Chữa tủy răng số 6 luôn mong muốn để cứu chữa những chiếc răng khỏe mạnh. Đồng thời đảm bảo chức năng ăn nhai cho khách hàng. Nếu răng hàm sâu quá mức sẽ chữa trị bằng cách nhổ bỏ nó đi. Đối với trường hợp răng số 6 cần chữa tủy thì làm cách nào. Cùng My Auris cập nhật những kiến thức bổ ích về sức khỏe răng miệng nhé!
Mục Lục
1. Vị trí răng số 6 là răng nào?
Vị trí răng số 6 bằng cách đếm từ răng cửa chính vào bên trong đến số 6, tức là răng số 6 nằm giữa răng số 7. Theo dân gian gọi thì răng số 6 gọi là răng cấm. Đây là chiếc răng vĩnh viễn mọc sớm nhất trên cung hàm.
Răng số 6 nằm ở vị trí ăn nhai rất quan trọng trên cung hàm. Đây là chiếc răng tiềm ẩn gây rất nhiều mối nguy hại cho cơ thể nếu bị sâu vỡ hay mất răng.
Bên cạnh đó tủy răng có chức năng nuôi sống răng và truyền cảm giác cho răng. Răng số 6 là một trong những chiếc răng có nhiều ống tủy nhất trong số các răng của con người.
Nguyên nhân hàng đầu gây viêm tủy là do vi khuẩn tích tụ nhiều ở tủy răng và gây sưng, tạo ổ viêm. Ngoài ra có một số lý do như chấn thương, gãy ngang, sâu răng,.. điều này sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập vào sâu bề mặt răng làm hỏng men răng, ngà răng và thậm chí làm tổn thương đến tủy.
2. Tại sao cần chữa tủy răng số 6 (răng hàm số 6)
Những giai đoạn đầu của viêm tủy, bạn sẽ cảm nhận những cơn đau bất chợt, đa phần thường xuất hiện vào buổi tối. Điều này khiến bạn dễ nhầm lẫn với những cơn buốt răng thông thường. Đôi khi bạn cảm thấy ê buốt khi ăn đồ ăn nóng lạnh nên đa số mọi người thường có xu hướng bỏ qua. Lâu dần sẽ chuyển sang giai đoạn viêm tủy nặng mà không thể hồi phục, với cường độ tăng dần có khi lan tỏa lên vùng mặt, nửa đầu hoặc cảm thấy đau nhức dữ dội khi dùng đồ nóng đồ lạnh.
Bên cạnh đó, bạn gặp một số dấu hiệu sau đây, có thể bạn cần lấy tủy răng.
- Cảm thấy đau nhức âm ỉ, tần suất tăng dần
- Khiến bạn mất ngủ khi cơn đau dữ dội.
- Răng đau nhức ở hai bên vùng má và cảm thấy nhức đầu
- Răng có mụn mủ trắng, không đau dẫn đến tình trạng hôi miệng
- Răng lung lay, yếu dần
- Răng bị lộ tủy hoặc viêm tủy
Khi bạn có những dấu hiệu trên, bạn cần đến phòng khám để kiểm tra tình trạng răng miệng. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị có nên chữa tủy răng hay không. Bên cạnh đó, trong tất cả các trường hợp các bác sĩ sẽ cố gắng bảo tồn được tối đa răng thật luôn được đưa lên hàng đầu.
Thêm vào đó, nếu bạn không chữa tủy răng số 6 sẽ gây ra một số hậu quả như: Khó khăn trong việc ăn nhai, các răng bị xô lệch, tiêu xương ổ răng dẫn đến biến dạng khuôn mặt nếu bạn không thực hiện trồng răng implant kịp thời.
3. Hướng điều trị chữa tủy răng số 6
Bất kỳ một ca điều trị nào dù là nặng hay nhẹ cần phải tuân thủ các bước để đưa ra hướng điều trị đúng chuẩn kỹ thuật. Đối với những trường hợp răng bị sâu cần phải bắt buộc điều trị theo các bước sau:
Bước 1: Thăm khám và xác định tình trạng hiện tại
Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả chụp phim X – quang để xác định được phần ống tủy bị viêm nhiễm và mức độ hư hại nhằm để đưa ra phương pháp điều trị hợp lý.
Bước 2: Gây tê trước khi lấy tủy
Trước khi tiến hành lấy tủy, Bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh khoang miệng để tránh lây nhiễm chéo. Tiếp đó, sẽ tiến hành gây tê cục bộ giúp bạn không cảm thấy khó chịu hay ê buốt trong quá trình điều trị tủy. Ngoài ra, sau khi lấy tủy sẽ không ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của bạn.
Bước 3: Đặt đế cao su
Chức năng của đế cao su dùng để ngăn giữa vùng điều trị với phần khoang miệng nhằm tránh được thuốc điều trị tủy rơi xương miệng. Ngoài ra việc đặt đế cao su giúp cho các răng cần chữa tủy luôn được kho sạch và tránh sự xâm nhập của nước bọt.
Bước 4: Thực hiện mở ống tủy
Để tạo được ống tủy, bác sĩ sẽ sử dụng mũi khoan chuyên dụng. Ống tủy sẽ được mở đủ rộng để công việc lấy tủy diễn ra dễ dàng hơn. Tủy răng bị viêm nhiễm được bác sĩ ;lấy ra khỏi buồng tủy.
Bước 5: Tạo hình ống tủy
Sau khi đã xong bước lấy tủy răng đã viêm nhiễm, bác sĩ sẽ thực hiện tạo hình lại cho ống tủy và lắp đầy buồng tủy bằng vật liệu nha khoa.
Bước 6: Trám bít ống tủy
Sau công đoạn tạo hình ống tủy, bác sĩ sẽ tiếp tục thực hiện trám bít lại phần chỗ lấy tủy những vật liệu trám Composite nhằm bảo vệ răng dưới sự tác động của vi khuẩn. Ngoài, ra bạn có thể lựa chọn phương pháp bọc răng sứ để bảo tồn răng thật.
Bước 7: Tái khám
Bác sĩ sẽ lên lịch hẹn tái khám sau khi điều trị răng số 6 để kiểm tra sự ổn định và có phát sinh những vấn đề nào sau khi điều trị hay không? Đồng thời, bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng và chế độ ăn uống phù hợp.
4. Chữa tủy răng số 6 có đau không?
Đây là câu hỏi rất nhiều người lo lắng trước khi thực hiện chữa tủy. Vì khi có dấu hiệu bạn sẽ cảm giác sẽ cảm giác đau nhức khiến bạn khó chịu. Nên trước khi thực hiện phương pháp điều trị thường sẽ có tâm lý lo lắng là điều không thể tránh khỏi.
Vì thế, trước khi lấy tủy răng, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê làm giảm đi cảm giác đau nhức hay khó chịu. Đối với trường hợp lấy tủy bị hoại tử, bác sĩ sẽ lấy tủy trực tiếp mà không cần phải sử dụng biện pháp trên. Vì khi tủy răng đã chết, bạn sẽ không còn cảm giác ê buốt hay bất kỳ cảm giác nào.
Trong quá trình lấy tủy răng, bạn sẽ cảm thấy đau nhẹ do tác động trong khoang tủy làm kích thích các dây thần kinh ở chỗ mô nướu. Cảm giác này thường kéo dài trong vài ngày và giảm mức độ đau.
Tóm lại, bạn hãy yên tâm vì đội ngũ thực hiện có nhiều năm kinh nghiêm trong việc điều trị tủy răng và có sự hỗ trợ của máy móc giúp quá trình điều trị đạt kết quả tốt. Nên quá trình thực hiện điều trị tủy răng số 6 sẽ không khiến bạn khó chịu hay đau nhức tại nha khoa My Auris. Nếu bạn có thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp tại phòng khám hoặc qua Fanpage để được tư vấn tốt nhất!
Kim Dung