Sức khỏe răng miệng có tầm quan trọng lớn đối với mọi đối tượng kể cả trẻ em và người lớn. Vì nếu bệnh lý về răng xuất hiện, không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng vị trí mọc răng sau này, nhất là các trẻ nhỏ. Thế nhưng, trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bị sâu răng vì men răng còn khá yếu rất dễ bị vi khuẩn tấn công.
Do đó, cha mẹ thường rất lo lắng cho bé 4 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao khắc phục. Hiểu được nỗi lo của các bậc phụ huynh, bài viết sẽ đem đến một số thông tin về vấn đề này, đừng bỏ lỡ nhé.
Mục Lục
Bé 4 tuổi bị sâu răng hàm
Răng hàm đóng vai trò quan trọng nhất trong bộ răng sữa của trẻ em, đảm nhận nhiệm vụ nhai, nghiền thức ăn tốt nhất trong các răng để cơ thể hấp thụ. Đây cũng là răng cứng nhất trong số các răng sữa và nằm sâu bên trong cung hàm. Chính điều này, mà phụ huynh thường lơ là, không quan sát răng hàm của trẻ để tình trạng sâu diễn biến âm thầm đến lúc nặng mới biểu hiện triệu chứng đau nhức.
Thông thường, nhìn vào cũng khó phát hiện răng hàm bị sâu nếu không có dụng cụ nha khoa chuyên dụng. Vì thế các bậc cha mẹ rất lo lắng không biết bé 4 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao.
Bên cạnh đó, có nhiều quan niệm cho rằng răng sữa ở trẻ nhỏ cũng sẽ được thay bằng răng vĩnh viễn nên không cần lo lắng. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm vì bé 4 tuổi chưa đến độ tuổi thay răng nếu tình trạng sâu nặng có thể gây ảnh hưởng tủy, khó mọc răng sau này và tình trạng sâu có thể tái phát.
Nguyên nhân bé 4 tuổi bị sâu răng hàm
Để biết bé 4 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao thì các bậc phụ huynh nên tìm hiểu về nguyên nhân gây nên sâu răng. Trẻ 4 tuổi sâu răng hàm phổ biến vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, ở độ tuổi trẻ em thì chủ yếu do thói quen gây nên sâu răng.
Thói quen ăn nhiều thực phẩm giàu đường, giàu tinh bột, chẳng hạn như sữa, nước ngọt, bánh kẹo, socola, kem,… tăng sâu răng ở trẻ em. Do đường và phẩm màu từ những thực phẩm này bao bọc lấy răng, làm tổn hại men răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Theo thời gian, các mảng bám tích tụ càng nhiều, men răng càng bị bào mòn dẫn đến sâu răng.
Ngoài ra, vẫn còn nhiều nguyên nhân và yếu tố khác gây nên bé 4 tuổi bị sâu răng hàm:
- Không vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng và đúng cách
- Ít uống nước
- Thiết fluor cũng như các chất dinh dưỡng như canxi, vitamin D3, K2,…
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: ăn nhiều thực phẩm giàu đường, tinh bột, dầu mỡ mà không bổ sung rau, củ, quả, thịt cá tươi,…
- Di truyền
Dấu hiệu bé 4 tuổi bị sâu răng hàm
Răng hàm nằm sâu bên trong nên có thể khó quan sát, nên khi trẻ than đau nhức, ê buốt hay khó nhai phía trong hàm thì cha mẹ nên đưa trẻ đi kiểm tra và khám răng:
- Răng sâu xuất hiện những đốm đen, lỗ nhỏ trên răng
- Răng bị đổi màu kém hơn so với các răng lân cận, vì răng sâu thường có màu sắc đậm hơn
- Nướu bị sưng. Vì răng hàm nằm bên trong má nên một số trường hợp bị sưng biểu hiện bên ngoài má
- Khó nhai khi ăn uống
- Răng nhạy cảm với thực phẩm nóng, lạnh
- Hơi thở có mùi
Bé 4 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao khắc phục?
Khi bé xuất hiện một số triệu chứng như trên hay khó chịu, cha mẹ nên đưa bé đến nha khoa để kiểm tra và khám. Tùy vào từng tình trạng mà bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị sâu răng cho bé thích hợp nhất.
- Điều trị răng sâu nhẹ: thường tình trạng chỉ mới chớm sâu, lỗ sâu còn nông thì bác sĩ thực hiện tái khoáng lỗ sâu để bảo tồn răng thật cho trẻ. Tái khoáng được thực hiện bằng các vật liệu nha khoa chuyên dụng để lắp các lỗ đen do sâu răng. Điều này ngăn chặn vi khuẩn tiếp tục tấn công mà vẫn đảm bảo chức năng ăn nhai cho trẻ
- Điều trị răng sâu lỗ nhỏ: Tái khoáng chỉ thực hiện cho những lỗ sâu nhỏ li ti trên răng. Còn răng đã xuất hiện các lỗ sâu thì phải thực hiện trám răng để ngăn chặn sâu lan rộng và ảnh hưởng các răng xung quanh. Trước khi thực hiện trám răng, bác sĩ vệ sinh răng, cạo vôi răng và nạo sạch vết sâu để loại bỏ vi khuẩn còn sót.
- Điều trị sâu răng nặng: tình trạng này không ai mong muốn vì phải nhổ bỏ răng. Do đó, bác sĩ sẽ khám và cân nhắc kỹ để đưa ra quyết định có nhổ răng không. Vì bé còn nhỏ chưa đến độ tuổi thay răng mà nhổ bỏ răng sớm làm nướu co lại răng vĩnh viễn khó mọc, dễ ảnh hưởng cấu trúc hàm làm răng mọc lệch lạc, khấp khểnh. Còn nếu đã nhiễm trùng và sâu ăn vô tủy mà không nhổ bỏ thì vi khuẩn phá hủy nhiều cấu trúc răng khác.
Phòng ngừa sâu răng hàm ở bé 4 tuổi
Việc phòng ngừa bé 4 tuổi bị sâu răng hàm là cần thiết, dù bé 4 tuổi hay ở bất kỳ độ tuổi nào. Do răng mang tính thẩm mỹ và khả năng mọc răng sau này. Bởi vậy, cha mẹ nên hướng dẫn và giáo dục trẻ về tầm quan trọng của sức khỏe răng miệng, chăm sóc đúng cách.
- Tạo thói quen đánh răng, vệ sinh răng miệng cho trẻ ít nhất 2 lần/ ngày trước khi đi ngủ vào buổi tối và sáng sau khi thức dậy.
- Hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn trong khoang miệng mà không tổn thương nướu, chảy máu chân răng.
- Quan sát trẻ khi trẻ đánh răng cho đến 7 tuổi. Vì các trẻ nhỏ không ý thức được vai trò của đánh răng nên nếu cha mẹ không giám sát thì trẻ đánh răng ẩu hay không đánh.
- Kem đánh răng lựa chọn cho trẻ phải phù hợp với lứa tuổi, nhất là có chứa hàm lượng fluor để tăng cường bảo vệ răng.
- Chọn bàn chải phù hợp độ tuổi, đầu nhỏ, lông chải mềm mại.
- Tập thói quen uống nước sau ăn
- Hướng dẫn bé kết hợp sử dụng nước muối để súc miệng để tăng sát khuẩn, ngăn ngừa vi khuẩn, loại bỏ mảng bám trên răng.
- Kiểm soát chế độ ăn uống của trẻ. Nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt các thực phẩm giàu canxi, vitamin,… Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt, nhiều đường, tinh bột, dầu mỡ.
- Đưa trẻ đến nha khoa kiểm tra và khám răng định kỳ 3- 6 tháng/ lần. Điều này giúp kiểm soát tốt tình trạng răng cũng như kịp thời can thiệp, xử lý các bệnh lý về răng miệng, mà thường gặp nhất là sâu răng.
Hy vọng những thông tin trong bài viết giúp các bậc phụ huynh giảm được nỗi lo và biết cách khắc phục bé 4 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao. Chúc bé cùng gia đình có sức khỏe răng miệng tốt nhất để tăng tự tin trong các hoàn cảnh trong cuộc sống, học tập. Nếu vẫn còn lo lắng đừng ngần ngại liên hệ nha khoa My Auris qua hotline 0906 038 017 để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhất nhé.
Anh Thy