Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến mất răng và song song là nhiều người cũng chủ quan không phục hình, trồng răng giả sớm. Việc không trồng răng lại sớm gây nên nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Do đó, việc tìm hiểu trồng răng giả như thế nào cũng như các phương pháp trồng răng giúp mọi người bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn. Hãy cùng nha khoa My Auris tìm hiểu các phương pháp trồng răng qua bài viết sau đây nhé.
Mục Lục
Vì sao phải trồng răng giả?
Trồng răng giả là phương pháp phục hình đã mất trong nha khoa với nhiều kỹ thuật trồng răng khác nhau. Các phương pháp đều hướng đến mục đích chung là bảo vệ sức khỏe răng miệng, cải thiện thẩm mỹ và khả năng ăn nhai.
Răng giả có thể được làm từ nhựa, kim loại hay sứ. Răng giả được chế tác, thiết kế đúng thông số, kích thước như răng thật.
Việc trồng răng giả sớm đem lại nhiều lợi ích:
- Cải thiện lực ăn nhai: chỉ cần mất 1 răng lực ăn nhai của răng cũng suy giảm rất nhiều khiến cho 2 bên hai không đều lực.
- Cải thiện thẩm mỹ: với các răng chính diện như răng cửa khi mất răng sẽ dễ dàng nhận thấy dẫn đến thiếu tự tin trong giao tiếp, cuộc sống. Trồng răng giả sẽ lấp đầy khoảng trống mất răng đem lại tính thẩm mỹ cao.
- Ngăn ngừa ảnh hưởng sức khỏe tiêu hóa: răng mất khiến lực ăn nhai suy giảm, thức ăn không được nghiền nát trước khi xuống dạ dày nên lâu dài ảnh hưởng đến tiêu hóa, thậm chí gây các bệnh về dạ dày.
- Cải thiện khả năng phát âm, nhất là học ngoại ngữ
- Ngăn ngừa tiêu xương hàm với những người trồng răng giả bằng implant
- Ngăn ngừa xô lệch răng trên cung hàm.
- Bảo vệ sức khỏe răng miệng, ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng phát sinh.
Trồng răng giả như thế nào?
Trồng răng giả như thế nào khó nói chính xác bởi tùy vào phương pháp trồng răng. Mỗi phương pháp trồng răng sẽ có kỹ thuật cũng như ưu nhược điểm khác nhau. Để hiểu hơn về kỹ thật trồng răng giả như thế nào, mọi người cùng xem cụ thể 3 phương pháp trồng răng phổ biến sau đây nhé:
Hàm giả tháo lắp
Hàm giả tháo lắp có lẽ là phương pháp quá quen thuộc với nhiều người bởi được dùng từ xưa đến nay trong phục hình răng đã mất. Hàm giả có cấu tạo gồm 2 phần với nền hàm và răng giả ép lên phía trên. Nền hàm có thể được làm bằng nhựa hay hàm khung kim loại. Khi nhắc đến hàm giả mọi người đều nghĩ đến cho những trường hợp mất nhiều răng, răng toàn hàm, tuy nhiên với những trường hợp mất 1 răng vẫn có thể phục hình răng giả tháo lắp. Lúc này, răng giả sẽ có móc kim loại cố định vào các răng lân cận trên cung hàm.
Vậy trồng răng giả như thế nào bằng hàm giả tháo lắp?
Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu hàm, dấu răng của khách hàng. Sau đó, chế tác răng giả, hàm giả phù hợp. Thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ sau 2-4 ngày hoàn tất hàm. Lúc này, bác sĩ sẽ hẹn đến nha khoa để đeo thử hàm. Nếu cảm thấy thoải mái, không còn cộm, cấn khó chịu thì sẽ hướng dẫn cách sử dụng, tháo lắp tại nhà.
Ưu điểm
- Thời gian điều trị nhanh
- Chi phí thấp nhất trong 3 phương pháp trồng răng
- Quy trình đơn giản, dễ thực hiện
- Khôi phục được thẩm mỹ khi lấp đầy khoảng trống và khả năng ăn nhai.
Nhược điểm
- Tính thẩm mỹ không cao, dễ dàng nhận biết răng giả
- Khôi phục lực ăn nhai thấp, chỉ khoảng 30-40% lực ăn nhai của răng thật nên khá phù hợp với người cao tuổi không cần ăn nhai nhiều.
- Dễ lỏng lẻo, dễ rơi rớt trong quá trình sử dụng, ăn uống
- Vệ sinh bất tiện, dễ gây hôi miệng. Sau thời gian sử dụng, nước bọt thấm vào nền hàm gây mùi hôi
- Móc kim loại móc vào các răng lân cận khiến các răng này cũng bị tổn thương và ảnh hưởng
- Không ngăn được tình trạng tiêu xương hàm
- Thời gian sử dụng không cao, tuổi thọ trung bình 3-5 năm.
Cầu răng sứ – Trồng răng giả như thế nào?
Cầu răng sứ còn được gọi là trồng răng sứ bắt cầu – đây là phương pháp khá phổ biến hiện nay. Tùy vào số lượng cũng như vị trí răng mất mà bác sĩ tư vấn cầu sứ gồm mấy răng.
Các răng trên cầu sứ liền kề nhau có hình dáng, màu sắc, kích thước tương tự như răng thật. Chẳng hạn như mất 1 răng trên cung hàm, bác sĩ sẽ chỉ định mài 2 răng bên cạnh răng mất để làm trụ nâng đỡ cầu sứ. Cầu sứ lúc này gồm 3 răng với răng giữa thay thế thân răng đã mất còn 2 răng bên cận lắp lên trụ răng đã mài.
Mài răng sẽ theo tỷ lệ chuẩn trong nha khoa cũng như kích thước, tình trạng thực tế của răng. Công đoạn mài răng nhanh chóng, và sau đó, bác sĩ sẽ lấy dấu răng để kỹ thuật viên chế tác mão sứ. Chỉ sau 2-4 ngày mão sứ đến nha khoa, bác sĩ sẽ hẹn khách hàng đến để lắp thử. Nếu đã thoải mái sẽ cố định cầu sứ bằng vật liệu chuyên dụng trong nha khoa.
Ưu điểm
- Tính thẩm mỹ cao, nhất là dùng răng toàn sứ. Bởi màu sắc trong, sáng tương tự như răng thật
- Khôi phục ăn nhai tương đối tốt, khoảng 60-70% lực ăn nhai của răng thật
- Thời gian điều trị nhanh, chỉ 2-4 ngày
- Răng cố định trên cung hàm nên tiện vệ sinh, không cần tháo lắp
- Ngăn được tình trạng răng xô lệch, đổ dồn về vị trí răng mất
Nhược điểm
- Khi làm cầu sứ có sự tác động mài răng thật nên răng này sẽ dần yếu đi theo thời gian. Nếu chăm sóc không kỹ cũng sẽ nhanh chóng mất răng.
- Chỉ phục hình 1 hay 1 vài răng mất.
- Không phục hình khi mất răng số 7 bởi răng số 8 (răng khôn) không đủ điều kiện làm trụ
- Chi phí tương đối cao
- Tuổi thọ trung bình ngắn, trung bình 5-7 năm nhưng cũng tùy dòng sứ
- Bên dưới cầu sứ khó vệ sinh và là nơi dễ tích tụ mảng bám, vụn thức ăn. Điều này không chỉ gia tăng nguy cơ hôi miệng mà còn gia tăng bệnh lý răng miệng.
- Không ngăn được tình trạng tiêu xương hàm bởi chỉ khôi phục được thân răng.
Trồng răng implant
Trồng răng implant được gọi với nhiều tên gọi như cắm implant, cấy ghép implant,… Phương pháp trồng răng này được đánh giá cao và đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng.
Răng implant có cấu tạo gồm 3 phần: trụ implant dùng để thay thế cho chân răng, mão sứ thay thế cho thân răng và khớp nối Abutment là vị trí nối giữa trụ và mão sứ. Răng implant có cấu tạo hoàn chỉnh như một chiếc răng thật.
Vậy trồng răng giả như thế nào bằng implant?
Để trồng implant bác sĩ sẽ phải thăm khám sức khỏe răng miệng tổng quát và thực hiện các chụp X-quang phù hợp. Nếu như mật độ, kích thước xương hàm tiêu giảm, không đủ điều kiện cấy implant sẽ phải ghép xương trước rồi mới tiến hành cấy implant.
Đầu tiên, cấy trụ implant vào trong xương hàm tại vị trí răng mất. Sau khoảng 3-6 tháng, trụ implant tích hợp cứng chắc với xương hàm mới lắp mão sứ đã được chế tác lên trên. Thời gian tích hợp của trụ implant phụ thuộc vào loại trụ và cơ địa của mỗi người nên sẽ có sự khác nhau.
Ưu điểm
- Tính thẩm mỹ cao, hoàn chỉnh như răng thật do đó khó nhận biết răng giả. Từ đó, đem đến sự tự tin trong giao tiếp, cuộc sống.
- Khả năng ăn nhai khôi phục cao, lên đến 90% so với lực ăn nhai của răng thật. Do đó, ăn uống thoải mái, cảm nhận thức ăn tốt.
- Chất liệu trụ implant là titanium – chất liệu cứng chắc, không ăn mòn, mài mòn trong môi trường khoang miệng mà vô cùng an toàn, không gây dị ứng, kích ứng.
- Ngăn tình trạng răng xô lệch, sai khớp cắn
- Bởi trụ implant thay thế chân răng đã mất trong cung hàm nên trồng răng implant ngăn được tình trạng tiêu xương hàm.
- Phương pháp trồng răng độc lập, không ảnh hưởng đến các răng lân cận
- Thời gian sử dụng lâu dài, thậm chí là vĩnh viễn bởi trụ implant sẽ không bị ảnh hưởng trong môi trường khoang miệng.
Nhược điểm
- Chi phí khá cao nhưng cũng tùy loại trụ và chất lượng mão sứ
- Đòi hỏi trang máy móc, thiết bị tiên tiến, hiện đại, tay nghề, kỹ thuật, chuyên môn và kinh nghiệm của bác sĩ
- Thời gian điều trị lâu.
Qua đó cũng có thể thấy được, trồng răng implant là phương pháp đem đến nhiều ưu điểm và được các chuyên gia, bác sĩ đánh giá cao. Nếu như có điều kiện, hầu như các bác sĩ đều khuyên lựa chọn trồng implant trong phục hình răng đã mất.
Hy vọng với những thông tin trong bài viết giúp mọi người hiểu trồng răng giả như thế nào theo từng phương pháp. Hãy liên hệ ngay nha khoa My Auris để được tư vấn và giải đáp cụ thể hơn nhé.
Anh Thy