Đội Ngũ Bác Sĩ |
Trong nha khoa, răng khôn được gọi là răng hàm lớn số 8, chúng có vị trí mọc ở cuối cùng trên cung hàm. Thông thường, ở mỗi người sẽ có tối đa 4 chiếc răng khôn và được chia đều cho cả hàm trên lần hàm dưới (tại 4 góc trong cùng của cung răng). Vậy bao nhiêu tuổi mọc răng khôn, chúng có biểu hiện rõ ràng như thế nào. Hãy cùng nha khoa My Auris tìm hiểu các thông tin cần thiết về chiếc răng này để có hướng xử lý phù hợp nhất.
Mục Lục
Bao nhiêu tuổi mọc răng khôn? Giải đáp nha khoa
Khách hàng có thể chủ động và kiểm soát dễ dàng trước khi răng khôn có khả năng mọc, cũng như các biến chứng mà nó sẽ gây ra khi bạn nắm chắc được việc bao nhiêu tuổi mọc răng khôn. Thực tế, răng khôn hay còn được biết đến là răng số 8 trên cung hàm có thời gian mọc không cùng thời điểm với những chiếc răng vĩnh viễn khác.
Thông thường, độ tuổi mọc răng khôn sẽ rơi vào giai đoạn con người ở độ tuổi trưởng thành, từ 17 đến 25 tuổi hay có trường hợp mọc răng muộn hơn, điều này sẽ tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Bên cạnh đó, răng khôn ở hàm trên và hàm dưới cũng có sự khác biệt rõ ràng về số lượng chân răng. Đối với răng khôn hàm dưới sẽ có hai chân răng và răng hàm trên sẽ có một hoặc ba chân.
Người bệnh sẽ nhận biết được răng khôn mọc lên với một số triệu chứng như nướu lợi sưng tấy hay đau nhức tại vị trí lợi phía trong cùng. Bên cạnh đó, trong nhiều trường hợp, phàn hàm bị căng cứng cũng như khó cử động, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh hoạt mỗi ngày của người bệnh, đặc biệt là trong quá trình ăn uống.
Tùy vào mỗi người bệnh, trường hợp mọc răng khôn mà mức độ đau nhức sẽ khác nhau. Nó có thể mọc kéo dài trong vài tháng hay cũng có thể kéo dài trong vài năm. Tình trạng này sẽ càng nghiêm trọng hơn đối với trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm.
Đối tượng nào nên thực hiện nhổ răng khôn?
Khi có dấu hiệu mọc răng khôn, bạn nên thăm khám với bác sĩ chuyên môn. Thực tế, bao nhiêu tuổi mọc răng khôn cũng cần được điều trị phù hợp và an toàn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Cụ thể, nếu bạn thuộc vào một trong những trường hợp sau đây, bạn buộc phải tiến hành nhổ răng khôn để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm cho răng miệng.
- Có dấu hiệu xuất hiện u nang, viêm sưng và nhiễm trùng lặp đi lặp lại nhiều lần.
- Răng khôn có xu hướng mọc lệch và mọc ngầm trong xương hàm. Nếu không thực hiện nhổ bỏ sớm sẽ gây nên các hệ quả nghiêm trọng khó lượng cho sức khỏe của bạn.
- Đối với trường hợp răng khôn mọc thẳng bình thường, nhưng lại không có răng đối diện ăn khớp cũng khiến răng khô bị trồi lên sau khoảng thời gian, gây tình trạng viêm loét cho hàm đối diện.
- Trường hợp răng khôn bị sâu, hay ảnh hưởng bởi bệnh nha chu không thể bảo tồn cũng cần được nhổ bỏ.
- Việc nhổ răng khôn cũng giúp người bệnh đang cần chỉnh nha và phục hình được an toàn hơn.
Nhằm đảm bảo tính an toàn đối với sức khỏe răng miệng, cũng như sức khỏe tổng thể. Người bệnh nên thực hiện nhổ răng khôn theo các chỉ định một cách sớm nhất, để không bỏ lỡ thời điểm vàng khi chưa gặp phải các biến chứng không mong muốn. Đặc biệt, người bệnh cần cân nhắc kỹ lượng cơ sở nha khoa thực hiện nhổ răng đảm bảo tính an toàn.
Thực hiện nhổ răng khôn có thật sự cần thiết không?
Theo số liệu thống kê của tổ chức chăm sóc răng miệng (Hoa Kỳ) hiện đang có đến 85% răng khôn phải cần nhổ bỏ, bởi chúng mang lại tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm có khả năng diễn ra. Những vấn đề răng miệng có thể diễn ra khi không có hướng xử lý kịp thời trong bao nhiêu tuổi mọc răng khôn thường thấy nhất:
- Răng khôn mọc lệch có xu hướng đâm vào chân răng số 7, làm hỏng từ chân răng lên thân răng. Điều này sẽ khiến răng bị ảnh hưởng lung lay cũng như bị gãy rụng sớm.
- Khi người bệnh không biến được răng khôn mọc lúc nào, tình trạng răng mọc ngang sẽ làm xô lệch hàm, gây tình trạng sai khớp cắn và ảnh hưởng khả năng ăn nhai thường ngày một cách nghiêm trọng.
- Tăng nguy cơ xấu về những bệnh lý răng miệng như viêm nướu, sưng nướu tại vùng răng khôn, viêm lợi trùm cùng nhiều hậu quả nghiêm trọng như nhiễm trùng, hay có khả năng mất răng.
- Người bệnh trong độ tuổi mọc răng khôn có trường hợp không xử lý kịp thời sẽ gây nên những tổn thương cho xương hàm, tiêu xương hàm dẫn đến u nang toàn xương hàm.
- Răng khôn mọc lên gây chèn ép vào các dây thần kinh, làm mất cảm giác ở niêm mạc, môi, lưỡi,… Mặt khác còn dẫn đến hội chứng giao cảm làm răng bị sưng đau vùng ổ mắt, một bên mặt,…
Khi hiểu rõ được bao nhiêu tuổi mọc răng khôn cũng các biến chứng đang lo ngại mà nha khoa My Auris chia sẻ thì bạn cần phải lưu ý đến độ tuổi, những biểu hiện mọc răng nhằm phát hiện kịp thời để có hướng xử lý. Đồng thời, bạn cũng cần phải thăm khám tại các nha khoa uy tín để được bác sĩ xác định chính xác tình trạng răng khôn, xem xét có cần phải nhổ bỏ đi hay không.
Cách chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng khôn
Bao nhiêu tuổi mọc răng khôn là vấn đề cần được lưu ý và thực hiện điều trị sớm. Sau quá trình điều trị với bác sĩ, bạn sẽ được hướng dẫn thêm về các cách chăm sóc răng miệng, hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng đối với sức khỏe.
- Chú ý đánh răng 2 lần mỗi ngày, chỉ nên sử dụng loại bàn chải có lông mềm, tránh tác động lên vị trí vừa nhổ răng để không gây viêm nhiễm.
- Cần kết hợp làm sạch răng sau mỗi bữa ăn với chỉ nha khoa, nước muối hoặc nước súc miệng. Trong đó chỉ nha khoa làm sạch các mảng bám ở kẽ răng, còn nước muối sẽ giúp diệt khuẩn và làm sạch các mảng bám còn sót lại trong khoang miệng.
- Nên hạn chế ăn các loại thực phẩm nóng, quá cứng hay quá dai để không làm ảnh hưởng nướu răng.
- Không dùng tay hay dùng lưỡi để chạm vào vị trí vừa nhổ răng, nhằm hạn chế tình trạng đau nhức, khiến nướu sưng hơn,…
- Bổ sung thêm dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là canxi từ thịt, cá, ngũ cốc,… để làm tăng độ chắc khỏe cho răng.
- Chườm đá, nếu bạn cảm thấy hơi đau nhức sau khi nhổ răng khôn.
- Thăm khám và kiểm tra với bác sĩ định kỳ để được xem xét vị trí nhổ răng và có hướng xử lý các biến chứng khi cần.
Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp bạn biết được bao nhiêu tuổi mọc răng khôn. Thực tế, thời gian mọc những chiếc răng này sẽ khác nhau ở từng người, có người mọc sớm và có người mọc muộn. Nhưng khi chúng mọc lên, bạn cần có hướng xử lý càng sớm càng tốt để không gây các biến chứng cho sức khỏe răng miệng. Thăm khám với My Auris để bạn được bác sĩ hỗ trợ chẩn đoán và nhổ răng khôn sớm nhất, đảm bảo tính an toàn và hiệu quả nhất.
Yến Nhi