9+ cách giảm đau buốt sau khi niềng răng – Bỏ túi ngay

9+ cách giảm đau buốt sau khi niềng răng

Đau buốt sau khi niềng răng là vấn đề thường gặp. Tình trạng này có thể do chưa kịp thích nghi khí cụ chỉnh nha hay cũng có thể đến nhiều nguyên nhân liên quan đến kỹ thuật, tay nghề bác sĩ, vật liệu chỉnh nha. Do đó, khi xuất hiện tình trạng đau buốt nhiều nên tìm ra nguyên nhân để có cách giảm đau và khắc phục tình trạng hiệu quả nhất. Hãy cùng nha khoa My Auris tìm hiểu về nguyên nhân cũng như cách giảm đau buốt sau khi niềng răng qua bài viết sau đây nhé. 

Đau buốt sau khi niềng răng có sao không? 

Tình trạng đau buốt sau khi niềng răng hầu như người nào cũng gặp phải, đặc biệt là vào thời điểm đầu mới bắt đầu niềng răng. Sở dĩ, gây đau buốt là vì răng đang ở trạng bình thường mà chịu lực tác động từ khí cụ chỉnh nha kéo chỉnh răng nên chưa kịp thích nghi. 

Theo các bác sĩ, tình trạng đau buốt này không đáng lo ngại bởi chỉ diễn ra trong khoảng vài ngày. Khi cơ thể đã quen và dần thích nghi với khí cụ, lực tác động thì đau buốt sẽ thuyên giảm. Đồng thời, mức độ đau buốt sau niềng răng khác nhau ở mỗi người do ngưỡng chịu đau của mỗi người mỗi khác. 

Đau buốt sau khi niềng răng có sao không? 
Đau buốt sau khi niềng răng có sao không?

Tuy nhiên, nếu tình trạng đau buốt sau niềng răng kéo dài, không thuyên giảm thì nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân cũng như biện pháp khắc phục kịp thời. 

Nguyên nhân đau buốt sau khi niềng răng 

Tình trạng đau buốt sau niềng răng kéo dài vẫn không thuyên giảm có thể do những nguyên nhân sau đây:

Do nền răng yếu 

Nếu cơ địa có nền răng yếu thì niềng răng đau nhức là khó tránh khỏi. Các khí cụ tác động lực lên thân răng kéo chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm nên cả răng và xương hàm đều chịu tác động. Khi nền răng yếu sẽ không đủ sức chịu lực nên sẽ gây ra tình trạng đau nhức, ê buốt. 

Niềng răng sai kỹ thuật 

Sự thành công của 1 ca chỉnh nha phụ thuộc nhiều vào tay nghề của bác sĩ. Nếu lựa chọn nha khoa không uy tín, tay nghề bác sĩ kém, không chỉ chẩn đoán và lên phác đồ điều trị không chuẩn xác mà còn thực hiện niềng răng sau cách. Điều này dẫn đến niềng răng không thành công và gây ra nhiều biến chứng cho răng như đau nhức, ê buốt, xô lệch răng, thậm chí là mất răng vĩnh viễn. 

Niềng răng sai kỹ thuật cũng gây đau buốt sau khi niềng răng
Niềng răng sai kỹ thuật cũng gây đau buốt sau khi niềng răng

Khí cụ chỉnh nha kém chất lượng

Với niềng răng mắc cài, mắc cài và dây cung sẽ tác động lực trực tiếp lên bề mặt răng nhằm kéo các răng về đúng vị trí trên cung hàm. Tuy nhiên, lựa chọn khí cụ không đảm bảo chất lượng sẽ không chịu lực tốt dẫn đến ma sát nhiều lên răng tổn thương, mài mòn men răng, khiến răng ê buốt trong thời gian dài. 

Bệnh lý răng miệng 

Nếu không điều trị bệnh lý trước khi niềng răng hay có bệnh lý răng miệng phát sinh trong niềng răng mà không điều trị kịp thời cũng gây đau nhức, khó chịu kéo dài. 

Chế độ ăn uống không phù hợp 

Đau buốt sau khi niềng răng thường đến từ thói quen ăn uống không phù hợp của mọi người. Khi đeo khí cụ chỉnh nha mà không kiêng các thực phẩm cứng, dai, quá lạnh, quá lạnh sẽ gây kích ứng nướu và răng. 

Vệ sinh răng miệng không đúng cách 

Vệ sinh răng miệng không đúng, chải răng quá mạnh, chải theo chiều ngang bàn chải lông quá cứng sẽ làm tổn thương và mài mòn men răng. Từ đó, khiến các răng trở nên yếu dần, nhạy cảm và ê buốt, đau nhức kéo dài. 

Vệ sinh răng miệng không đúng cách gây đau buốt sau khi niềng răng
Vệ sinh răng miệng không đúng cách gây đau buốt sau khi niềng răng

9+ cách giảm đau buốt sau khi niềng răng 

Như đã đề cập, việc đau buốt sau niềng răng là điều khó tránh khỏi. Do đó, để cảm thấy dễ chịu và thuyên giảm cơn đau, mọi người nên bỏ túi ngay 12 cách sau đây: 

Giảm đau bằng chườm nóng 

Túi chườm nóng có thể giúp dễ chịu, xoa dịu cơn đau hiệu quả. Túi chườm nóng hay miếng dán chườm nóng có thể mua tại các hiệu thuốc, nhà thuốc. Hay đơn giản hơn chỉ cần dùng 1 chiếc khăn với nước nóng tại nhà. Sau đó, đắp, chườm túi hay khăn ấm lên vùng má đau để giảm cơn đau. 

Giảm đau bằng chườm nóng - Giảm đau buốt sau khi niềng răng
Giảm đau bằng chườm nóng – Giảm đau buốt sau khi niềng răng

Đeo đồ bảo hộ răng 

Việc đeo dụng cụ bảo hộ răng sẽ giúp bảo vệ các mô mềm trong khoang miệng khỏi các tác động của mắc cài, khí cụ cọ xát. Điều này hạn chế tình trạng mô mềm trầy xước, chảy máu giảm đau nhức. Ngoài ra, dụng cụ bảo hộ còn có công dụng ngăn ngừa tình trạng bung tuột mắc cài hiệu quả. 

Chườm đá giảm đau buốt sau khi niềng răng 

Không chỉ lần đầu đeo khí cụ mà mỗi lần siết niềng cũng sẽ gây đau nhức vì răng chịu tác động mới. Do đó, sau khi về nhà nên thực hiện chườm đá xung quanh vùng má để giảm sưng và đau nhức. 

Súc miệng bằng nước muối

Nước muối không chỉ làm sạch, diệt khuẩn khoang miệng mà còn chống viêm và làm vết thương do khí cụ cọ xát nhanh lành. Nước muối có thể mua tại hiệu thuốc, nếu pha tại nhà nên tham khảo bác sĩ về nồng độ muối phù hợp. Nên súc nước muối 2 lần trong ngày, sáng và tối, mỗi lần khoảng 60 giây. 

Massage nướu răng 

Việc massage nướu răng thường xuyên sẽ giúp máu lưu thông, nướu được thư giãn. Điều này cũng giúp làm giảm đau khi đeo khí cụ chỉnh nha. Cách thực hiện vô cùng đơn giản, chỉ cần dùng 1 ngón tay để xoa nướu răng thật nhẹ nhàng. Dưới tác động nhẹ nhàng, các mô sẽ được thoải mái, giảm đau nhức do khí cụ gây ra. 

Dùng thuốc giảm đau buốt sau khi niềng răng 

Dùng thuốc giảm đau nên tham khảo bác sĩ trước khi sử dụng. TRánh tình trạng tự mua thuốc bởi sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể. Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ đảm bảo liều lượng, đúng thuốc giúp giảm đau hiệu quả mà không ảnh hưởng sức khỏe.

Dùng thuốc giảm đau buốt sau khi niềng răng 
Dùng thuốc giảm đau buốt sau khi niềng răng

Sử dụng kem đánh răng giảm ê buốt 

Trên thị trường vẫn có nhiều sản phẩm kem đánh răng chống và giảm ê buốt được sản xuất riêng cho răng nhạy cảm. Do đó, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn loại phù hợp nhất. Những loại kem đánh răng này không chỉ làm sạch răng mà còn cải thiện tình trạng đau buốt hiệu quả. 

Vệ sinh răng miệng đúng cách 

Khi vệ sinh răng miệng không chỉ làm sạch sâu, mà còn phải đảm bảo không ảnh hưởng đến răng và khí cụ chỉnh nha. Thực hiện chải răng theo tần suất ít nhất 2 lần/ ngày, chải đúng kỹ thuật theo chiều dọc, không chải quá mạnh và dùng bàn chải mềm, kích thước vừa phải. 

Bên cạnh đánh răng, người niềng răng nên dùng chỉ nha khoa hay tăm nước hay nước súc miệng để tăng cường làm sạch, diệt khuẩn, loại bỏ mảng bám. 

Chú ý ăn uống 

Để đảm bảo sức khỏe, dinh dưỡng cho cơ thể, người niềng vẫn ăn đa dạng thực phẩm, cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Tuy nhiên, để tránh ảnh hưởng khí cụ và giảm đau nhức nên tránh thức ăn dai, cứng, dẻo, có tính dính, quá nóng hay quá lạnh. 

Ngoài ra, cũng kiêng các thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột: bánh, kẹo, nước ngọt có ga,… bởi gây tổn hại và đổi màu men răng. 

Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ 

Khi chỉnh nha, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc, ăn uống, vệ sinh cũng như lịch tái khám định kỳ. Thế nên, hãy tuân thủ để đảm bảo kết quả niềng, sức khỏe răng miệng cũng như hạn chế đau nhức. 

Hy vọng với những thông tin trong bài viết về đau buốt sau khi niềng răng, mọi người bổ sung kiến thức cũng như kinh nghiệm cho mình. Hãy liên hệ nha khoa My Auris ngay để được tư vấn và giải đáp về niềng răng nói riêng cùng các dịch vụ, tình trạng sức khỏe răng miệng nói chung nhé.

Anh Thy 

chat zalo
messenger