Bị hôi miệng phải làm sao?

Hôi miệng không phải là một căn bệnh nguy hiểm, nhưng lại gây hậu quả rất khủng khiếp vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân người hôi miệng, và những người xung quanh khi giao tiếp. Hơi thở có mùi hôi khiến người bệnh ngại tiếp xúc với người khác do ngại ngùng, mất tự tin khi giao tiếp. Vì sao lại bị hôi miệng? Bị hôi miệng làm sao hết?

1. Hôi miệng là bệnh gì?

Hôi miệng (hơi thở có mùi) là khi miệng phát ra hơi thở có mùi hôi hoặc phát ra mùi khó chịu khi nói chuyện, giao tiếp.

Hôi miệng khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, tự ti hoặc bối rối khi giao tiếp. Người xung quanh khi tiếp xúc trực tiếp với người hôi miệng sẽ cảm thấy khó chịu, thường quay mặt đi hoặc lảng tránh, ngại góp ý trực tiếp với người bệnh.

2. Vì sao lại bị hôi miệng?

Khi bị hôi miệng, có thể là do những nguyên nhân sau:

  • Chăm sóc răng miệng chưa đúng cách chính là nguyên nhân hàng đầu khiến bạn bị hôi miệng. Khi thức ăn kẹt giữa răng và nướu thì vi khuẩn sẽ xâm nhập mạnh vào môi trường khoang miệng gây nên mùi hôi.
  • Cà phê, tỏi, hành, cá, đồ cay,…là những thực phẩm có mùi thơm nhưng khi vào dạ dày lại gây hôi miệng. Mùi và mảng bám của nó sẽ dính xung quanh miệng kể cả khi bạn đã đánh răng gây mùi khó chịu. Trong quá trình tiêu hóa, mùi đồ ăn có thể quay trở lại thực quản và đẩy ra khi thở và nói chuyện.
  • Người hút thuốc lá cũng có khả năng bị bệnh ở nướu và một số tình trạng khác gây ra tình trạng hôi miệng
  • Nước bọt giúp làm sạch miệng, hạn chế mùi hôi. Do đó, nếu bị khô miệng bạn sẽ gặp phải bệnh hôi miệng. Khô miệng mãn tính là do tuyến nước bọt có vấn đề hoặc một số bệnh lý răng miệng khác gây ra.
  • Có nhiều loại thuốc như: thuốc điều trị căng thẳng, trầm cảm, huyết áp, đau và căng cơ,… sẽ làm khô miệng của bạn, gây ra hiện tượng hôi miệng.
  • Bị trào ngược dạ dày, thực quản, tiểu đường, xơ gan, suy thận,… cũng là nguyên nhân bị hôi miệng.

Vi sao bi hoi mieng

3. Bị hôi miệng thì phải làm sao?

Để khắc phục bệnh này, bạn cần tìm ra chính xác nguyên nhân gây hôi miệng. Nếu nguyên nhân hôi miệng gây ra không phải do bệnh lý thì bạn có thể tự chữa tại nhà bằng những phương pháp sau:

  • Vệ sinh răng miệng thật tốt bằng cách đánh răng bằng bàn chải lông mềm và chải sạch lưỡi ít nhất 2 lần/ ngày. Nên sử dụng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để hỗ trợ vệ sinh răng miệng tốt hơn.
  • Không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng những thực phẩm có mùi cay nồng như hành, tỏi, sầu riêng,cà phê, …
  • Ăn thêm rau mùi tây và bạc hà, nhai lá ổi hoặc trà xanh, … để khắc phục tạm thời chứng hôi miệng.
  • Nhai kẹo cao su không đường để hỗ trợ tăng tiết nước bọt, tránh khô và giảm hôi miệng.

Bi hoi mieng phai lam sao

Sau khi thực hiện các biện pháp trên, mà vẫn không khắc phục được tình trạng hôi miệng, thì bạn nên đi khám ở các cơ sở y tế chuyên khoa về răng miệng để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân, và được bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị kịp thời, giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp.

4. Một số mẹo dân gian chữa hôi miệng hiệu quả

meo nhan gian chua benh hoi mieng

Có khá nhiều nguyên liệu tự nhiên có thể giúp hạn chế tình trạng hôi miệng. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp chữa hôi miệng bằng các mẹo sau đây:

  • Súc miệng bằng nước muối ấm vừa phải vào hai lần sáng, tối sẽ có tác dụng tuyệt vời trong việc ngăn chặn sự tích tụ của vi khuẩn gây mùi trong cổ họng và khoang miệng, giúp khắc phục kịp thời chứng hôi miệng
  • Mật ong có tính chống khuẩn mạnh, hỗ trợ tiêu diệt những vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có lợi phát triển. Bạn có thể sử dụng mật ong nguyên chất để khử mùi hôi miệng bằng cách: Thoa mật ong trên nướu răng và dùng lưỡi đẩy cho mật ong thấm đều trong khoang miệng để loại bỏ vi khuẩn hoàn toàn.
  • Trong lá ổi có chứa hợp chất phenol, flavonoid, vitamin C…có tác dụng giảm đau, kháng viêm và chống oxy hóa hiệu quả. Đặc biệt là flavonoid – một hợp chất rất tốt,có tác dụng chống lại vi khuẩn gây ra các bệnh răng miệng. Nghiền lá ổi khô và trộn với muối, nhai 2 lần/ngày để khử mùi hôi miệng. Hoặc dùng lá ổi non đun sôi, pha thêm chút muối biển, sau đó lấy nước để súc miệng từ 2 – 3 lần/ngày.

Những mẹo dân gian trên sẽ giúp bạn khắc phục chứng hôi miệng rất hiệu quả tại nhà, bằng các nguyên liệu tự nhiên dễ kiếm, dễ làm. Bạn hãy chọn cho mình một phương pháp và thực hiện hàng ngày để có hơi thở thơm mát, giúp bạn tự tin khi giao tiếp. Nếu thực hiện những mẹo trên mà không hiệu quả, bạn nên đến trực tiếp phòng khám nha khoa để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả nhất nhé!

Trường hợp phụ nữ sau sinh bị hôi miệng thì phải làm sao, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau >>> Mẹo chữa hôi miệng cho phụ nữ sau sinh cực hay

Trả lời

chat zalo
messenger