội tràn vào làm vùng nướu xung quanh răng khôn bị viêm. Cùng lúc đó, hệ miễn dịch của cơ thể bắt đầu phản ứng với tình trạng viêm nên đã gây ra tình trạng sốt kèm theo đau nhức, khó chịu.
-
Đau nhức
Đau nhức răng là biểu hiện của mọc răng khôn thường gặp nhất. Nguyên nhân là do khi trồi lên, răng khôn khiến các mô nướu bị kích thích. Mặc dù tình trạng này là hoàn toàn bình thường khi mọc răng khôn nhưng nó vẫn khiến chúng ta cảm thấy khó chịu. Thậm chí một số người không thể ăn uống và mất ngủ vì những cơn đau nhức liên tục. Thông thường, cơn đau này sẽ diễn ra trong vài tuần nhưng nếu bạn cảm giác đau dữ dội và kéo dài hơn thì bạn nên xem xét lại vì có thể răng khôn bị mọc kẹt trong xương hàm.
-
Hơi thở có mùi khó chịu
Răng khôn nếu mọc nghiêng ngả hay mọc một phần, phần còn lại bị lợi trùm lên răng khôn thì có thể sẽ tạo ra các túi nhỏ bên dưới vạt quanh thân răng. Điều này khiến thức ăn thừa bị kẹt lại không thể vệ sinh sạch được sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Từ đó dẫn đến tình trạng hơi thở có mùi hôi khó chịu.
-
Ăn uống không còn cảm giác ngon miệng
Răng khôn khi bắt đầu mọc lên sẽ khiến cơ thể bạn cảm thấy mệt mỏi, chán chường, khó chịu. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến bạn cảm thấy chán ăn do ăn uống không còn cảm giác ngon miệng nữa.
-
Hàm bị co cứng, khó cử động
Đây cũng là một trong những triệu chứng dễ nhận biết khi răng khôn ló dạng. Nguyên nhân là do nướu bị sưng tấy, đau nhức khiến cho cơ hàm bị co cứng, khó cử động dẫn đến chức năng ăn nhai bị giảm sút.
2. Mọc răng khôn có nguy hiểm không?
Không ít người chủ quan cho rằng các triệu chứng sốt, sưng nướu hay đau nhức khi răng khôn mọc lên sẽ nhanh chóng chấm dứt khi chúng hoàn thành quá trình mọc răng của mình nên cố gắng chịu đựng. Mặc dù, đúng là khi răng khôn mọc thẳng, không ngả nghiêng hay xiêu vẹo thì những khó chịu sẽ dần tiêu biến khi chúng trồi thẳng lên. Ngược lại, nếu răng khôn mọc lệch thì sẽ khiến tình trạng trở nên xấu hơn. Thậm chí, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề nguy hiểm về sức khỏe răng miệng do biến chứng răng khôn mọc lệch gây ra nếu như không chữa trị kịp thời. Cụ thể là:
-
Sâu răng
Đây là tình trạng rất dễ bắt gặp khi răng khôn mọc lệch. Bởi răng khôn mọc nghiêng, ngả vào răng bên cạnh sẽ tạo ra một khoảng trống khiến thức ăn bị nhét vào và khó làm sạch được. Lúc này sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn phát triển phá hủy cấu trúc răng. Khi vết sâu ngày càng nặng nó sẽ lan rộng ra, ảnh hưởng đến răng số 7. Nếu không khắc phục kịp thời có thể sẽ phải nhổ bỏ răng số 7.
-
Viêm lợi trùm
Viêm lợi trùm là một dạng bệnh lý thường gặp khi mọc răng khôn. Phần lợi trên bề mặt răng khôn sẽ gây cản trở sự phát triển của răng khôn. Khi răng khôn tiếp tục mọc lên sẽ đẩy phần lợi lên cao tạo thành một khe hở nhỏ khiến thức ăn bị nhét vào, lâu dần không được vệ sinh sạch sẽ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sản sinh và tấn công vào lợi. Từ đó dẫn đến tình trạng viêm lợi trùm.
Tình trạng viêm lợi trùm sẽ càng nặng hơn nếu răng khôn mọc lệch, mọc xiên đâm vào các răng kế cận. Không chỉ khiến hàm bị xô lệch, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của cả hàm răng mà còn có thể lây bệnh viêm nhiễm sang những răng kế cận. Triệu chứng của tình trạng này là răng kế cận xuất hiện những cơn đau âm ỉ, ê buốt khi ăn đồ quá lạnh hoặc quá nóng.
-
Tình trạng u nang
Răng khôn mọc lệch nếu không xử lý kịp thời có thể sẽ gây ra tình trạng u nang xương hàm. Tình trạng này có thể sẽ làm hỏng cả xương hàm, răng và dây thần kinh. Trường hợp nặng sẽ phải loại bỏ mô và xương gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe răng miệng.
-
Rối loạn phản xạ và cảm giác
Do ở mặt có rất nhiều dây thần kinh chi phối nên khi răng khôn mọc lệch, mọc nghiêng hay mọc ngầm sẽ chèn ép vào dây thần kinh làm mất hoặc giảm cảm giác ở môi, da, niêm mạc và răng ở nửa cung hàm. Ngoài ra, răng khôn còn có thể gây ra hội chứng giao cảm: đau một bên mặt, phù đỏ quanh ổ mắt.
-
Ảnh hưởng đến các mô mềm trong miệng
Ở một số trường hợp, răng khôn mọc lệch ra phía ngoài đâm vào má có thể sẽ làm tổn thương sâu đến vùng má và gây nhiễm trùng. Còn nếu răng khôn lệch vào trong thì sẽ có khả năng tổn thương lưỡi do lưỡi phải thường xuyên hoạt động khi ăn nhai, nói chuyện.
-
Áp xe răng
Nướu ở vị trí mọc răng khôn nếu bị viêm nhiễm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong răng, từ đó hình thành các túi áp xe. Những túi áp xe răng này sẽ làm hỏng răng và ảnh hưởng đến các dây thần kinh bên trong nếu không điều trị kịp thời. Biến chứng này khá nguy hiểm vì mủ từ ổ áp xe răng có thể gây ngạt thở nếu chảy xuống họng, gây áp xe trung thất nếu chảy xuống trung thất, …
3. Làm gì khi có triệu chứng mọc răng khôn?
Những triệu chứng mọc răng khôn ở người lớn thường diễn biến khá phức tạp. Trong đó, cảm giác đau nhức, viêm nhiễm là những dấu hiệu mọc răng khôn thường dễ gặp nhất. Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được tình trạng này bằng một số biện pháp như:
- Sử dụng nước muối: Khi răng khôn mọc, lợi sẽ bị đỏ và sưng, rất dễ bị nhiễm trùng. Do đó, bạn nên súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng 2 lần/ ngày vào buổi sáng và tối sẽ giúp kháng viêm, kháng khuẩn tại vị trí răng khôn.
- Chườm đá lạnh: Vùng lợi ở vị trí mọc răng khôn thường sưng to và ảnh hưởng đến dây thần kinh gây đau nhức đầu. Khi bị tình trạng này, bạn có thể sử dụng đá lạnh xoa nhẹ vào các dây thần kinh nhỏ trên mu bàn tay, chỗ tạo thành chữ V giữa ngón cái và ngón trỏ để kích thích một vùng não, từ đó giúp ngăn chặn cơn đau.
- Sử dụng thuốc giảm đau: Đây chính là lựa chọn của hầu hết bệnh nhân khi có biểu hiện mọc răng khôn. Tuy nhiên cần có sự chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý sử dụng để tránh những hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe.
Tuy nhiên, với trường hợp răng khôn không chỉ đau nhức mà còn kèm theo các triệu chứng viêm nhiễm, sâu răng, … hoặc có xu hướng đâm vào răng kế cận thì cách tốt nhất bạn nên đến phòng khám nha khoa uy tín thăm khám để chẩn đoán chính xác tình trạng răng khôn của bạn. Việc thăm khám không chỉ giúp bạn phát hiện chính xác phương hướng răng khôn mọc, thời điểm nhú mà còn giúp bạn cách để kiểm soát hiệu quả để hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Trên đây là các triệu chứng khi mọc răng khôn mà chúng ta hay gặp phải. Nếu bạn vẫn chưa thể xác định chính xác trường hợp của mình có phải là dấu hiệu mọc răng khôn hay không hay bạn cảm thấy đau nhức quá mức ở vị trí răng trong cùng, thì hãy liên hệ ngay với các chuyên gia nha khoa của My Auris để được thăm khám và tư vấn hướng điều trị tốt nhất cho tình trạng của mình nhé!
>>> Xem thêm: Mọc răng khôn đau trong bao lâu