Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi khó chịu thường gặp. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây ra và gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, công việc của người mắc phải. Do đó, việc khắc phục sớm tình trạng là điều mà ai cũng mong muốn. Hãy cùng My Auris bỏ túi các cách bị hôi miệng phải làm sao qua bài viết sau đây nhé.
Tìm hiểu về chứng hôi miệng
Hôi miệng còn được gọi là chứng hôi miệng – đây là tình trạng hơi thở có mùi hôi xuất phát từ khoang miệng hay bề mặt lưỡi. Người mắc hội chứng hôi miệng ngại giao tiếp, kém tự tin trong cuộc sống hàng ngày. Thông thường, người bị hôi miệng thường sử dụng kẹo cao su hay các thực phẩm có mùi tự nhiên khác để lấn át mùi hôi. Tuy nhiên, thường không hiệu quả lâu dài mà chỉ trong thời gian ngắn.
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôi miệng:
- Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc vệ sinh răng miệng không sạch khiến cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển và tồn đọng nhiều. Khi vụn thức ăn mắc kẹt, vôi răng đóng nhiều càng là môi trường để vi khuẩn phân hủy thức ăn, từ đó khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu.
- Sử dụng các thực phẩm có mùi nồng như ăn cá, thuốc lá, các loại mắm, hành tây,…
- Bệnh lý về răng: sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu, áp xe,…
- Bệnh lý cơ thể, nhất là trào ngược dạ dày thực quản.
Bị hôi miệng phải làm sao?
Hơi thở có mùi nặng, khó chịu sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, công việc. Do đó, việc tìm cách khắc phục sớm là điều vô cùng cần thiết:
Nâng cao vệ sinh răng miệng
Vệ sinh răng miệng kỹ là điều quan trọng trong cải thiện hơi thở tình trạng hôi miệng, bảo vệ sức khỏe răng miệng. Mọi người nên có chế độ vệ sinh răng miệng thật kỹ:
- Ít nhất 2 lần trong ngày, vào buổi sáng và tối.
- Sau mỗi lần ăn xong nên sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước, nước muối hay nước súc miệng để vệ sinh khoang miệng, loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa
- Bên cạnh vệ sinh răng, mọi người cũng cần chú ý vệ sinh sạch lưỡi mỗi ngày để hạn chế vi khuẩn tồn đọng.
Uống nhiều nước
Khô miệng cũng là yếu tố khiến cho hơi thở có mùi hôi khó chịu. Do đó, mọi người nên giữ cho miệng ẩm ướt, tránh tình trạng khô. Hơn nữa, uống nhiều nước còn giúp rửa sạch các mảnh vụn thức ăn, vi khuẩn khoang miệng. Tuy nhiên, mọi người chỉ nên dùng nước lọc, tránh dùng nước ngọt, soda, nước ép,…
Tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà được lấy từ cây tràm gió hoặc tràm trà đem đến nhiều lợi ích trong Đông y. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, tinh dầu tràm có khả năng diệt khuẩn đến 90% và loại bỏ mùi hôi miệng hiệu quả.
Để sử dụng, chỉ cần pha 2-4 giọt tinh dầu tràm vào kem đánh răng và đánh răng kỹ trong 2-5 phút. thực hiện cách này hằng ngày, 2 lần vào sáng và tối để mang đến hiệu quả tốt hơn.
Bị hôi miệng phải làm sao? Chữa bằng đinh hương
Đinh hương là cây thảo mộc quý hiếm, phổ biến trong tự nhiên. Bên cạnh công dụng chữa đau bụng, táo bón, rối loạn tiêu hóa,… đinh hương còn được dùng để cải thiện tình trạng hôi miệng.
Để trị hôi miệng, mọi người cần ngậm hoặc nhai vài nhánh đinh hương vài lần trong ngày. Lưu ý, không sử dụng dầu đinh hương hoặc bột đinh hương bởi chúng có thể gây bỏng.
Chanh và muối chữa hôi miệng
Chanh và muối có khả năng diệt khuẩn, làm sạch mảng bám khoang miệng.
Cách dùng chanh:
- Vắt 1 trái chanh lấy nước cốt
- Trộn nước chanh với muối hoặc kem đánh răng tạo thành hỗn hợp sệt.
- Chấm đầu bàn chải vào hỗn hợp và đánh răng trong 2 phút.
Hoặc có thể:
- Pha 1 muỗng cà phê nước chanh tươi vào 1 cốc nước ấm
- Sử dụng dung dịch này súc miệng trong khoảng 30 giây mỗi ngày.
Sử dụng lá ổi – Bị hôi miệng phải làm sao?
Lá ổi là phương pháp dân gian được sử dụng để loại bỏ mùi hôi miệng. Bên cạnh đó, trong lá ổi còn chứa 10% tannin, chất này có tác dụng làm trắng răng, làm sạch mảng bám kẽ răng. Mọi người có thể sử dụng lá ổi nhai trực tiếp hoặc nấu lấy nước để súc miệng.
Trà xanh chữa hôi miệng
Trà xanh có tính chất kháng khuẩn và là một trong những phương pháp chữa hôi miệng hiệu quả nhất. Mọi người có thể sử dụng nước trà xanh kết hợp với gừng hoặc vài giọt nước chanh để tăng hiệu quả trị hôi miệng. Hoặc, mọi người có thể nhai lá trà trực tiếp trong khoảng 1-2 phút.
Gừng tươi – Bị hôi miệng phải làm sao?
Gừng là một trong những nguyên liệu dễ tìm trong gian bếp nhà bạn. Gừng chứa một hợp chất gọi là 6-gingerol, mang lại vị cay và cũng giúp loại bỏ hơi thở hôi hiệu quả. Có thể cắt vài lát gừng tươi và nhai nhẹ nhàng trong 1-2 phút. Hoặc, mọi người có thể nấu nước gừng nóng để súc miệng hằng ngày.
Sử dụng mật ong chữa hôi miệng
Mật ong được xem là thực phẩm vàng, đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Mật ong có khả năng kháng khuẩn, giúp diệt khuẩn, loại bỏ mùi hôi miệng hiệu quả. Mật ong có thể dùng kết hợp với bột quế, nước cốt chanh, giấm táo,.. để khử mùi hôi miệng.
Mật ong được hòa tan cùng nước cốt chanh hay giấm táo rồi lấy nước súc miệng vào sáng và tối để điều trị hôi miệng.
Rau mùi tây
Trong rau mùi tây có chứa nhiều chất diệp lục và hương thơm đặc biệt nên có khả năng diệt khuẩn giảm mùi hôi ở miệng. Cách thực hiện: Ép mùi tây lấy nước, pha nước này với muối và dùng để súc miệng trong 3-5 phút để đạt hiệu quả tối đa.
Ăn sữa chua
Sữa chua là sản phẩm từ sữa được lên men nên chứa nhiều vi khuẩn có lợi cho sức khỏe. Một nghiên cứu từ Hiệp hội Nha khoa Quốc tế cho thấy, những người ăn 3 ounce sữa chua không đường 2 lần/ ngày trong 6 tuần đã giảm 80% lượng hydro sunfua- một chất gây mùi khó chịu cho khoang miệng. Trong đó 1 ounce = 29.57 ml. Như vậy, mọi người có thể cân nhắc bổ sung sữa chua trong chế độ ăn hàng ngày của mình nhé.
Vỏ bưởi
Vỏ bưởi chứa tinh dầu dồi dào có hiệu quả trong giảm mùi hôi miệng. Để sử dụng vỏ bưởi, mọi người rửa sạch vỏ bưởi rồi cắt thành từng miếng nhỏ vừa miệng. Thực hiện nhai từng miếng để các tinh dầu trong vỏ bưởi tiết ra. Cách này hiệu quả nhưng có thể khó nhai nên mọi người cũng có thế nấu nước vỏ bưởi và sử dụng súc miệng 2 lần/ ngày.
Hy vọng với những cách chữa hôi miệng trong bài viết bị hôi miệng phải làm sao giúp mọi người có thêm kinh nghiệm trong chăm sóc răng miệng. Ngoài ra, nếu thực hiện mà tình trạng không thuyên giảm, hãy nên đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám, tìm ra nguyên nhân khắc phục điều trị.
Anh Thy