Chụp răng sứ còn được biết là phương pháp bọc răng sứ – đây là giải pháp thẩm mỹ nha khoa giúp khôi phục hình dáng, màu sắc cho răng. Từ đó, khắc phục các nhược điểm ở răng mang đến nụ cười hoàn hảo hơn. Vì lý do này mà chụp răng sứ ngày càng phổ biến và được nhiều khách hàng lựa chọn tân trang diện mạo răng. Song, vẫn có không ít khách hàng lo lắng chụp răng sứ gây đau, khó chịu. Vậy chụp răng sứ có đau không, hãy cùng My Auris tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây nhé.
Mục Lục
Chụp răng sứ có đau không?
Chụp răng sứ được hiểu là sử dụng răng sứ đã được chế tác hình dáng, kích thước tương tự như răng thật chụp lên cùi răng thật. Và cùi răng thật này đã được mài với tỷ lệ phù hợp trước đó. Chụp răng được gắn sát khít với nướu, bao phủ cùi răng thật bên trong.
Quá trình chụp răng sứ diễn ra nhanh chóng, đơn giản, tiết kiệm thời gian. Cụ thể: thăm khám, kiểm tra tổng quát sức khỏe răng miệng, điều trị bệnh lý (nếu có), mài răng, lấy dấu răng, chế tác răng sứ, thử và gắn chụp răng sứ cố định.
Theo các bác sĩ, các bước chụp răng sứ không gây đau đớn hay khó chịu cho khách hàng. Song, mài răng là công đoạn bắt buộc trước khi chụp sứ. Tuy nhiên, trước khi mài răng, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê với lượng phù hợp. Điều này giúp khách hàng thoải mái, không gây bất kỳ đau đớn nào. Sau 1-2 giờ, khi thuốc tê hết tác dụng, có thể cơn đau sẽ xuất hiện do nướu chưa kịp thích nghi. Nhưng, chăm sóc răng miệng đúng cách, ăn uống lành mạnh, cơn đau sẽ thuyên giảm 2-3 ngày sau đó.
Trường hợp nào bị đau khi chụp răng sứ?
Mặc dù chụp răng sứ được giải đáp là không gây đau nhưng vẫn có nhiều trường hợp đau kéo dài sau khi lắp mão sứ. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng đau kéo dài sau khi chụp sứ. Sau đây là một số trường hợp điển hình gây đau sau chụp sứ:
Người có cơ địa răng nhạy cảm, yếu
Một số người bẩm sinh có nền răng nhạy cảm, yếu dù chỉ một tác động nhỏ cũng làm cho răng đau nhức nhiều. Vậy nên với những người này, tác động mài răng chụp sứ sẽ gây đau nhức nhiều và kéo dài hơn so với người có sức khỏe răng miệng tốt.
Chưa điều trị bệnh lý trước khi chụp sứ
Không phải ai cũng có sức khỏe răng miệng tốt, do đó, trước khi chụp răng sứ, bác sĩ phải thăm khám và kiểm tra răng miệng trước. Trường hợp bác sĩ không chẩn đoán chính xác, không phát hiện bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy,… dẫn đến không điều trị triệu chứng triệt để. Điều này gây đau nhức, khó chịu kéo dài sau khi chụp răng sứ.
Chụp sứ tại cơ sở nha khoa không đảm bảo chất lượng
Việc lựa chọn cơ sở nha khoa chụp răng sứ rất quan trọng bởi quyết định sự thành công và an toàn. Bởi cơ sở nha khoa kém chất lượng cũng là yếu tố gây đau nhức kéo dài sau khi chụp sứ. Cụ thể như sau:
- Máy móc, dụng cụ không đầy đủ, không hiện đại không hỗ trợ thăm khám, mài răng chính xác.
- Tay nghề bác sĩ kém, thực hiện mài răng, chụp sứ không đúng kỹ thuật. Điều này dẫn đến răng thật bị xâm lấn quá nhiều, lắp mão sứ bị kênh cộm gây đau nhức khó ăn nhai.
- Nha khoa không đảm bảo điều kiện vô trùng gia tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Keo nha khoa rò rỉ: Nha khoa không có công nghệ, máy móc hiện đại sẽ dễ xảy ra tình trạng keo dán bị lỏng, rò rỉ ra bên ngoài gây ê buốt, đau nhức gây ảnh hưởng đến nướu.
Vật liệu làm răng sứ kém chất lượng
Thị trường hiện nay có rất nhiều dòng răng sứ với các vật liệu khác nhau. Răng sứ rõ nguồn gốc, chính hãng sẽ không có gì đáng nói. Song, các răng sứ có vật liệu kém, không đảm bảo tính dẫn nhiệt, bảo vệ răng tốt sẽ gây đau nhức kéo dài, nhất là lúc ăn nhai.
Chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng không đúng cách
Sau khi chụp răng sứ, nướu nhạy cảm và chưa kịp thích nghi. Lúc này, cần có chế độ ăn uống ăn lành mạnh. Nếu ăn uống các thực phẩm cứng, dai, quá nóng, quá lạnh,… sẽ làm cho răng ê buốt, đau nhức kéo dài.
Cách khắc phục đau nhức sau khi chụp răng sứ
Cách khắc phục tại nhà
Như đã đề cập, sau khi chụp răng sứ sẽ gây đau 2-3 ngày do nướu chưa kịp thích nghi. Lúc này, để giảm đau và dễ chịu hơn, mọi người có thể áp dụng một số cách sau:
- Sử dụng thuốc giảm đau: Hãy trao đổi với bác sĩ để bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc giảm đau phù hợp. Tuyệt đối tránh lạm dụng và sử dụng mà không có chỉ định từ bác sĩ. Các loại thuốc giảm đau thường được dùng: paracetamol, Ibuprofen,…
- Chườm lạnh: Sử dụng túi chườm hoặc khăn mềm bọc đá chườm lên vùng má đang đau. Tuyệt đối, không đặt túi chườm trực tiếp lên răng sứ bởi sẽ làm cho tình trạng đau nghiêm trọng hơn.
- Súc miệng bằng nước muối: Có thể sử dụng nước muối sinh lý hay nước muối pha tại nhà súc miệng. Nước muối có khả năng kháng khuẩn, làm sạch mảng bám, chống viêm bảo vệ sức khỏe răng miệng và giảm đau hiệu quả.
- Điều chỉnh thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng: Những ngày đầu khi mới chụp sứ, mọi người nên ưu tiên các món ăn mềm, lỏng,… Khi ăn uống được bình thường, cũng nên hạn chế thực phẩm quá cứng, quá dai, thực phẩm nhiều đường,…
Cách khắc phục tại nha khoa
Nếu tình trạng đau vẫn kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm, mọi người nên liên hệ bác sĩ và đến trực tiếp nha khoa thăm khám. Nếu không an tâm nha khoa trước đó, mọi người có thể đổi nha khoa khác để khắc phục tình trạng. Tùy vào nguyên nhân gây đau mà bác sĩ có cách khắc phục phù hợp.
- Trường hợp mắc bệnh lý: Bác sĩ sẽ tháo mão sứ và điều trị bệnh lý dứt điểm mới tiến hành lắp mão sứ lại.
- Trường hợp mão sứ không sát khít: Mão sứ không sát khít do lắp sơ sài sẽ được bác sĩ tháo ra và điều chỉnh lại. Nếu mão sứ không chuẩn xác, bác sĩ sẽ tháo mão sứ và chế tác lại mão sứ mới cho phù hợp.
- Trường hợp mài răng nhiều: Răng thật một khi đã mài, xâm lấn nhiều cấu trúc răng sẽ không thể phục hồi. Lúc này, bác sĩ có thể tư vấn cách ăn uống, vệ sinh để giảm tình trạng đau đớn.
- Trường hợp mão sứ kém chất lượng: Trường hợp này đơn giản, khách hàng sẽ lựa chọn mão sứ mới rõ nguồn gốc, chính hãng, chế độ bảo hành rõ ràng và thay thế cho mão sứ kém trước đó.
Như vậy, chụp răng sứ có đau không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Quan trọng nhất, các khách hàng nên tìm và lựa chọn nha khoa uy tín. Điều này nhằm tránh mất thời gian, công sức và chi phí, đặc biệt không gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Trên đây là những thông tin về chụp răng sứ có đau không, hy vọng mọi người giải đáp được thắc mắc. Nếu vẫn còn băn khoăn, hãy liên hệ ngay nha khoa My Auris để được tư vấn cũng như giải đáp chi tiết và đặt lịch thăm khám sớm nhất nhé.
Anh Thy