Khi răng miệng gặp phải những vấn đề như mất răng, răng hư tổn và cần phục hồi hoặc nâng cao tính thẩm mỹ cho răng thì trồng răng sứ là lựa chọn tối ưu. Vậy quy trình trồng răng sứ diễn ra như thế nào, trồng răng sứ mất bao lâu? Ưu, nhược điểm của trồng răng sứ là gì? Trồng răng sứ mất bao nhiêu thời gian? Liệu trồng răng sứ có phải là phương pháp tối ưu khi làm răng giả? Bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc của riêng mình nhé!
Mục Lục
1. Trồng răng sứ là gì?
Là phương pháp phục hình cho những răng đã mất đầy đủ độ thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai giống y như răng thật.
Phương pháp này được thực hiện bằng cách mài đi 2 chiếc răng ở 2 đầu vị trí răng bị mất. Răng sứ được đúc dính liền với nhau (cầu răng) được gắn vào 2 đầu trụ răng đã mài trước đó.
Để giúp khách hàng có được đầy đủ kiến thức và đỡ tốn thời gian tìm kiếm, chúng tôi đã tổng hợp 1 bài viết chi tiết về CẦU RĂNG SỨ, bạn xem nhé!!!
2. Trồng răng sứ áp dụng trong những trường hợp nào?
Trồng răng sứ sẽ áp dụng cho những trường hợp mất 1 hoặc vài răng liên tiếp mà bệnh nhân không muốn hoặc chưa có điều kiện cấy ghép Implant. Đồng thời yêu cầu các răng bên cạnh răng đã mất vẫn còn khỏe mạnh, vững chắc, không bị các bệnh lý xâm lấn và xương hàm chưa bị tiêu đi.
3. Làm cầu răng sứ có tốt không?
Cầu răng sứ mặc dù là phương pháp có từ lâu nhưng nó vẫn được nhiều khách hàng lựa chọn vì những ưu điểm như:
- Tái tạo thẩm mỹ răng nhờ màu sắc răng sứ sẽ giống y như răng thật, giúp hàm răng đều đặn, đẹp hơn rất nhiều so với răng thật
- Trồng răng sứ có thể phục hồi lại hoàn toàn chức năng của răng đã mất. Răng sứ có chức năng tương đương như răng thật, việc cảm biến thức ăn cũng tốt hơn so với phương pháp hàm giả tháo lắp.
- Thời gian phục hồi sau khi trồng răng cũng nhanh chóng, bạn chỉ mất khoảng từ 2 – 3 ngày là có thể hoàn tất quá trình trồng răng.
- Chi phí để phục hình răng bằng cầu răng sứ có chi phí khá hợp lý, giá của răng này sẽ dựa vào số lượng răng cần phục hồi, chất liệu răng sứ mà bạn lựa chọn để thực hiện.
4. Quy trình trồng răng sứ
Trồng răng sứ là kỹ thuật phục hình răng không quá phức tạp. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như đạt kết quả điều trị tối ưu nhất thì ngoài tay nghề bác sĩ, cơ sở vật chất thì quy trình trồng răng sứ đúng tiêu chuẩn cũng là yếu tố quan trọng quyết định thành công của ca trồng răng.
Đầu tiên, bạn sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám cụ thể xem tình trạng răng miệng của bạn ra sao, có phù hợp trồng răng sứ hay không, từ đó bác sĩ lên phác đồ điều trị cụ thể cho bạn.
Vô trùng dụng cụ y tế và phòng khám để tránh trường hợp lây nhiễm chéo gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Gây tê vào vị trí cần thực hiện trồng răng để giúp cho bạn không cảm thấy quá ê buốt trong suốt quá trình mài răng để trồng răng sứ.
Khi thuốc tê có tác dụng, bác sĩ sẽ tiến hành mài cùi răng làm trụ theo một tỷ lệ nhất định. Khi mài xong, bác sĩ sẽ lấy dấu hàm, so màu răng và gửi những chỉ số này về phòng Labo để chế tác răng sứ phù hợp với mẫu răng của bạn.
Khi răng sứ được làm xong, bạn sẽ được bác sĩ gắn thử răng sứ lên trụ răng để kiểm tra về độ sát khít, màu sắc… Nếu hoàn toàn hài lòng thì bác sĩ sẽ tiến hành gắn răng sứ cố định cho bạn. Ngược lại, nếu có trục trặc thì răng sứ sẽ được điều chỉnh lại phù hợp với bạn.
Trước khi ra về, bác sĩ sẽ dặn dò cách chăm sóc, ăn uống, vệ sinh răng miệng cũng như đặt lịch hẹn tái khám cho bạn.
Hoàn tất 6 bước trên là quá trình trồng răng sứ đã hoàn thành, bạn có thể thoải mái giao tiếp, ăn uống mà không gặp phải bất kỳ chướng ngại nào nữa.
5. Chăm sóc răng miệng sau khi trồng răng sứ
Sau khi trồng răng sứ, bạn cần có chế độ chăm sóc răng miệng và ăn uống hợp lý để đảm bảo chức ăn nhai và kéo dài tuổi thọ của răng sứ.
Khám răng định kỳ 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện những bệnh về răng miệng và có phương pháp hỗ trợ kịp thời.
6. Có nên phục hình răng đã mất bằng cầu răng sứ không?
Điều kiện để trồng răng sứ là 2 răng kế cận phải khỏe mạnh thì mới có thể mài cùi răng và làm trụ cầu. Nghĩa là răng số 8 không thể là trụ cầu nếu bạn bị mất răng số 7 bởi vì đây là răng khôn thường mọc cuối trên cung hàm nên không đủ chỗ phải mọc xiên vẹo, đâm chỉa hoặc mọc ngầm; đồng thời răng số 8 thường dễ mắc các bệnh lý nên sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ của cầu răng.
Trồng răng bằng cầu sứ còn tồn tại một số khuyết điểm như: Bắt buộc xâm lấn răng khỏe mạnh (răng kế cận răng mất), không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm, hoặc mài răng nhiều sẽ làm nướu bị teo nhỏ lại, từ đó, tính thẩm mỹ của răng sẽ bị giảm sút.
Khi xương hàm tiêu đi, phần chân răng của răng trụ sẽ lộ ra ngoài và có nguy cơ mắc phải một số bệnh lý răng miệng do vi khuẩn tấn công vào răng thật.
Nếu đang có mong muốn trồng răng sứ, để phục hình răng đã mất hoặc phục hồi răng hư tổn, bạn cần cân nhắc thật kỹ lưỡng. Tốt nhất là bạn nên trực tiếp đến phòng khám nha khoa uy tín để được được bác sĩ khám và tư vấn cụ thể nhất.
Trong các dòng răng sứ hiện nay, ngoài răng sứ toàn phần còn có răng sứ Titan, bạn có thể tham khảo thêm phương pháp trồng răng bằng sứ titan qua bài viết
Trồng răng sứ Titan tốt không? Giá bao nhiêu?