Niềng răng hàm trainer được biết đến là loại hàm chỉnh nha bằng silicon, có thể tháo lắp được dễ dàng. Do đó, có nhiều người thắc mắc có nên dùng niềng răng trainer không, đặc biệt là người lớn? Thông qua bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được những lời giải đáp cho câu hỏi trên, đồng thời, cung cấp đến bạn thêm một số thông tin cần thiết về loại hàm niềng răng này. Hãy cùng theo dõi cùng đội ngũ bác sĩ My Auris nhé!
Mục Lục
Chia sẻ có nên dùng niềng răng trainer không?
Một câu hỏi lớn mà nhiều người muốn được giải đáp khi tìm hiểu các kỹ thuật niềng cho người trưởng thành. Đó là có nên dùng niềng răng trainer không. Thực tế, cấu tạo hàm trainer dành cho người lớn sẽ thường dày, cứng hơn nhiều so với loại sử dụng cho các em nhỏ. Về kích thước, hàm trainer cho người lớn cũng có thiết kế sao cho phù hợp hơn với cung hàm của họ.
Tuy nhiên, có một sự thật là do người trưởng thành đã hoàn chỉnh về xương hàm, răng vĩnh viễn cũng đã mọc đủ. Do đó hàm silicon đối với người lớn sẽ mang lại hiệu quả chậm hơn, thậm chí có người vô thưởng vô phạt do răng của có thuộc vào tình trạng phức tạp.
Niềng răng hàm trainer được nhiều người biết đến với một suy nghĩ đây là kỹ thuật có giá thành rẻ, hỗ trợ tiết kiệm nhiều tiền và dễ dàng tháo lắp. Nhưng hiện niềng răng với hàm silicon này chỉ được các chuyên gia khuyên dùng đối với các trẻ em – Người có khuyết điểm răng mức độ nhẹ, áp dụng điều trị dưới sự chỉ định từ bác sĩ.
Do đó, trước khi có ý định sử dụng niềng răng hàm trainer cho người trưởng thành, bạn cần phải tham khảo qua ý kiến từ bác sĩ, cân nhắc về tình trạng răng của mình để có thể lựa chọn một giải pháp điều trị tốt nhất. Điều này cũng giúp bạn hạn chế được việc tốn công vô ích vào phương pháp này.
Một số tác hại có thể diễn ra khi thực hiện niềng răng hàm trainer cho người lớn
Bên cạnh việc cân nhắc tính hiệu quả trong việc có nên dùng niềng răng trainer cho người lớn. Thực tế phần nào đã được thông tin đến bạn, đồng thời bạn cần cẩn trọng hơn với loại niềng răng silicon này được bán trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên thị trường.
Nếu đeo những sản phẩm kém chất lượng lên răng của mình, bạn rất có thể gặp phải một số vấn đề khác về răng như viêm nướu, nhiễm trùng,… Việc đeo hàm trainer không đúng cách cũng có thể gây ra một số tác hại sau:
- Lệch khớp cắn: Nếu đeo hàm trainer tại nhà không có sự hướng dẫn từ bác sĩ, bạn có thể không cải thiện được tình trạng răng miệng của mình. Thậm chí, loại hàm này còn khiến cho những vấn đề sai lệch khớp cắn, răng khấp khểnh trở nên trầm trọng hơn. Bởi kích thước cung răng ở mỗi người khác nhau, nên nếu sử dụng chung một loại hàm silicon thì sẽ phù hợp với người này, nhưng không phù hợp với người kia.
- Mất răng: Việc chọn hàm trainer không có sự tư vấn hay kiểm chứng từ bác sĩ có thể dẫn đến việc lực trên khí cụ không được kiểm soát. Điều này có thể gây tình trạng lộ chân răng gây viêm chân răng nghiêm trọng.
Chi tiết đối tượng phù hợp thực hiện niềng răng hàm trainer
Có thể đối tượng đã được giải đáp phần nào thông qua vấn đề có nên dùng niềng răng trainer cho người lớn. Nhưng để các bậc phụ huynh có thể nắm rõ thông tin và lựa chọn hướng điều trị cho con mình. Hãy tham khảo thêm đối tượng có thể thực hiện chỉnh nha với kỹ thuật này nhé!
Cụ thể, hầu hết những trẻ em đều gặp vấn đề về răng miệng như răng mọc không đều ở độ tuổi từ 3 đến 5. Nguyên nhân gây nên tình trạng này, bắt nguồn từ một số yếu tố di truyền. Tuy nhiên, nhiều hiện cứu cũng chỉ ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể bắt nguồn từ thói quen mút tay, chống cằm, đẩy lưỡi,…
Khi các bé có vấn đề về răng miệng, bạn cần đưa bé đến nha khoa để được tư vấn và điều trị các vấn đề về răng miệng càng sớm càng tốt. Những trường hợp này được cân nhắc tiền chỉnh nha nói chung, sử dụng hàm trainer nói riêng:
- Răng thưa
- Răng mọc chen chúc
- Răng không đều
- Răng hô – Biểu hiện hàm trên chìa ra so với hàm dưới
- Khớp cắn chéo – Răng mọc không đều, lộn xộn, mọc chồng lên nhau
- Răng móm – Biểu hiện hàm dưới bao trọn răng hàm trên
- Khớp cắn hở – Hai hàm không thể đóng khít như người bình thường
Hậu quả của tình trạng lệch khớp cắn có thể gây nhiều ảnh hưởng đến tâm lý và thẩm mỹ, gây nhiều khó khăn trong quá trình ăn nhai, phát âm, dễ bị chấn thương. Đồng thời, tình trạng này còn gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng, các bé dễ sâu răng và mắc các bệnh lý nha chu hơn.
Những lưu ý trong quá trình niềng răng trainer
Có nên dùng niềng răng trainer thực tế cho thấy được khuyến khích dùng cho trẻ em, còn người lớn có thể không mang lại hiệu quả cao. Nhưng nếu muốn thực hiện, bạn phải nắm rõ một số lưu ý sau:
Trước khi niềng
- Tuyệt đối không sử dụng hàm trainer nếu như bạn không nắm rõ được tình trạng răng của bản thân, cũng như không có lời khuyên và chỉ định đến từ bác sĩ.
- Không tự ý mua hàm trainer trên thị trường, vì nó có thể được làm từ silicon kém chất lượng, gây những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe người sử dụng.
- Cần tìm địa chỉ nha khoa uy tín để được tư vấn cũng như cung cấp loại hàm silicon phù hợp với bản thân hay được chỉ định thực hiện với loại khí cụ niềng răng khác phù hợp hơn.
Trong khi niềng
- Vệ sinh răng miệng cẩn thận trước khi dùng miếng niềng răng silicon.
- Bên cạnh việc đánh răng, bạn phải sử dụng thêm nước muối sinh lý, ;chỉ nha khoa để làm sạch răng.
- Niềng răng hàm trainer chỉ có tác dụng khi bạn tuân thủ về thời gian cũng như lộ trình từ bác sĩ. Do đó, bên cạnh thời gian ăn uống, vệ sinh răng miệng bạn cần đeo niềng liên tục để được đảm bảo kết quả được tốt nhất.
- Tuy rằng phương pháp có thể thực hiện tại nhà, nhưng bạn vẫn phải tái khám định kỳ với bác sĩ để được kiểm tra tình trạng răng. Có như vậy mới đảm bảo tính hiệu quả, bác sĩ cũng dễ phát hiện các vấn đề phát sinh và xử lý nhanh chóng.
Trên đây là những vấn đề cơ bản về niềng răng trainer cho người lớn. Hy vọng bạn có thể biết thêm về việc có nên dùng niềng răng trainer không theo từng đối tượng. Việc chọn thực hiện niềng với phương pháp này không nên tự ý thực hiện. Do đó, My Auris với đội ngũ bác sĩ khuyên bạn hãy thăm khám với chúng tôi để được kiểm tra chi tiết, thông qua đó nắm chắc tình trạng và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.
Yến Nhi