Quy trình cấy ghép xương trong implant như thế nào?

cấy ghép xương trong implant

Cấy ghép xương trong implant thường được chỉ định trong trường hợp mật độ xương hàm tại vị trí răng mất. Nhờ đó, đảm bảo điều kiện về xương hàm khi cấy ghép implant. Với những thông tin nha khoa My Auris sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về kỹ thuật ghép xương cũng như quy trình thực hiện như thế nào.

Tổng quan cấy ghép xương trong implant như thế nào?

Khi cấy ghép implant, trong một số trường hợp khách hàng phải chỉ định ghép xương để nhằm bổ sung vị trí xương hàm đã bị tiêu. Hơn nữa, mục đích ghép xương trồng răng implant sẽ giúp tái tạo phần xương hàm đã bị tiêu và tăng thể tích xương hàm. Từ đó, mới đủ điều kiện tích hợp cũng như nâng đỡ trụ Implant vững chắc.

Để xác định tình trạng tiêu xương và chỉ định ghép xương trong cấy ghép răng implant cần phải thăm khám và chụp X – quang. Tùy theo tình trạng từng người sẽ được thực hiện trước 3 – 6 tháng trước khi tiến hành đặt trụ implant hoặc tiến hành đồng thời trong lúc đặt trụ.

cấy ghép xương trong implant
Kỹ thuật ghép xương là gì? 

Chất liệu ghép xương thường gồm: xương tự thân của khách hàng (xương cằm, xương góc hàm) hoặc sử dụng bột xương nhân tạo.

Bột xương nhân tạo 

Ghép xương nhân tạo thường được chỉ định khi mức độ tình trạng tiêu xương ở mức độ nhẹ và chỉ tiêu một phần xương ổ răng. Khi đó, nếu trồng răng implant bác sĩ sẽ chỉ định ghép bột xương nhân tạo nhằm tiết kiệm chi phí và giảm nguy cơ giải phẫu sau ở hàm mặt.

Ghép xương tự thân 

Được chỉ định khi mức độ tiêu xương nặng hoặc tình trạng xương hàm không dễ thích nghi với bột xương nhân tạo.

Với kỹ thuật ghép xương tự thân trước khi cấy implant, bác sĩ sẽ lấy một phần xương ở trên cơ thể cấy ghép vào vị trí xương hàm đã bị tiêu. Nhờ vào kỹ thuật này, giúp cho các mạch máu giúp thích ứng nhanh vào xương hàm và giảm nguy cơ bị đào thải.

Trường hợp nên chỉ định ghép xương răng trong cấy implant 

Trong điều kiện bình thường, khi còn răng, xương hàm sẽ duy trì ở mức ổn định nhằm giữ cho chân răng vững chắc. Tuy nhiên, trường hợp mất răng lâu ngày sẽ bị tiêu đi hoặc xương hàm quá mỏng, bị tổn thương,..

Điều này, đồng nghĩa khối lượng xương hàm không có cung cấp đủ số lượng để đáp ứng cho việc cấy răng implant hiệu quả. Khi đó, bác sĩ sẽ thường chỉ định ghép xương để trồng răng implant. Việc ghép xương sẽ được thực hiện trước hoặc trong quá trình cấy ghép implant nhằm đảm bảo an toàn khi trồng răng.

Những trường hợp được chỉ định ghép xương trồng răng implant:

  • Mất răng lâu ngày làm xương ổ răng bị tiêu, đồng thời thu hẹp về chiều cao lẫn bề mặt răng. Đồng thời không thể thực hiện được chức năng nâng đỡ răng;
  • Trường hợp xương hàm bị tiêu, thiếu hụt xương hàm do sử dụng hàm giả lâu ngày;
  • Xương hàm quá mỏng, mềm hoặc yếu do bẩm sinh hoặc đang bắt đầu có hiện tượng bị tiêu;
  • Thiếu hụt, không đủ diện tích cấy ghép trụ implant do ảnh hưởng các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu, viêm nhiễm tủy,..
  • Bị chấn thương mạnh do tai nạn hoặc các di chứng để lại từ những cuộc phẫu thuật trước.
cấy ghép xương trong implant
Quy trình cấy ghép xương trong Implant

Quy trình cấy ghép xương trong implant tại nha khoa 

Kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng quát bằng cách chụp CT

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát và đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh có đủ điều kiện thực hiện ghép xương hay không. Sau đó, sẽ tiến hành chụp phim CT để xác định vị trí cũng như lượng xương cần đưa vào xương hàm để cấy ghép.

Tiến hành gây tê và vệ sinh khoang miệng 

Tiến hành vệ sinh răng miệng bằng cách cạo vôi răng và sát khuẩn tại vùng cần cấy ghép xương nhân tạo. Hơn nữa, để tránh tình trạng nhiễm trùng trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tại chỗ.

Tiến hành phẫu thuật cấy ghép 

Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành rạch 3 đường tạo vạt niêm mạc:

  • Bác sĩ sẽ rạch 1 đường dọc niêm mạc sống hàm tương ứng vừng mất răng;
  • Rạch hai đường trên bề mặt xương hàm từ điểm đầu đường rạch trên về phía ngách tiền đình sao cho vạt cho đáy hình thang, đủ rộng để thực hiện các thao tác kỹ thuật.
  • Bóc tách vạc niêm mạc màng xương tại vùng phẫu thuật;
  • Sau đó, tiếp tục rạch thêm một đường giảm căng. Và tiếp tục khoan bề mặt xương với tỷ lệ thích hợp;
  • Cuối cùng, đặt bột xương và màng xương nhân tạo tạo đúng vị trí cấy ghép.

Khâu đóng vạt niêm mạc 

Đây sẽ là bước cuối cùng trong phẫu thuật ghép xương hàm, lúc này bác sĩ sẽ khâu và tạo hình nướu, sát trùng khoang miệng.

Sau khi phẫu thuật ghép xương hàm nhân tạo, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân về cách chăm sóc răng miệng sau hậu phẫu, đồng thời đặt lịch hẹn tái khám, kiểm tra độ hồi phục đã cấy ghép.

cấy ghép xương trong implant
Một số lưu ý trước và sau khi cấy ghép implant

Một số lưu ý trước và sau khi ghép xương nhân tạo 

Phẫu thuật ghép xương hàm thông thường sẽ đi đôi với việc tiến hành đặt trụ implant. Do vậy, để quá trình lành thương được diễn ra thuận lợi và đẩy nhanh quá trình tích hợp với trụ implant với xương hàm, bạn cần phải lưu ý những vấn đề dưới đây:

5 điều lưu ý trước khi ghép xương nhân tạo 

  • Lựa chọn nha khoa uy tín để thăm khám. Lúc này, nha khoa cần phải trang bị máy chụp CT 3D nhằm xác định tình trạng xương hàm một cách chuẩn xác.
  • Bác sĩ thực hiện ghép xương là bác sĩ phải có tay nghề thực hiện cao với nhiều kinh nghiệm để ca ghép xương được diễn ra an toàn và đạt hiệu quả cao;
  • Tìm hiểu vật liệu ghép xương được sử dụng, đồng thời có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo có chất lượng hay không;
  • Tuyệt đối không sử dụng các đồ uống có chứa cồn như rượu, bia hoặc các chất kích thích (thuốc lá,..) trước khi thực hiện ghép xương 4 – 6 tuần;
  • Hãy chuẩn bị tâm lý thoải mái trước khi thực hiện ca phẫu thuật ghép xương hàm.

7 điều lưu ý sau khi ghép xương nhân tạo 

  • Sau khi phẫu thuật sẽ xuất hiện tình trạng chảy máu và sẽ tự động ngưng chảy máu sau khoảng 30 phút. Trong thời gian này, bạn cần phải cắn gạc để cầm máu cho đến khi máu ngưng chảy;
  • Tuyệt đối không ăn nhai hay khạc nhổ trong 1 giờ đầu sau khi phẫu thuật;
  • Những ngày đầu tiên cấy ghép xương, vị trí vết thương sẽ xuất hiện tình trạng sưng, đau và ê buốt. Lúc này, bạn có thể chườm đá để giảm sưng đau. Đồng thời phải sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định từ 7 – 10 ngày để phòng tránh nhiễm trùng;
  • Tuân thủ các chỉ định và hướng dẫn vệ sinh răng miệng của bác sĩ;
  • Hạn chế vận động mạnh như tập thể thao hay chạy bộ;
  • Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ hoặc khi gặp bất cứ dấu hiệu nào bất thường, hãy liên hệ ngay với bác sĩ;
  • Trong vài tuần đầu tiên, bạn hãy nên ăn những thực phẩm dạng lỏng, nguội để tránh ảnh hưởng đến vết thương.

Hy vọng những chia sẻ chi tiết ở trên về cấy ghép xương trong implant.  Lúc này, bạn sẽ có quyết định phù hợp cho bản thân để sở hữu một hàm răng khỏe mạnh, đều đẹp. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo của chúng tôi để cập nhật nhiều kiến thức hữu ích và trò chuyện cùng bác sĩ tại website nha khoa My Auris cũng như sức khỏe răng miệng nhé.

Kim Dung

chat zalo
messenger