4 cách trồng răng khểnh giả tăng tính thẩm mỹ

4 cách trồng răng khểnh giả

Xu hướng trồng răng khểnh giả ngày càng tăng cao, nhất là ở các bạn trẻ muốn sở hữu ngoại hình cùng nụ cười duyên dáng, đáng yêu. Do đó, có khá nhiều cách trồng răng khểnh giả, tùy vào tình trạng, sức khỏe răng miệng, điều kiện và nhu cầu mà bác sĩ sẽ tư vấn cách trồng răng phù hợp nhất. Trong bài viết này, nha khoa My Auris sẽ chia sẻ 4 cách trồng răng khểnh giả đem lại thẩm mỹ cao và phổ biến nhất.

Có nên trồng răng khểnh giả không? 

Thực chất, răng khểnh là chiếc răng nanh, vị trí số 3 mọc lệch, có xu hướng chìa ra ngoài cung hơn so với các răng khác. Theo các bác sĩ, nếu răng nanh số 3 mọc đúng sẽ mọc song song theo phương thẳng đứng. Tuy nhiên, chính sự lệch ra ngoài như vậy mà tạo nên điểm nhấn trong nụ cười, thẩm mỹ. 

Thế nên, các bạn trẻ ngày nay có nhu cầu làm răng khểnh giả rất nhiều. Không chỉ là điểm nhất cho nụ cười, thay đổi diện màu, tăng thêm nét duyên dáng, cá tính của mỗi người mà theo quan niệm của người phương Đông, người sở hữu răng khểnh sẽ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống, thuận lợi trong công việc. 

Có nên trồng răng khểnh giả không? 
Có nên trồng răng khểnh giả không?

Vì vậy, việc trồng răng khểnh giả sẽ không gây ảnh hưởng mà còn có lợi. Tuy nhiên, để thành công, an toàn, hãy thực hiện tại các nha khoa uy tín, chất lượng, bác sĩ có tay nghề, chuyên môn giỏi và giàu kinh nghiệm. 

Cách trồng răng khểnh giả phổ biến hiện nay 

Trước khi trồng răng khểnh, bác sĩ sẽ thăm khám, kiểm tra sức khỏe răng miệng. Sau đó, xem xét nhu cầu, sở thích và điều kiện của mỗi khách hàng mà tư vấn cách trồng răng khểnh giả phù hợp nhất. 

Trong trồng răng khểnh giả sẽ được chia thành 2 trường hợp, mỗi trường hợp sẽ có cách trồng răng khểnh giả tương ứng. 

Trường hợp mất răng muốn trồng răng khểnh 

Nhiều trường hợp bị mất răng số 3 và muốn trồng răng khểnh cho vị trí này vừa cải thiện thẩm mỹ, ăn nhai vừa tạo nên răng khểnh cho bản thân. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ tư vấn 2 cách trồng răng khểnh giả: trồng răng implant và cầu răng sứ. 

Trồng răng implant 

Trồng răng implant là phương pháp trồng răng, phục hình răng đã mất hiệu quả, được các bác sĩ, chuyên gia đánh giá cao. Bởi phương pháp này phục hình cả thân răng và chân răng như một chiếc răng hoàn chỉnh. Vì thế, không chỉ 100% thẩm mỹ, ăn nhai mà còn ngăn được tình trạng tiêu xương hàm do mất răng. 

Để thực hiện, bác sĩ sẽ cấy trụ implant vào xương hàm tại vị trí răng số 3. Sau thời gian trụ tích hợp cứng chắc với xương hàm, bác sĩ sẽ lắp mão sứ lên trên trụ thông qua khớp nối Abutment. 

Mão sứ được chế tác hình dáng, kích thước và màu sắc tương tự như răng thật. Khi lắp mão sứ, bác sĩ cũng sẽ điều chỉnh độ chênh vừa phải để tạo nên răng khểnh hài hòa với các răng trên hàm và khuôn mặt. 

Trồng răng implant có tuổi thọ cao, sử dụng lâu bền. Thông thường, thời gian sử dụng lên đến 25 năm, thậm chí vĩnh viễn nếu chất lượng vật liệu tốt, chế độ chăm sóc đúng cách. 

Cầu răng sứ 

Cầu răng sứ cũng là giải pháp phục hình răng đã mất hiệu quả. Song, so với trồng răng implant thì không đạt hiệu quả cao. Bởi dù có sử dụng chất liệu sứ cao cấp thì thời gian trung bình cũng khoảng dưới 10 năm và cần phải chăm sóc thật kỹ. Đồng thời, phương pháp có sự xâm lấn răng thật khi phải mài răng làm trụ và không ngăn được tình trạng tiêu xương hàm. 

Bác sĩ sẽ mài 2 răng lân cận răng số 3 để làm trụ nâng đỡ cầu răng sứ. Dãy cầu sứ gồm các răng sứ liền kề nhau, có hình dáng, kích thước, màu sắc tương tự như răng thật. Hai răng lân cận làm trụ, răng chính giữa thay thế cho vị trí răng số 3. Khi lắp mão sứ lên, bác sĩ cũng sẽ điều chỉnh sao cho tạo nên răng khểnh phù hợp nhất, không gây cộm cấn, khó chịu. 

Trường hợp mất răng muốn trồng răng khểnh 
Trường hợp mất răng muốn trồng răng khểnh

Trường hợp còn răng trồng răng khểnh 

Với những trường hợp răng còn đầy đủ mà muốn làm răng khểnh, bác sĩ sẽ tư vấn cách trồng răng khểnh giả là đắp composite và bọc răng sứ. 

Đắp composite 

Đây là cách trồng răng khểnh giả có chi phí thấp nhất và thời gian thực hiện nhanh nhất. Các bác sĩ sẽ dùng vật liệu composite đắp lên răng số 3 và tạo hình răng khểnh sao cho hài hòa. Khi đã đạt kết quả mong muốn, bác sĩ sẽ dùng thiết bị cho vật liệu đông cứng lại. 

Cả quá trình đắp composite chỉ khoảng 20-30 phút. Tuy nhiên, phương pháp này tính thẩm mỹ này không bằng các phương pháp khác và dễ gây hôi miệng nếu chăm sóc răng miệng không kỹ.

Bên cạnh đó, vật liệu không bền nên không duy trì lâu dài mà chỉ trong thời gian ngắn phải đắp lại. Điều này cũng giúp cho những người không thích răng khểnh nữa dễ dàng tháo bỏ. 

Bọc răng sứ

Để trồng răng khểnh bằng bọc sứ, bác sĩ tiến hành mài đi răng số 3 đến tỷ lệ phù hợp. Sau khi mão sứ được chế tác xong sẽ lắp lên răng số 3. Cùng với đó là sự điều chỉnh để mão sứ có độ chếch của răng khểnh phù hợp mà khách hàng vẫn cảm thấy thoải mái, không cộm cấn, khó chịu khi ăn nhai. 

Chọn răng toàn sứ cao cấp sẽ đem đến tính thẩm mỹ cao và độ cứng chắc, độ bền tốt. Thời gian trung bình có thể đến 10 năm nếu như chăm sóc và vệ sinh răng miệng kỹ, đúng cách. 

Trường hợp còn răng trồng răng khểnh 
Trường hợp còn răng trồng răng khểnh

Cách trồng răng khểnh giả có đau không?

Cách trồng răng khểnh giả có đau không còn tùy vào phương pháp mà mọi người lựa chọn. Thông thường trong suốt quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê nên hoàn toàn yên tâm sẽ không gây đau đớn. 

Trồng răng implant 

Toàn bộ quá trình trồng răng, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê nên không cảm giác đau đớn. Tuy nhiên, sau khi hết thuốc tê sẽ cảm thấy ê nhức. Thông thường, đau nhức nhiều nhất trong 1-2 ngày đầu tiên. Nếu như chăm sóc răng miệng tốt, uống thuốc và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ thì cơn đau nhanh chóng thuyên giảm và biến mất sau khoảng 4-7 ngày. 

Cầu răng sứ và bọc răng sứ 

Trước khi mài răng, bác sĩ cũng sẽ tiêm thuốc tê nên sẽ không gây cảm giác ê buốt, đau đớn. Tuy nhiên, vì hành động mài răng có ảnh hưởng đến cấu trúc răng nên sẽ cảm thấy đau nhẹ khi hết thuốc tê. Và tình trạng này cũng nhanh chóng thuyên giảm sau 2-3 ngày. 

Đắp composite

Đắp răng khểnh bằng vật liệu chuyên dụng không có sự xâm lấn cấu trúc răng, xương hàm hay bất kỳ bộ phần nào nên sẽ không gây bất kỳ cảm giác đau nào trong và sau khi thực hiện. 

Cách trồng răng khểnh giả có đau không?
Cách trồng răng khểnh giả có đau không?

Qua những chia sẻ trong bài viết về cách trồng răng khểnh giả, hy vọng mọi người bổ sung thêm thông tin về cách trồng răng khểnh. Từ đó, cân nhắc tình trạng mà lựa chọn phương pháp và nha khoa phù hợp nhất. Hãy liên hệ nha khoa My Auris ngay để được tư vấn, giải đáp tất cả các thắc mắc về răng khểnh nói riêng và sức khỏe răng miệng nói chung nhé.

Anh Thy 

chat zalo
messenger