6 lợi ích và tác hại của niềng răng – Tìm hiểu NGAY

6 lợi ích và tác hại của niềng răng

Niềng răng là giải pháp chỉnh nha trong nha khoa giúp điều chỉnh các răng về đúng vị trí trên cung hàm, chuẩn khớp cắn sinh lý và nụ cười tự tin. Bên cạnh lợi ích niềng răng như thế, nhưng có không ít ý kiến trái chiều về tác hại và khuyên không nên niềng răng. Vậy để tìm hiểu kỹ hơn về lợi ích và tác hại của niềng răng, hãy cùng My Auris theo dõi bài viết sau đây nhé. 

Như thế nào là niềng răng?

Niềng răng còn được gọi là chỉnh nha – đây là phương pháp điều chỉnh răng sai lệch về đúng vị trí trên cung hàm nhờ lực tác động của khí cụ chỉnh nha. Khí cụ chỉnh nha có thể là cố định như mắc cài, dây cung hay chuỗi các khay niềng trong suốt dễ dàng tháo lắp. 

Các khí cụ sẽ tác động lực trực tiếp trên răng để kéo chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm theo phác đồ của bác sĩ nha khoa. Sau khi răng được điều chỉnh, tình trạng sai lệch sẽ được khắc phục, răng trở nên thẳng hàng, ngay ngắn, chuẩn khớp cắn sinh lý. Từ đó, không chỉ duy trì vẻ đẹp thẩm mỹ mà còn cải thiện khả năng ăn nhai, vệ sinh và chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt hơn. 

lợi ích và tác hại của niềng răng
Như thế nào là niềng răng?

Lợi ích và tác hại của niềng răng 

Nhìn chung, trước khi niềng răng, hầu hết mọi người đều mang những tâm lý lo sợ, bất an và không biết đâu là thông tin đúng, thông tin không chính xác. Thực tế, niềng răng đem đến nhiều lợi ích nhưng cũng tồn tại một số nhược điểm, tác hại mà mọi người cần tìm hiểu kỹ và cân nhắc trước khi thực hiện. 

Lợi ích niềng răng 

Lợi ích niềng răng khá nhiều nên vì thế được rất nhiều đối tượng lựa chọn thực hiện trong cải thiện nụ cười, thẩm mỹ cho chính mình. Cụ thể các lợi ích niềng răng bao gồm: 

Tăng thẩm mỹ cho răng và mặt 

Tình trạng sai khớp cắn, răng mọc lệch, mọc thưa, khấp khểnh,… sẽ được khắc phục sau khi niềng răng. Lúc này, răng đều, thẳng hàng, cân đối với hàm cũng như hài hòa với gương mặt. Từ đó, tăng thẩm mỹ, nụ cười trở nên xinh xắn và tự tin hơn. Về thẩm mỹ, đã có rất nhiều trường hợp, nhất là các nghệ sĩ, diễn viên sau khi niềng răng, nhan sắc thăng hạng trông thấy. 

lợi ích niềng răng
Tăng thẩm mỹ cho răng và mặt – Lợi ích của niềng răng

Cải thiện khả năng ăn nhai 

Các răng được đưa về đúng vị trí, cân đối, tương qua giữa 2 hàm sau niềng nên khả năng ăn nhai, cắn xé thức ăn cũng trở nên tốt hơn. Lúc này, hệ tiêu hóa cũng được cải thiện sức khỏe, tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày,…

Dễ dàng vệ sinh, chăm sóc răng miệng – Lợi ích niềng răng 

Các răng mọc khấp khểnh, lệch lạc, thưa kẽ,… sẽ khiến cho thức ăn dễ giắt kẽ và mảng bám tích tự nhưng khó vệ sinh. Từ đó, sẽ trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển gây ra các bệnh lý về răng miệng. Sau khi chỉnh nha, các răng đều, sát khít nên việc quan sát và vệ sinh răng miệng cũng trở nên dễ dàng hơn. 

Hạn chế nguy cơ trồng răng giả 

Sau khi niềng răng, các răng được kéo chỉnh và sát khít với nhau. Vì thế, trường hợp mất răng sẽ được lấp đầy bởi lực kéo răng chỉnh nha mà không cần trồng răng giả. 

Phòng ngừa bệnh lý răng miệng 

Chính vì việc vệ sinh răng miệng trở nên dễ dàng hơn nên mảng bám, vi khuẩn, thức ăn thừa cũng dễ dàng được loại bỏ. Từ đó, ngăn ngừa được các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu,… 

 lợi ích và tác hại của niềng răng
Phòng ngừa bệnh lý răng miệng – Lợi ích niềng răng

Khắc phục nhược điểm liên quan đến phát âm – Lợi ích niềng răng 

Trên thực tế, giọng nói được chi phối bởi sự kết hợp giữa lưỡi, răng và môi. Chính vì thế, tình trạng răng mọc không đều sẽ khiến cho phát âm có vấn đề, nói chuyện khó nghe. Sau chỉnh nha, răng sẽ di chuyển đến vị trí phù hợp, chuẩn khớp cắn. Từ đó, âm phát ra tròn vành, rõ chữ hơn, nhất là tốt cho việc học hay giao tiếp tiếng nước ngoài. 

Tác hại của niềng răng 

Thực tế, niềng răng sẽ mất thời gian và gây đau cho người niềng ở thời gian đầu khi chưa quen với lực tác động của khí cụ. Tuy nhiên, tình trạng đau sẽ thuyên giảm và mất đi khi mà cơ thể thích nghi. Thế nên, niềng răng sẽ không gây ảnh hưởng, tác hại đến với sức khỏe răng miệng, cơ thể. 

Tuy nhiên, nếu niềng răng tại các cơ sở kém chất lượng, không đảm bảo điều kiện vật chất về trang thiết bị, vô trùng, đặc biệt là tay nghề bác sĩ kém, thiếu chuyên môn, ít kinh nghiệm, thao tác, kỹ thuật không chuẩn sẽ gây ra nhiều tác hại khôn lường. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống, chăm sóc không đúng cách khi niềng răng cũng gây ra những tác hại. Cụ thể như sau:

Mất canxi răng 

Mất canxi răng thường do nguyên nhân ăn uống của người niềng răng. Chế độ ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường hoặc có tính axit cao mà không vệ sinh răng sạch sẽ dẫn đến vi khuẩn tấn công và làm mất canxi có trên men răng. 

Thông thường, niềng răng gây đau, khó chịu nên nhiều người lười ăn. Từ đó, khiến cho cơ thể thiếu hụt dưỡng chất, dẫn đến cơ thể thiếu hụt canxi. 

Sâu răng 

Khi lựa chọn niềng răng mắc cài, vệ sinh răng miệng đòi hỏi sự tỉ mỉ hơn bởi thức ăn, mảng bám rất dễ bám, giắt vào mắc cài. Nếu không vệ sinh kỹ, không loại bỏ hoàn toàn sẽ tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn tấn công gây ra các bệnh lý như sâu răng. 

 lợi ích và tác hại của niềng răng
Sâu răng – Tác hại của niềng răng

Phản ứng dị ứng 

Trong chỉnh nha, có phương pháp niềng răng mắc cài kim loại. Chất liệu này sẽ phản xạ tiêu cực với một số người có cơ địa nhạy cảm hay dị ứng với kim loại. Vì thế, khi lựa chọn mắc cài cần chú ý. 

Bên cạnh đó, tác hại của niềng răng còn có thể dẫn đến nguy cơ dị ứng trong quá trình sử dụng dây thun cố định. Tuy nhiên, không phải ai cũng bị mà chỉ một số người. Tác hại của việc này chính là khiến răng bị rụng sớm. Do vậy, nếu tiến hành chỉnh nha, mọi người nên đến nha khoa uy tín, đảm bảo chất lượng khí cụ. 

Tiêu chân răng 

Tiêu chân răng cũng là một trong những tác hại của niềng răng. Biểu hiện dễ dàng nhận biết chính là chân răng dần mài mòn đồng thời bị ngắn đi trong quá trình chỉnh nha. 

Cứng khớp 

Cứng khớp là một trong những tác hại của niềng răng ít gặp. Nếu không qua các xét nghiệm cụ thể, chụp X-quang và được các bác sĩ dày dặn kinh nghiệm thăm khám thì khó phát hiện ra. Khác với những tác hại khác, cứng khớp xuất hiện ngay từ đầu khiến răng không thể dịch chuyển. 

Răng di chuyển về vị trí cũ 

Răng di chuyển về vị trí cũ thường đến từ tay nghề bác sĩ niềng răng kém. Điều này khiến răng chạy về vị trí cũ và càng về sau, quá trình ăn nhai nghiền thức ăn của hàm trở nên yếu hơn. Thậm chí răng dễ đau và rụng sớm. 

Tình trạng răng dịch chuyển về vị cũ thường xảy ra khi bác sĩ dùng lực quá mạnh tác động đến răng. Ngoài ra, kết thúc quá trình chỉnh nha mà người niềng không tuân thủ đeo hàm duy trì cũng khiến răng xô lệch, trở về vị trí cũ. 

Hy vọng với những thông tin trong bài viết về lợi ích và tác hại của niềng răng giúp mọi người hiểu hơn về phương pháp này. Từ đó, biết cách chăm sóc răng miệng khi niềng tốt hơn và lựa chọn nha khoa đúng đắn. Hãy liên hệ ngay nha khoa My Auris để được tư vấn cũng như đặt lịch thăm khám sớm nhất nhé.

Anh Thy

chat zalo
messenger