Có nên làm răng sứ? – 8 trường hợp không nên thực hiện

Có nên làm răng sứ? - 8 trường hợp không nên thực hiện

Bọc răng sứ thẩm mỹ là phương pháp hỗ trợ phục hình răng được nhiều người lựa chọn để cải thiện các khuyết điểm trên răng. Tuy nhiên, vẫn sẽ có những trường hợp không nên thực hiện, tránh các biến chứng không mong muốn. Để biết được bản thân có nên làm răng sứ hay không. Mời bạn tham khảo qua bài viết này để biết sơ lược những trường hợp nào cần chú ý không nên làm. Nha khoa My Auris cùng đội ngũ bác sĩ chuyên môn sẽ hỗ trợ cung cấp thông tin đến bạn.

Giải đáp có nên làm răng sứ không?

Nhìn chung, phương pháp này được ghi nhận mang lại nhiều ưu điểm nổi bật. Việc có nên làm răng sứ sẽ cần bác sĩ thăm khám chi tiết tình trạng thực tế ở mỗi người bệnh. Cụ thể, kỹ thuật làm răng sứ sẽ mang lại những ưu điểm nổi bật sau:

Giải đáp có nên làm răng sứ không?
Giải đáp có nên làm răng sứ không?

Cải thiện tính thẩm mỹ răng miệng

Nhiều người ưa chuộng làm răng sứ nhằm mục đích cải thiện nụ cười vì răng sẽ có độ trắng bóng, đẹp tự nhiên không khác gì so với những chiếc răng thật.

Chi phí thực hiện hợp lý

Giá làm răng sứ thường sẽ dao động trong khoảng từ 3-30 triệu/răng, tùy cơ sở nha khoa, cùng chất liệu răng sứ mà bạn chọn. So với những phương pháp phục hình khác, chi phí làm răng sứ được xem là hợp lý, phù hợp với đa số khách hàng hiện nay.

Bạn có thể tham khảo qua bảng giá dịch vụ làm răng sứ tại nha khoa My Auris:

Mão sứ toàn sứ Chi phí 

(Thực hiện theo số lượng răng)

Chế độ bảo hành

(Năm)

=< 7 răng  8 – 15 răng >= 16 răng
Upcera/ Zirconia 3.000.000 2.500.000 1.500.000 3
Vitacare USA 4.000.000 3.000.000 2.000.000 5
Ceramill/ Cercon HT/ Nacera 4.500.000 3.500.000 3.000.00 6
HT Smile Natural 6.000.000 4.500.000 4.000.000 8
Laminate Hybrid Press 9.000.000 6.000.000 4.500.000 10
Thủy tinh Emax Press 12.000.000 8.000.000 6.000.000 10
Tinh thể Amira

(Thạch Anh)

14.000.000 10.000.000 7.000.000 15
Tinh thể Lucy

(Ruby Crystal/ Ánh hồng)

18.000.000 12.000.000 9.000.000 30
Tinh thể Irisa 24.000.000 16.000.000 12.000.000 50
Tinh thể Endora 30.000.000 19.000.000 15.000.000 Trọn đời

Có độ an toàn cao

Có độ an toàn cao
Răng sứ có độ an toàn cao

Nếu bạn được thực hiện tại những cơ sở nha khoa uy tín, phương pháp bọc răng sứ vẫn sẽ đảm bảo an toàn, tỷ lệ diễn ra các biến chứng khá thấp, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của mỗi khách hàng. Do đó, nếu đang băn khoăn có lên làm răng sứ không thì bạn có thể cân nhắc thông qua mức giá kể trên và độ an toàn mà phương pháp mang lại.

Điều trị diễn ra nhanh chóng

Quy trình làm răng sứ khá đơn giản, thời gian thực hiện nhanh chóng. Thông thường, khachs hàng sẽ được thực hiện trong khoảng từ 3 đến 5 lần hẹn gồm mài răng, lấy dấu răng, thử và điều chỉnh, gắn cố định.

Tóm lại, việc có nên bọc răng sứ sẽ tùy vào chỉ định thực tế của bác sĩ sau khi đã thăm khám kỹ càng đối với trường hợp răng miệng của từng người. Nếu bạn có chỉ định đúng thì sẽ đạt được hiệu quả tốt, đặc biệt đối với trường hợp răng bể hay vỡ lớn thì làm răng sứ là giải pháp tốt nhất.

Những trường hợp không nên làm răng sứ cần chú ý

Khi đến với các cơ sở nha khoa uy tin để thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra và chụp X-quang nhằm xác định bạn có nên làm răng sứ hay không. Dưới đây sẽ là một số trường hợp không nên thực hiện dịch vụ răng sứ mà các bác sĩ chuyên môn muốn bạn chú ý.

Những trường hợp không nên làm răng sứ cần chú ý
Những trường hợp không nên làm răng sứ cần chú ý

Sai lệch khớp cắn nặng

Bọc răng sứ thẩm mỹ chỉ hỗ trợ khắc phục tình trạng sai khớp cắn với mức độ nhẹ, không thể điều trị trường hợp sai khớp cắn nghiêm trọng. Bởi nếu thực hiện mài cùi răng trong trường hợp này sẽ không những làm tổn thương đều cấu trúc răng mà tính hiệu quả mang lại cũng không được như mong muốn.

Khi đã xác định được mức độ sai lệch của khớp cắn, bác sĩ sẽ tự vấn cho bạn hướng điều trị phù hợp. Trường hợp sai khớp cắn nhẹ thì hoàn toàn có thể bọc răng sứ, cải thiện thẩm mỹ. Còn sai khớp cắn nghiêm trọng thì bạn bắt buộc phải niềng răng trước rồi mới tiến hành bọc sứ.

Răng có độ nhạy cảm cao

Khi tiến hàm bọc răng sứ, mài răng là bước bắt buộc phải thực hiện. Đối với những người có răng khỏe mạnh, việc mài răng sẽ không gặp quá nhiều trở ngại, chỉ ê buốt khoảng 2 ngày hay thậm chí có người không có cảm giác gì.

Trường hợp răng bạn quá nhạy cảm thì đây là phương pháp bạn không nên thực hiện. Vì khi thao tác mài răng sẽ khiến răng yếu đi, làm cho những bệnh lý về răng trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, bạn phải cân nhắc kỹ, nhận các tư vấn của bác sĩ điều trị để có được phương pháp điều trị tối ưu.

Răng đã bị lung lay

Với người trường thành, một khi răng đã lung lay thì đồng nghĩa răng đó đã không còn sử dụng được nữa. Chân răng không còn chắc chắn, cộng thêm quá trình mài răng sẽ làm răng yếu đi. Do đó, có nên làm răng sứ hay không lúc này sẽ không được đề xuất, tốt nhất bạn nên nhổ răng và trồng lại răng mới nhằm cải thiện khả năng ăn nhai.

Răng mắc bệnh lý nghiêm trọng 

Răng mắc bệnh lý nghiêm trọng 
Răng mắc bệnh lý nghiêm trọng

Răng đang đối mặt với những bệnh lý nghiêm trọng như sâu răng, tủy hoại tử, nhiễm trùng, chân răng yếu. Đồng thời, đối với răng có bệnh lý nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến khoảng sinh học – chiều cao bám dính biểu mô và liên kết quá thấp có thể gây các biến chứng:

  • Tiêu xương hàm bởi sự thiết lập chất bám dính nhằm đạt kích thước của khoảng sinh học ban đầu.
  • Viêm nướu kéo dài, do nướu xung quanh răng có khoảng sinh học bị xâm phạm, khiến người bệnh thấy đau nhức.

Đối với những trường hợp này, làm răng sứ hoàn toàn không có tác dụng mà thay vào đó bạn nên thực hiện trồng răng Implant để giúp khắc phục tình trạng được hiệu quả.

Răng vẩu, móm, hô do xương hàm

Răng hô hay cụp vào bất thường do cấu trúc xương hàm là trường hợp không nên bọc răng sứ. Bởi không thể điều chỉnh răng về đúng vị trí mong muốn. Lúc này, bác sĩ sẽ thường chỉ định niềng răng, nắn chỉnh cung hàm hay cần có sự hỗ trợ can thiệp của phẫu thuật để điều chỉnh xương hàm về đúng vị trí cân đối.

Răng gãy vỡ, chỉ còn chân răng 

Có nên làm răng sứ với câu trả lời là KHÔNG nếu răng gãy vỡ do va đập mạnh, mắc các bệnh lý răng miệng. Trường hợp này không nên bọc sứ bởi chỉ hàm hàm răng kém duyên hơn mà còn giảm khả năng ăn nhai.

Với trường hợp răng sứt mẻ diện tích nhỏ thì bác sĩ sẽ tiến hành phục hình bằng bọc sứ thẩm mỹ. Nhưng nếu mất răng, chỉ còn 1 phần chân răng thì phải cân nhắc làm phương pháp khác.  Cầu răng sứ, trồng răng Implant chính là lựa chọn an toàn để bạn cải thiện khuyết điểm.

Mắc một số bệnh lý sức khỏe

Với người bị động kinh, máu khó đông, tim mạch,… Thì tuyệt đối không nên bọc sứ thẩm mỹ. Vì quá trình sẽ cần gây tê, mài cùi răng nên sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Nghiêm trọng hơn sẽ khiến bệnh lý của bạn trở nặng, nguy hiểm tính mạng.

Bên cạnh đó, 

Người dưới 17 tuổi

Người dưới 17 tuổi có nên làm răng sứ không sẽ không được khuyến khích. Nếu đang gặp vấn đề hô, móm, lệch lạc thì cần điều trị bằng cách niềng răng. Bởi lúc này, răng vẫn còn yếu, chưa có độ cứng chắc nên việc mài cùi răng sẽ ảnh hưởng đến buồng tủy, tác động xấu đến sức khỏe.

Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn giải đáp phần nào về việc có nên làm răng sứ không. Hãy lưu ý qua những trường hợp không nên làm sứ để bảo vệ tốt sức khỏe của bản thân. Nếu muốn thực hiện, My Auris khuyên bạn hãy thăm khám với bác sĩ chuyên môn – Đội ngũ bác sĩ nhiều kinh nghiệm của nha khoa luôn sẵn sàng hỗ trợ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất cho bạn!

Yến Nhi

chat zalo
messenger