Phương pháp trồng răng implant là kỹ thuật thay thế cho răng đã mất và phục hình bằng implant được nhiều lựa chọn. Tuy nhiên, không phải khách hàng nào cũng đủ điều kiện để trồng răng implant, nhất là về độ tuổi. Hơn nữa, những trường hợp mất răng vĩnh viễn quá sớm hoặc không có mầm răng bẩm sinh thường có nhu cầu khắc phục răng đã mất. Vậy bao nhiêu tuổi thì cắm implant và giải pháp nào thay thế tốt nhất?
Mục Lục
Bao nhiêu tuổi thì cắm implant là được?
Trồng răng implant là kỹ thuật khoan trực tiếp vào xương hàm để tiến hành đặt trụ implant. Vì thế, những trường hợp đủ điều kiện trồng răng implant phải từ 18 tuổi trở lên. Bởi vì lý do sau:
- Nếu khách hàng nhỏ hơn độ tuổi này, xương hàm đang phát triển, đồng thời chưa cứng chắc và ổn định hoàn toàn;
- Kỹ thuật cấy ghép implant yêu cầu phải tác động đến xương hàm để thực hiện bước đầu tiên chính là cắm trụ implant. Trường hợp nếu xương hàm chưa phát triển sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều, đồng thời dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đến cấu trúc xương. Hơn nữa, sẽ tác động đến sự phát triển xương hàm về sau.
Tuy nhiên, những trường hợp chưa đủ 18 tuổi vẫn tiến hành cấy ghép implant nếu xương hàm đã ổn định. Khi đó, bác sĩ sẽ thăm khám cẩn thận và có thể thực hiện trồng răng implant khi đã đủ điều kiện đảm bảo.
Giải pháp thay thế cho trẻ khi chưa đủ tuổi trồng răng
Trong nha khoa sẽ không khuyến khích trẻ em dưới 16 tuổi để thực hiện trồng răng implant. Trường hợp trẻ bị mất răng thì giải pháp thông minh lúc này chính là sử dụng hàm giữ khoảng.
Khi sử dụng hàm giữ khoảng cách thì khoảng trống mất răng sẽ được đảm bảo. Ngoài có chức năng giữ nguyên khoảng trống khi mất răng mà còn tránh răng bị xô lệch về phía mất răng.
Phương pháp này sẽ sử dụng bằng ké cụ bằng kim loại hoặc máng nhựa được thiết kế cố định hay tháo lắp linh hoạt nhằm cho trẻ sử dụng hằng ngày.
Những trường hợp thường được chỉ định đeo hàm giữ khoảng, điển hình như:
- Trường hợp trẻ bị chấn thương dẫn đến tình trạng gãy răng hoặc mất răng;
- Sự bất thường về số lượng, hình thế và cấu trúc của chiếc răng như thiếu răng sữa bẩm sinh dẫn đến hàm bị thưa;
- Trường hợp răng vĩnh viễn bị sâu hoặc nhiễm trùng nặng không thể giữ lại và được bác sĩ chỉ định nhổ bỏ.
- Những trường hợp trẻ đã nhổ răng sữa nhưng không có mầm răng vĩnh viễn do nhiều nguyên nhân khách quan.
Các loại hàm giữ khoảng
Hiện nay có 2 loại hàm giữ khoảng được sử dụng phổ biến là loại tháo lắp và cố định trên thân răng, cụ thể như:
Hàm giữ khoảng tháo lắp
Được thiết kế tương tự với hàm duy trì được sử dụng phổ biến trong giai đoạn cuối cùng của chỉnh nha. Chúng được thiết kế với các dây thép bao quanh được liên kết với khung nhựa tạo thành khay và gắn trực tiếp vào khuôn miệng.
Những trường hợp thường được chỉ định khi mất quá nhiều răng trên cung hàm, mất răng sữa ở hai bên cung hàm.
Ưu điểm của phương pháp này chính là có thể giúp tháo lắp linh hoạt nhằm thuận tiện cho việc vệ sinh răng miệng dễ dàng. Ngoài ra, khi sử dụng hàm giữ khoảng tháo lắp sẽ giúp phục hồi chức năng ăn nhai cho trẻ.
Tuy nhiên, khi sử dụng hàm tháo lắp cần phải có sự hợp tác của trẻ bằng cách đeo khay đủ thời gian.
Hàm giữ khoảng cố định
Loại hàm thường được thiết kế từ thép không gỉ để gắn vào răng liền kề đã mất, hiện nay có 3 loại hàm cố định được sử dụng phổ biến gồm:
- Hàm giữ khoảng 1 bên: Được thiết kế với 1 vòng tròn bao quanh và một vòng dây thép nhằm giữa khoảng trống tại vị trí mất răng. Loại này thường áp dụng cho 1 răng bị mất trên cung hàm.
- Hàm giữ khoảng 2 bên: Được thiết với 2 vòng tròn tương ứng với 2 răng kế và một dây cung kéo dài nằm trong các răng trước nhằm giữ khoảng trống cho hai răng. Loại này được chỉ định cho trường hợp các răng hàm.
- Hàm neo chặn phía xa: Với thiết kế tương tự như hàm giữ khoảng 1 bên nhưng có thiết kế thêm một miếng thép được gắn ở dây thép tròn để giữ khoảng cho răng hàm lớn. Trường hợp này thường được chỉ định khi bị mất răng hàm sữa lớn thứ 2 trước khi răng vĩnh viễn thứ nhất mọc lên.
Tuy nhiên, đây là phương pháp tạm thời và chờ đến khi hàm răng của trẻ ổn định hoặc đủ tuổi để trồng răng implant. Thời điểm thích hợp để trồng răng implant là khi, xương hàm răng phát triển hết và đủ điều kiện trồng răng nhằm dụ hồi các chức năng răng. Lúc này, bạn sẽ cần phải cẩn thận lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện trồng răng an toàn, đồng thời hạn chế biến chứng.
Những điều kiện cần đáp ứng để cấy răng implant
Bên cạnh những yếu tố bao nhiêu tuổi thì cắm implant, khách hàng cần phải đáp ứng các điều kiện dưới đây:
- Xương hàm đảm bảo rằng đã đủ độ dày, chiều cao theo tiêu chuẩn để đặt vừa trụ chân răng. Nếu trường hợp trẻ đã đeo hàm giữ khoảng nhưng xương hàm chưa ổn định, lúc này bác sĩ sẽ kiểm tra răng tổng quát và có phương án điều trị phù hợp.
- Trường hợp khách hàng mắc bệnh mạn tính, cần phải kiểm soát tốt trước khi thực hiện trồng răng. Lúc này, người bệnh cần phải chuẩn bị tâm lý thoải mái và không cần phải quá lo lắng.
- Trường hợp mắc các bệnh lý răng miệng cần phải điều trị triệt để giúp răng miệng khỏe mạnh nhằm đem lại kết quả trồng răng tốt nhất.
Mặc dù các yếu tố trên có thể khắc phục bằng công nghệ hiện đại và tính tự giác của từng khách hàng. Tuy nhiên, độ tuổi để đáp ứng đủ điều kiện thì cần phải đảm bảo tuyệt đối, đồng thời tránh việc tiến hành thực hiện quá sớm làm tổn thương đến xương hàm mà tỷ lệ thành công lại rất thấp.
Tại nha khoa My Auris chúng tôi không chỉ mang đến một hàm răng khỏe, đẹp. Mà còn hướng đến sức khỏe lâu dài và sự hài lòng tuyệt đối của từng bệnh nhân. Nhờ đó, góp phần tạo “Hành trình kiến tạo nụ cười” với những nụ cười hạnh phúc và trọn vẹn.
Qua bài viết đây sẽ là toàn bộ những thông tin hữu ích và giải đáp chi tiết về bao nhiêu tuổi thì cắm implant, đồng thời giúp bạn hiểu thêm về các điều kiện trước khi trồng răng implant và các phương pháp thay thế. Bên cạnh đó, giúp bạn có tâm lý “vững vàng” trước khi cải thiện các khuyết điểm về răng khi bị mất răng hoặc thiếu răng bẩm sinh. Nếu bạn có thắc mắc và cần giải đáp về các phương pháp trồng răng, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cặn kẽ nhất!
Kim Dung
Có thể bạn quan tâm:
? Triệu chứng sau khi cấy Implant thường gặp là gì?
? Cấy ghép implant ở đâu an toàn
? 6 lý do tại sao phải cắm implant?