Trồng răng Implant khi bị tiêu xương hàm được không?

trồng răng implant khi bị tiêu xương hàm
Đội Ngũ Bác Sĩ
Nha Khoa My Auris
Đã thực hiện hơn 20.000 ca Bọc răng sứ - Implant thành công
Đã xét duyệt!

Tiêu xương hàm là một biến chứng phổ biến sau khi mất răng, biểu hiện vùng xương chân răng bị tiêu biến. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây tình trạng lệch khớp cắn, thẩm mỹ khuôn mặt không đảm bảo,… Vậy trồng răng Implant khi bị tiêu xương hàm được không? Nguyên nhân gây nên tình trạng này là gì? Tham khảo bài viết sau, nha khoa My Auris sẽ hỗ trợ giải đáp chi tiết đến bạn.

Nguyên nhân gây nên tình trạng tiêu xương hàm 

Tiêu xương hàm là loại bệnh lý răng miệng vô cùng nguy hiểm, nó thường xảy ra sau khi người bệnh mất răng mà chưa có giải pháp điều trị kịp thời. Khi răng mất sẽ tạo một khoảng trống lớn tại vị trí chân răng. Trong vòng 12 tháng đầu sau khi mất răng thì xương hàm sẽ tiêu biến khoảng 25%. Bên cạnh đó, trong khoảng 3 năm, xương hàm tại vị trí mất răng sẽ tiêu biến lên đến 60%.

Mặt khác, tiêu xương hàm còn bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau:

  • Yếu tố bệnh lý: Người bệnh bị viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng, hư tủy,… Tất cả các nguyên nhân này khiến răng dần yếu đi. Nếu để càng lâu thì dễ gây mất răng và gây tình trạng tiêu xương hàm.
  • Tuổi tác: Với độ tuổi càng cao thì chức năng sức khỏe răng miệng sẽ càng suy giảm, từ đó khiến răng dễ gãy rụng và dẫn đến mất răng.
  • Tụt nướu: Tình trạng nếu không được điều trị sẽ làm răng trở nên lỏng lẻo và sớm tách ra khỏi nướu.
Nguyên nhân gây nên tình trạng tiêu xương hàm 
Nguyên nhân gây nên tình trạng tiêu xương hàm

Thực hiện trồng răng Implant khi bị tiêu xương hàm được không?

Thực tế, tiêu xương hàm có thể xảy ra ở người bệnh cả hàm trên lẫn hàm dưới. Nếu tình trạng này không được thăm khám và điều trị sớm sẽ làm chất lượng xương hàm suy giảm, ảnh hưởng chức năng ăn nhai. Do đó, bác sĩ luôn khuyến khích người bệnh nên trồng răng khi bị tiêu xương hàm, cụ thể là trồng răng ngay sau khi mất răng để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Trồng răng được thực hiện bằng một trong hai giải pháp chủ yếu là cầu răng sứ hoặc trồng răng Implant. Tuy nhiên, bắc cầu răng sứ sẽ không đủ khả năng ngăn tiêu xương hàm sau khoảng thời gian sử dụng.

Các bộ phận trên cơ thể người đều nắm giữ một vai trò riêng, xương hàm cũng có nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng đỡ cũng như định hình răng trên cung hàm. Nếu bạn mất răng đã lâu thì khả năng cao xương hàm đã tiêu phần lớn. Từ đó tình trạng gây cản trở lớn trong quá trình phục hình răng miệng. 

Theo chia sẻ từ các bác sĩ, trồng răng Implant khi bị tiêu xương hàm chưa chắc là giải pháp mang lại hiệu quả. Đôi khi còn gây nguy cơ cao có các thất bại hoặc biến chứng nguy hiểm. Vì xương hàm khi không đủ diện tích cùng độ vững chắc để nâng đỡ trụ Implant. Lúc này trụ răng rất khó đứng vững trên cung hàm. 

Trường hợp muốn phục hình bằng cấy ghép Implant khi xương hàm bị tiêu thì các bác sĩ cần chỉ định cho người bệnh ghép xương và nâng xoang. Điều này đảm bảo cung cấp đủ các điều kiện an toàn, tránh gây các biến chứng trước khi trồng Implant.

Thực hiện trồng răng Implant khi bị tiêu xương hàm được không?
Thực hiện trồng răng Implant khi bị tiêu xương hàm được không?

Hậu quả nguy hiểm khi tiêu xương hàm trong trồng Implant 

Tiêu xương làm một trong các hậu quả nghiêm trọng của tình trạng mất răng. Nếu không ghép xương hàm trước khi trồng Implant sẽ dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm sau:

Răng yếu dần sau khi trồng Implant 

Sau quá trình trồng răng, răng sẽ không còn khỏe mạnh như trước. Thậm chí có nhiều trường hợp, bác sĩ tại nha khoa có tay nghề không cao thực hiện ghép xương không đúng kỹ thuật. Từ đó làm bột ghép xương không cố định sẽ làm cho trụ răng Implant khi cấy ghép vào không được vững chắc, dẫn đến khả năng ăn nhai không được phục hồi tốt.

Nguy cơ đào thải trụ Implant sau khi cấy ghép 

Với người bệnh bị tiêu xương hàm nhẹ mà bác sĩ lại đưa ra các chẩn đoán sai. Đồng nghĩa bác sĩ vẫn thực hiện đặt trụ Implant vào xương hàm thì lúc này, xương hàm không đủ thể tích, mật độ và độ cứng. Từ đó, trụ Implant không được cố định chắc chắn trong xương hàm, dẫn đến tình trạng đào thải một cách nhanh chóng chỉ sau khoảng thời gian ngắn phục hình.

Gây thất bại trong quá trình trồng răng Implant 

Tình trạng tiêu xương hàm sẽ gây ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công của ca phẫu thuật trồng Implant, khiến quá trình trở nên phức tạp và kết quả không được như mong đợi. Do đó, trong mọi trường hợp khi bị mất răng, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở nha khoa uy tín để được kiểm tra. Từ đó, bác sĩ đưa ra giải pháp và phác đồ điều trị kịp thời. Người bệnh không được chủ quan, nếu không tình trạng tiêu xương hàm sẽ dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng, gây khó khăn cho thời gian phục hình về sau.

Hậu quả nguy hiểm khi tiêu xương hàm trong trồng Implant 
Hậu quả nguy hiểm khi tiêu xương hàm trong trồng Implant

Quy trình thực hiện ghép xương trước khi trồng Implant 

Dưới đây là quy trình ghép xương phục vụ quá trình trồng Implant:

  • Bước 1: Bác sĩ thăm khám để kiểm tra tổng quát qua tình trạng sức khỏe răng miệng của người bệnh. Trong đó, người bệnh được chụp phim khảo sát mật độ xương hàm để lên kế hoạch điều trị phù hợp nhất.
  • Bước 2: Xét nghiệm máu: Bác sĩ cũng chỉ định người bệnh xét nghiệm máu để kiểm tra sức khỏe người bệnh. Từ đó đảm bảo người bệnh đáp ứng các tiêu chí để thực hiện ghép xương.
  • Bước 3: Tiến hành ghép xương: Bác sĩ tiến hành thủ thuật gây tê, sau đó mở vạt lợi, ghép xương vào xương hàm. Sau đó khâu đóng vạt niêm mạc và sát trùng.
  • Bước 4: Tái khám theo lịch hẹn với bác sĩ: Người bệnh cần tái khám với lịch hẹn từ bác sĩ để được kiểm tra vết thương. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ đánh giá chính xác mức độ ổn định của xương hàm trước khi thực hiện trồng Implant.
Quy trình thực hiện ghép xương trước khi trồng Implant 
Quy trình thực hiện ghép xương trước khi trồng Implant

Một số lưu ý khi trồng răng khi bị tiêu xương hàm

Khi có dấu hiệu tổn thương tủy răng với nguy cơ tiêu xương hàm, bạn cần thăm khám với bác sĩ để có phương án điều trị kịp thời. Đồng thời, khi trồng răng sẽ cần người bệnh lưu ý một số vấn đề sau: 

  • Chọn cơ sở nha khoa uy tín để được tư vấn chính xác phương pháp trồng răng phù hợp. Hãy ưu tiên chọn cơ sở nha khoa có trang bị các loại máy móc hiện đại để hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị của bản thân. 
  • Chọn nơi có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm trong phục hình Implant để đạt được kết quả tốt nhất trong điều trị.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về phương pháp phục hình khi bị tiêu xương hàm. Từ đó giúp bạn chuẩn bị tâm lý và khả năng tài chính trước khi điều trị tốt hơn.
  • Tuân thủ các chỉ định từ bác sĩ sau khi trồng răng, đồng thời vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần mỗi ngày, kết hợp thêm chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa tránh ảnh hưởng sức khỏe răng miệng.
Một số lưu ý khi trồng răng khi bị tiêu xương hàm
Một số lưu ý khi trồng răng khi bị tiêu xương hàm

Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp biết biết được trồng răng Implant khi bị tiêu xương hàm như thế nào. Implant trong nha khoa được đánh giá là kỹ thuật khó, luôn phải thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn cao. Do đó để đảm bảo an toàn sức khỏe, tránh biến chứng nguy hiểm,… Tốt nhất người bệnh cần tham khảo thông tin cơ sở điều trị thật kỹ trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Yến Nhi

chat zalo
messenger