Khi mọc răng khôn, cảm giác đau sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt và cuộc sống thường ngày. Có nhiều biện pháp hỗ trợ giảm đau, một trong số đó là sử dụng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc tình trạng đau răng khôn uống thuốc gì? Để được giải đáp chi tiết, mời bạn tham khảo bài viết sau, bác sĩ nha khoa My Auris sẽ hỗ trợ đưa đến bạn đọc câu trả lời chính xác nhất.
Mục Lục
Tư vấn nha khoa – Đau răng khôn uống thuốc gì?
Việc đau răng khôn uống thuốc gì thì theo các chuyên gia: Ibuprofen, Paracetamol, Dorogyne,… là một số loại thuốc hỗ trợ giảm tình trạng đau nhức khi mọc răng khôn, đồng thời được sử dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, bạn cần hỏi qua ý kiến bác sĩ trước khi dùng và lưu ý cách sử dụng nhằm đảm bảo tính an toàn.
Cụ thể, việc dùng thuốc sẽ được chia thành hai trường hợp nhất định:
Trường hợp dùng thuốc không kê đơn
Trường hợp này, sẽ có một số loại thuốc không kê đơn được dùng nhiều hiện nay là Acetaminophen, hay các loại thuốc chống viêm (không chứa Steroid) như Ibuprofen, Naproxen,…
- Ibuprofen là loại có tác dụng tốt với chứng đau sưng do răng khôn mọc, giúp giảm tình trạng viêm hầu hết vấn đề răng miệng. Tuy nhiên, Ibuprofen sẽ chống chỉ định với người bệnh đang sử dụng thuốc làm loãng máu, thuốc ức chế men chuyển, Aspirin, Lasix,… Đồng thời, dùng Ibuprofen thời gian dài có thể gây tổn thương cho thận, dạ dày và gan. Do đó bạn nên tuân thủ hướng dẫn liều dùng của các dược sĩ.
- Acetaminophen cũng là dòng thuốc hỗ trợ giảm đau không kê đơn và có khả năng kiểm soát cơn đau do răng khôn gây nên. Nếu dùng với liều lượng lớn, Acetaminophen sẽ gây tổn thương cho gan, người bệnh không nên dùng rượu bia khi đang uống thuốc.
Các loại thuốc này hỗ trợ giảm đau răng đều không cần chỉ định từ bác sĩ. Tuy nhiên, để tránh gây tình trạng kích ứng và phản ứng phụ xảy ra, người bệnh nên có sự trao đổi, tuân theo hướng dẫn sử dụng từ các dược sĩ.
Trường hợp dùng thuốc giảm đau theo đơn
Đau răng khôn để giảm đau nhanh, với trường hợp nghiêm trọng thì bạn nên cân nhắc thăm khám với bác sĩ để được kê thuốc giảm đau theo toa. Trong đó, loại khuyên dùng nhất là Corticosteroid – Hỗ trợ làm dịu cơn đau, giảm sưng và viêm một cách hiệu quả. Thuốc được điều chế ở dạng viên hoặc tiêm trực tiếp.
Tuy nhiên, Corticosteroid có khả năng gây một số tác dụng phụ như tăng cân không kiểm soát, khó ngủ, suy yếu hệ miễn dịch,… Để hạn chế tác dụng phụ, thuốc sẽ được kê với liều lượng cực thấp, người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng.
Mặt khác, Opioid cũng là loại thuốc hỗ trợ giảm đau răng khôn nhanh, thuốc có chứa chất gây nghiện nên chỉ được dùng trong điều trị ngắn hạn cho trường hợp răng khôn đau dữ dội, đau sau khi nhổ. Opioid có thể gây tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn, vấn đề liên quan đến hô hấp,… Người dùng cần chú ý tuân thủ các chỉ định từ bác sĩ, tránh các rủi ro không mong muốn.
Ngoài ra, bạn còn có thể tham khảo thêm các loại gel gây tê như Orajel hay Anbesol – Dùng bôi trực tiếp lên nướu và răng để gây tê giảm đau do răng khôn gây nên. Các loại gel gây tê có thể dùng cho người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, người lớn được khuyến cáo cùng tối đa 4 lần/ngày, không quá 7 ngày dùng liên tục. Bé dưới 1 tuổi được hướng dẫn dùng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ chuyên môn.
Có nên dùng thuốc giảm đau khi mọc răng khôn không?
Việc đau răng khôn uống thuốc gì sẽ có nhiều lựa chọn cho bạn, tuy nhiên hãy chú ý liều dùng và hỏi qua ý kiến bác sĩ. Đồng thời, việc dùng thuốc này có cần thiết không? – Theo ý kiến của chuyên gia là bạn nên sử dụng. Bởi thông thường, khi đến phòng khám hay bệnh viện, bạn cũng sẽ được bác sĩ kê thêm thuốc giảm đau kháng viêm để uống tại nhà.
Nhưng thực tế, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc và không có sự hướng dẫn. Bởi không phải bất cứ ai bị đau do răng không cũng được chỉ định dùng thuốc giảm đau. Chẳng hạn như chị em đang mang thai, hay cho con bú, người mắc bệnh lý gan thận,… sẽ không được khuyến khích tự ý dùng thuốc giảm đau. Vì các loại thuốc này có tác dụng phụ, có thể làm cho tình trạng bệnh của bạn ngày càng trở nên trầm trọng hơn.
Nếu đau dữ dội, vượt qua ngưỡng chịu đau thì mới cần sử dụng đến thuốc giảm đau, bạn cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian do các bác sĩ hay dược sĩ hướng dẫn sử dụng.
Một số lưu ý khi dùng thuốc giảm đau do răng khôn gây ra
Thực tế, đau răng khôn uống thuốc gì sẽ cần cẩn trọng bởi nó sẽ gây nên một số tác dụng phụ không mong muốn nếu bạn dùng quá liều hay đang mắc các bệnh lý khác cũng sẽ bị ảnh hưởng. Để hạn chế tốt, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Kiểm tra hạn sử dụng của các loại thuốc trước khi dùng, nếu thuốc đã bị quá hạn thì không nên uống và bỏ đi ngay.
- Chỉ dùng thuốc trong khoảng thời gian ngắn, thường không quá 7 ngày. Nếu dùng thuốc quá thời gian này và không thuyên giảm, thậm chí tình trạng còn nặng hơn thì bạn tốt nhất hãy thăm khám với bác sĩ ngay.
- Không nên dùng thuốc giảm đau khi bản thân quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Trường hợp sử dụng thuốc có thấy xuất hiện tác dụng phụ không mong muốn như phù, phát ban, chóng mặt, buồn nôn, toát mồ hôi thì bạn cần ngưng sử dụng ngay lập tức và đến gặp trực tiếp bác sĩ chuyên khoa nhằm được xử trí kịp thời.
- Không nên tự ý mua thuốc, bạn cần tham khảo thêm ý kiến các bác sĩ hay dược sĩ có chuyên môn cao trước khi dùng thuốc. Đặc biệt là đối với phụ nữ đang mang thai và phụ nữ đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
- Ngoài việc dùng thuốc, bạn cần ăn uống hợp lý, ưu tiên các loại đồ ăn mềm, dễ nhai để tránh làm gia tăng gánh nặng cho răng khôn đang gây đau. Đồng thời, cần tăng cường các loại nước trái cây nhằm cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất để giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
- Đồng thời, bạn cần có chế độ nghỉ ngơi một cách hợp lý, tránh việc thức khuya hay làm việc quá sức để khiến tình trạng bệnh trở nên tệ hơn.
Bài viết này đã giúp bạn giải đáp tình trạng đau răng khôn uống thuốc gì và một số lưu ý trong quá trình sử dụng, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và khiến tình trạng ngày một nặng hơn. Thăm khám với bác sĩ My Auris – Giải pháp tốt nhất để bạn nhận được lời khuyên phù hợp, đánh giá chính xác tình trạng và có chỉ định sử dụng thuốc an toàn. Khắc phục tình trạng đau nhanh chóng và được hướng dẫn vệ sinh răng miệng, dinh dưỡng cải thiện sức khỏe.
Yến Nhi