Bọc răng sứ về bị đau – 10 nguyên nhân gây đau nhức

Bọc răng sứ về bị đau

Bọc răng sứ là hình thức làm đẹp, tân trang cho răng. Tuy nhiên, có khá nhiều trường hợp sau khi bọc răng sứ về bị đau nên không khỏi lo lắng. Cùng với đó, những người có ý định bọc sứ nghe đau như thế cũng chần chừ và không dám thực hiện. Vậy đâu là nguyên nhân bọc răng sứ về bị đau, hãy cùng nha khoa My Auris tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé. 

Nguyên nhân bọc răng sứ về bị đau 

Bọc răng sứ bị ê buốt, đau nhức có thể xuất hiện trong 3-5 ngày đầu tiên sau khi bọc sứ là điều hết sức bình thường. Theo các bác sĩ, tình trạng này không cần lo lắng, chỉ cần biết cách ăn uống, chăm sóc và vệ sinh răng miệng phù hợp sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, đau nhức không thuyên giảm thì cần phải quay lại nha khoa để được bác sĩ kiểm tra, tìm ra nguyên nhân và khắc phục càng sớm càng tốt. 

Do răng yếu 

Trước khi tiến hành bọc răng sứ, bác sĩ sẽ khám tổng quát tình trạng, sức khỏe răng miệng. Điều này nhằm mục đích xem răng có phù hợp bọc sứ không. Bởi răng cơ địa nhạy cảm, yếu mà vẫn bọc sứ sẽ dẫn đến tình trạng đau nhức, ê buốt kéo dài. 

Chưa điều trị triệt để tình trạng viêm tủy răng 

Viêm tủy răng nếu không được điều trị triệt để trước khi bọc sứ cũng gây nên tình trạng đau nhức, ê buốt kéo dài. Thậm chí với những trường hợp bị viêm tủy răng mà không phát hiện vẫn bọc sứ khiến cho răng bị hoại tử, tác động đến dây thần kinh, sưng đau kéo dài và cuối cùng là phải nhổ bỏ răng. 

bọc răng sứ về bị đau
Chưa điều trị triệt để tình trạng viêm tủy răng

Nướu răng chưa kịp thích nghi 

Khi mài răng và lắp mão sứ, nướu sẽ trở nên nhạy cảm hơn và xuất hiện tình trạng đau nhức nhiều. Phải cần thời gian để nướu thích nghi, quen dần mới không còn đau nhức hay ê buốt nữa. 

Răng thật bị xâm lấn quá nhiều 

Nếu như bác sĩ mài răng không tính toán tỷ lệ mà mài răng quá nhiều khiến răng thật bị xâm lấn nhiều, làm lộ ngà răng sẽ gây nên tình trạng nhạy cảm, đau nhức. Ngoài ra, nếu răng sứ được chế tác không chuẩn sẽ không thể lắp sát khít nướu, cặn thức ăn dễ đọng lại gây viêm và dẫn đến tình trạng đau nhức kéo dài. 

bọc răng sứ về bị đau
Răng thật bị xâm lấn quá nhiều

Khớp cắn bị sai lệch 

Tình trạng sau khi bọc sứ bị đau nhức có thể đến từ nguyên nhân bị lệch khớp cắn trong quá trình lắp răng sứ. Mão sứ không khớp, không chuẩn xác khiến cho răng sứ nhô cao hơn bình thường hoặc bị lệch so với răng đối diện khiến lực nhai dồn lên răng sứ. Điều này khiến răng đau nhức, vướng cộm và đau cả khớp thái dương hàm.

Các bệnh lý về răng miệng 

Ngoài điều trị triệt để viêm tủy thì việc phát hiện bệnh lý sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu cũng rất quan trọng để tránh tình trạng đau nhức sau bọc sứ. Nếu răng bị sâu mà không phát hiện, không điều trị trước khi bọc sứ sẽ khiến cho vi khuẩn tấn công tủy răng mạnh mẽ. Từ đó, gây viêm tủy, nặng hơn là áp xe răng và mất răng vĩnh viễn. 

Ngoài ra, khi bị viêm nha chu, nướu có xu hướng tụt khỏi chân răng và không thể giữ cho răng chắc trên cung hàm. Do đó, nếu không phát hiện sớm sẽ làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của răng sứ và thậm chí mất luôn răng thật. 

Do thói quen xấu 

Thói quen nghiến răng sau khi bọc sứ sẽ làm cho các răng đối diện tác động mạnh và liên tục lên răng sứ. Từ đó, khiến cho răng phải chịu nhiều áp lực, gây đau nhức, ê buốt kéo dài. 

Chất liệu keo nha khoa bị rò rỉ 

Để răng sứ cố định trên cung hàm, bác sĩ sẽ sử dụng keo nha khoa để dán. Tuy nhiên, nếu thực hiện bọc sứ ở nha khoa không đảm bảo chất lượng, công nghệ máy móc không hiện đại, chất lượng keo không tốt sẽ dễ bị rò rỉ ra bên ngoài. Điều này cũng khiến răng bị đau nhức, ê buốt, ảnh hưởng đến nướu sau khi bọc răng sứ.

Vật liệu làm răng sứ không tốt 

Nếu răng sứ kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nướu sẽ bị kích ứng hoặc không đảm bảo tính dẫn nhiệt gây đau nhức khi ăn thực phẩm nóng, lạnh. 

bọc răng sứ về bị đau
Vật liệu làm răng sứ không tốt

Chế độ ăn uống không phù hợp 

Sau khi bọc răng sứ, nếu ăn đồ cứng hoặc quá dai cũng khiến cho răng bị đau. Ngoài ra, việc vệ sinh răng miệng không kỹ cũng khiến cho vi khuẩn dễ dàng tấn công, nếu sứ bị nứt vỡ, vi khuẩn sẽ có điều kiện tấn công cùi răng thật gây đau buốt. 

Cách khắc phục cảm giác đau sau khi bọc răng sứ 

Bọc răng sứ về bị đau có thể thực hiện một số phương pháp giảm đau tại nhà để thuyên giảm cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, nếu đau nhức vẫn kéo dài và vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm thì mọi người nên đến nha khoa ngay để đực bác sĩ thăm khám, điều trị sớm nhất. Điều này tránh các biến chứng và hậu quả không mong muốn xảy ra.

Sử dụng thuốc giảm đau 

Mọi người có thể tham khảo tư vấn và ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng thuốc giảm đau phù hợp. Tuy nhiên, không nên lạm dụng mà nên tuân thủ điều trị từ bác sĩ, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe. 

bọc răng sứ về bị đau
Sử dụng thuốc giảm đau – Cách khắc phục cảm giác đau sau khi bọc răng sứ

Súc miệng bằng nước muối 

Sử dụng nước muối với nồng độ phù hợp súc miệng sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, làm sạch chất nhờn bám quanh răng sứ. Mọi người có thể tự pha muối tại nhà bằng cách cho 2 thìa muối vào nước ấm và khuấy điều đến khi tan là có thể súc miệng. 

Chườm đá lạnh 

Đây là cách giảm đau tạm thời sau khi bọc răng sứ về bị đau. Mọi người có thể cho đá vào túi hay khăn để chườm lên khu vực đau sau khi bọc sứ. Lưu ý, không chườm trực tiếp lên vị trí bọc răng sứ bởi sẽ khiến cho cảm giác đau nhiều hơn. Bên cạnh đó, cũng không nên để túi chườm lạnh 1 chỗ quá lâu sẽ làm tổn thương vùng da ngay đó. 

bọc răng sứ về bị đau
Chườm đá lạnh – Cách khắc phục cảm giác đau sau khi bọc răng sứ

Dùng hàm bảo vệ 

Nếu nguyên nhân gây ra tình trạng bọc răng sứ về bị đau do tật nghiến răng thì mọi người tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn hàm bảo vệ răng phù hợp. Hàm bảo vệ răng sẽ tránh các răng trên hàm va chạm với nhau. 

Duy trì thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng phù hợp 

Sau khi mới bọc sứ, mọi người nên có chế độ ăn uống phù hợp để tránh đau nhức. Nên tránh ăn đồ ăn quá nóng, quá lạnh, quá cứng, quá dai hay chứa nhiều acid. Bên cạnh đó, duy trì thói quen đánh răng nhẹ nhàng ít nhất 2 lần/ ngày. Sử dụng bàn chải lông mềm để tránh ảnh hưởng đến răng và nướu. Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước để làm sạch khoang miệng hiệu quả hơn.

Mong rằng với những thông tin trong bài viết về bọc răng sứ về bị đau giúp mọi người nắm được một số nguyên nhân. Từ đó, để bọc răng sứ an toàn, không đau, mọi người nên lựa chọn nha khoa uy tín, chất lượng, đảm bảo máy móc, tay nghề và chuyên môn bác sĩ. Hãy liên hệ nha khoa My Auris ngay để được tư vấn và giải đáp chi tiết hơn nhé. 

Anh Thy 

chat zalo
messenger