[BÁC SĨ GIẢI ĐÁP] Mang thai có niềng răng được không?

[BÁC SĨ GIẢI ĐÁP] Mang thai có niềng răng được không?

Niềng răng là giải pháp giúp tăng tính thẩm mỹ cho răng, cải thiện nụ cười và sự hài hòa cho gương mặt. Tuy nhiên, với những chị em phụ nữ có gia đình thì lại lo lắng về vấn đề mang thai có niềng răng được không. Để giải đáp chi tiết vấn đề này, hãy cùng My Auris tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé. 

Mang thai có niềng răng được không? 

Mang thai có niềng răng được không là điều được rất nhiều chị em quan tâm. Bởi một bên là sức khỏe của bé con, một bên là việc làm đẹp cho bản thân, cải thiện sức khỏe răng miệng. 

Theo quan niệm từ xưa, phụ nữ khi mang thai cần phải cẩn thận, tránh những tác động đến cơ thể bởi dễ ảnh hưởng đến thai nhi. Quan niệm đó đến nay vẫn còn nên nhiều chị em lo sợ niềng răng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. 

Theo các bác sĩ, mang thai và niềng răng chỉnh nha là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Niềng răng là kỹ thuật trong nha khoa sử dụng các khí cụ điều chỉnh răng, khắc phục khiếm khuyết của tình trạng răng thưa, răng hô, móm,… Trong quá trình niềng răng, mắc cài cố định hoặc khay niềng trong suốt để tác động lực giúp răng di chuyển. Do đó, ngoài cấu trúc răng thì không còn bộ phận nào trên cơ thể chịu sự tác động. Vì thế, có thể nói, niềng răng không tác động đến sức khỏe của cả mẹ và bé. 

Mang thai có niềng răng được không? 
Mang thai có niềng răng được không?

Thế nhưng, thực tế, thời gian niềng răng kéo dài khá lâu. Thông thường, thời gian niềng răng trung bình từ 18-24 tháng. Hơn nữa, nhiều trường hợp phức tạp, thời gian đeo niềng còn có thể kéo dài hơn. Trong khoảng thời gian này, các chị em cần đến nha khoa thăm khám thường xuyên để điều chỉnh mắc cài, dây cung. Thế nên, đối với những người mang thai thì bất tiện đi lại. Bên cạnh đó, niềng răng có thể gây đau nhức, khó chịu, gặp khó khăn trong việc ăn uống nên đôi khi khiến các mẹ không bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong quá trình mang thai. 

Như vậy, các chị em nên suy nghĩ thật kỹ trước khi chỉnh nha và điều chỉnh khoảng thời gian có em bé phù hợp. Theo các chuyên gia, thời gian phù hợp và thuận tiện nhất chính là sau khi sinh em bé. 

Đang niềng răng mà mang thai có sao không? 

Với các chị em đang niềng răng mà có tin vui thì liệu rằng có nên dừng việc niềng răng lại không. Theo các bác sĩ, đang niềng răng mà mang thai thì vẫn có thể tiếp tục chỉnh nha. Giải pháp tốt nhất trong tình trạng này có thể được thực hiện như:

  • Đầu tiên cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị của mình về việc mình mang thai. Từ đó, bác sĩ xem xét tình trạng xem có nên tiếp tục hay dừng. Nếu như tiếp tục sẽ điều chỉnh lực niềng, kéo dây cung cho phù hợp để hạn chế đau đớn, khó chịu. 
  • Trong trường hợp, các chị em mang thai có sức khỏe không tốt sẽ ngừng quá trình niềng răng. Hoặc có thể giảm lực niềng và dừng tạm thời niềng để sức khỏe mẹ phục hồi, ổn định. 
  • Đối với các chị em có sức khỏe ổn định thì bác sĩ sẽ xem xét quá trình chỉnh nha tiếp tục. Thế nhưng, các mẹ cần chú ý đến thời gian 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối trong thai kỳ. Bởi giai đoạn này đặc biệt nhạy cảm, các mẹ cần chủ động lắng nghe tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ cũng như điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho phù hợp. 
Đang niềng răng mà mang thai có sao không? 
Đang niềng răng mà mang thai có sao không?

Thời gian đầu của thai kỳ đặc biệt quan trọng, do đó, để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé trong quá trình chỉnh nha cần tránh chụp X-quang, dùng thuốc tế. 

Lưu ý niềng răng khi mang thai 

Với giải đáp mang thai có niềng răng được không thì câu trả lời là có thể. Vậy nên khi niềng răng các mẹ cần chú ý một số điều sau đây: 

Chuẩn bị kế hoạch niềng răng và mang thai 

Nếu như có ý định niềng răng và có em bé, các chị em nên chụp hình, nhổ răng (nếu có) và hoàn tất cắm vis trước khi mang thai. Trường hợp niềng răng trùng vào thời gian đầu của thai kỳ, bác sĩ thảo luận với các chị em về các bước trong chỉnh nha như chụp X-quang, nhổ răng và tách kẽ hoặc nên hoãn lại kế hoạch niềng răng. 

Đối với chụp X-quang khi mang thai, trong trường hợp cần thiết, bác sĩ vẫn cho phép chụp phim nhưng điều kiện là mang thai sau 3 tháng và mẹ bầu phải tuân thủ mặc áo chì. 

Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ 

Giai đoạn nhạy cảm nên các mẹ cần chú ý vệ sinh răng miệng cũng như ăn uống. Thời gian này do hormone thay đổi nên có thể mẹ sẽ gia tăng nguy cơ mắc viêm nướu. Đồng thời, ăn uống cũng gặp khó khăn, nhưng nếu bổ sung không đủ sẽ ảnh hưởng sức khỏe của trẻ. Do đó, các mẹ nên chọn các thực phẩm dễ ăn, dễ nuốt như sinh tố, các loại cháo, thịt, hạt nghiền nhỏ,…. 

Lưu ý niềng răng khi mang thai 
Lưu ý niềng răng khi mang thai

Giai đoạn 3 tháng giữa 

Đây là giai đoạn an toàn và dễ chịu nhất trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, đối với các mẹ niềng răng thì các thao tác điều chỉnh, siết niềng có thể đau nên cần nói với bác sĩ thực hiện nhẹ nhàng, từ từ. 

Bên cạnh lịch khám thai định kỳ, các mẹ cũng cần chú ý lịch khám răng để không ảnh hưởng đến quá trình niềng cũng như sức khỏe răng miệng. 

Giai đoạn 3 tháng cuối 

Đây là giai đoạn tam cá nguyệt cuối cùng của thai kỳ, thời gian này mẹ bầu chuẩn bị đón em bé ra đời. Do vậy để giữ an toàn, thoải mái nhất khi đi sinh có thể đề nghệ với bác sĩ về việc tháo mắc cài tạm trong thời gian này và mang hàm duy trì. 

Ngoài ra, dù là giai đoạn nào trong trong thai kỳ thì các mẹ cũng cần chú ý chế độ vệ sinh và chăm sóc răng miệng thật kỹ. 

Phương pháp niềng răng phù hợp khi mang thai 

So với niềng răng mắc cài thô cứng và gây đau nhiều, niềng răng trong suốt là giải pháp được các bác sĩ khuyên dành cho các chị em mang thai. Bởi vì:

  • Chất liệu an toàn, chính hãng, lành tính với sức khỏe của mẹ và bé
  • Khay niềng mềm dẻo, ôm sát cung răng hạn chế đau tức khó chịu
  • Dễ dàng tháo lắp trong việc ăn uống và vệ sinh răng miệng 
  • Hạn chế thời gian thăm khám định kỳ 
Phương pháp niềng răng phù hợp khi mang thai 
Phương pháp niềng răng phù hợp khi mang thai

Hy vọng với những thông tin trong bài viết về mang thai có niềng răng được không giúp các chị em hiểu hơn về vấn đề này. Mặc dù vẫn có thể niềng răng nhưng có lẽ khá vất vả trong việc đi lại, ăn uống. Do đó, nếu được các chị em nên cân nhắc kỹ về thời gian khi niềng răng và có em bé nhé. Hãy liên hệ nha khoa My Auris để được tư vấn và giải đáp chi tiết hơn nhé. 

Anh Thy 


Có thể bạn quan tâm:
? Niềng răng khi mang thai có gây ảnh hưởng không?

chat zalo
messenger