Tình trạng mất răng lâu ngày sẽ gây mất xương hàm, dần dần ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Đồng thời nó còn là tác nhân chính gây nên nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Tuy nhiên, hiện nhiều người chần chừ vì họ lo sợ trồng răng sứ có đau không, và nên chọn giải pháp nào. Để có lời giải đáp cụ thể, mời quý khách cùng tham khảo qua bài viết sau. Nha khoa My Auris sẽ có các bác sĩ chuyên môn giải đáp chi tiết nhất.
Mục Lục
Trồng răng sứ có đau không? – Bác sĩ giải đáp
Chi tiết mức độ đau của từng phương pháp trồng răng trong nha khoa
Việc trồng răng sứ đau không sẽ phụ thuộc vào phương pháp mà bạn chọn để điều trị. Theo đó, hiện có 3 phương pháp chính hỗ trợ phục hồi răng đã mất trên cung hàm.
Hàm giả tháo lắp
Đây là phương pháp phục hình răng được áp dụng trong trường hợp người bệnh mất một, nhiều hay thậm chí là toàn bộ răng. Hàm tháo lắp gồm răng giả làm bằng nhựa hoặc sứ, nền hàm và móc kim loại.
Về mức độ đau thì bác sĩ sẽ cố định nền hàm (có khả năng nâng đỡ những chiếc răng giả) bằng các móc kim loại. Do đó, phương pháp này hầu như không gây bất kỳ đau đớn nào trong quá trình thực hiện.
- Ưu điểm: Sử dụng hàm giả tháo lắp sẽ có thời gian xử lý nhanh chóng, dễ dàng tháo lắp và có mức chi phí điều trị rẻ.
- Nhược điểm: Hàm tháo lắp có tuổi thọ thấp, chỉ từ 3 đến 5 năm sử dụng. Đồng thời, người dùng sẽ không thể ăn nhai các loại đồ ăn cứng, nếu có tác động mạch, hàm sẽ dễ rớt và vướng víu. Về lâu dài, còn có khả năng gây tụt nướu, lão hóa xương mặt do tiêu xương hàm.
Bắc cầu răng sứ
Cầu răng sứ sẽ gồm các răng sứ dính liền nhau, được đặt lên vị trí răng bị mất và cố định lại trên hai trụ răng thật.
Mức độ đau được xác định thông qua hai răng kế cận được mài để làm trụ. Do đó, phương pháp này có thể gây ê buốt và ê ẩm trong khoảng từ 1 đến 2 ngày đầu, sau đó cảm giác sẽ giảm dần từ 4 đến 5 ngày sau.
- Ưu điểm: So với phương pháp hàm tháo lắp, cầu răng sứ sẽ giúp đảm bảo tốt tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai tốt.
- Nhược điểm: Tuổi thọ của kỹ thuật cầu răng sứ chỉ kéo dài khoảng 7 đến 10 năm. Bên cạnh đó, vì không có khả năng thay thế chân răng đã mất, sau một khoảng thời gian, xương hàm tại đó dần tiêu biến. Từ đó dẫn đến tình trạng má hóp, lệch khớp cắn, mất tính thẩm mỹ. Hai răng được mài làm trụ cũng dễ suy yếu nếu không được chăm sóc kỹ.
Trồng răng Implant
Cấy ghép Implant là kỹ thuật phục hình răng đã mất tiên tiến nhất hiện nay, giúp khôi phục chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ như những chiếc răng thật.
Về mức độ đau thì Implant trong điều trị sẽ không đau như nhiều người nghĩ. Bởi khi tiến hành cấy ghép, bác sĩ sẽ gây tê cục bộ tại vị trí cắm Implant. Do đó trong suốt quá trình thực hiện, người bệnh không cần lo lắng, bạn chỉ cần giữ tâm lý thoải mái, thả lỏng cơ thể để các công đoạn diễn ra một cách suôn sẻ. Khi hết thuốc tê, người bệnh sẽ cảm thấy hơi đau nhẹ, tuy nhiên cơn đau sẽ dần biến mất sau 7 đến 10 ngày.
- Ưu điểm: Trồng Implant là phương pháp phục hình tiên tiến, hỗ trợ khôi phục chức năng ăn nhai, tính thẩm mỹ như những chiếc răng thật. Đồng thời nó còn giúp ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm diễn ra.
- Nhược điểm: Chi phí trồng răng sẽ tương đối cao, kỹ thuật cũng rất phức tạp. Do đó đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao và sự hỗ trợ đến từ công nghệ hiện đại nhằm đảm bảo mức độ chính xác trong từng thao tác.
Trồng răng sứ có gây chảy máu không?
Người bệnh có thể an tâm vì thực hiện trồng răng sứ sẽ không gây chảy máu. Bởi mọi thao tác của bác sĩ sẽ có sự hỗ trợ của máy móc, tác động đúng vị trí, không làm ảnh hưởng đến các răng xung quanh. Đồng thời, trồng răng sứ đau không lúc này cũng được kiểm soát chặt chẽ thông qua bước gây tê cục bộ, nhằm đảm bảo sự thoải mái và an toàn cho tất cả khách hàng.
Nếu có hiện tượng chảy máu xuất hiện, chỉ có thể do bác sĩ thực hiện không đúng kỹ thuật, làm tổn thương đến mô nướu răng của người bệnh. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu sau khi trồng răng chỉ nên đánh răng nhẹ nhàng, sử dụng lực chải răng vừa phải. Từ đó sẽ tránh gây tổn thương cho nướu và răng.
Mẹo hỗ trợ giảm đau sau khi trồng răng
Nếu bạn cảm thấy đau nhức sau khi trồng răng, bạn có thể áp dụng một số mẹo sau đây để giúp bản thân cảm thấy dễ chịu hơn.
- Chườm lạnh vào bên má bị sưng đau trong khoảng 10 phút. Chú ý nên chia ra nhiều lần thực hiện trong ngày.
- Chỉ nên bổ sung các loại thực phầm mềm, lỏng vào những ngày đầu để giúp răng mới không phải thực hiện hoạt động quá nhiều.
- Tránh tập luyện thể thao quá sức, làm việc quá mạnh vì nó sẽ có tác động đến vị trí trồng răng vừa mới thực hiện.
- Bạn cần uống thuốc giảm đau (nếu có), tuy nhiên bước này phải tuân thủ đúng các chỉ định từ bác sĩ để giúp cho cơn đau có thể thuyên giảm an toàn.
Người bệnh nên chuẩn bị gì để quá trình trồng răng diễn ra an toàn?
Để việc trồng răng sứ đau không không còn là nỗi ám ảnh của bạn. Đồng thời để có được tỷ lệ thành công cao, người bệnh cần chú ý:
- Khi thăm khám ở bước đầu với bác sĩ, bạn cần nói rõ tình trạng sức khỏe hiện tại.
- Luôn giữ cho bản thân một tinh thần thoải mái, nên thả lỏng cơ thể, tránh việc căng thẳng quá mức. Vì điều này sẽ khiến cơ thể căng cứng, làm bác sĩ khó thực hiện được các thao tác.
- Vệ sinh răng miệng, lấy sạch các mảng bám còn trên răng.
- Người bệnh cần kiêng thuốc lá, rượu bia và các loại đồ uống có cồn khác.
- Tuân thủ nghiêm ngặt theo các hướng dẫn từ bác sĩ trước và sau khi thực hiện trồng răng.
Trên đây là những thông tin mà nha khoa My Auris muốn gửi đến bạn, nhằm giúp bạn giải đáp trồng răng sứ có đau không. Thực tế, trồng răng là một kỹ thuật khá phức tạp và đòi hỏi chuyên môn cao từ bác sĩ. Do đó, bạn khi có nhu cầu phục hình răng hãy cân nhắc đến với các cơ sở nha khoa uy tín. Từ đó quá trình điều trị sẽ được đảm bảo an toàn và tránh được các biến chứng không mong muốn diễn ra.
Yến Nhi