Cấy ghép Implant là phương pháp giúp phục hình răng bị mất tốt nhất trong nha khoa, được nhiều chuyên gia khuyến khích người bệnh nên thực hiện càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, ở phương pháp này sẽ cần phẫu thuật, tác động đến xương hàm. Do đó, không tránh được việc người bệnh lo lắng cấy ghép Implant có đau không? Nha khoa My Auris sẽ đồng hành cùng bạn tìm ra câu trả lời ngay trong bài viết này nhé!
Mục Lục
Tư vấn từ bác sĩ: Cấy ghép Implant có đau không?
Tình trạng sưng tấy, đau nhức khi trồng răng Implant là điều thường gặp. Nguyên nhân do phương pháp này có xâm lấn trực tiếp đến xương hàm, đặt trụ Implant vào hàm thay thế cho chân răng thật bị mất. Cấy ghép Implant có đau không thực tế không thể xác định chung cho tất cả người bệnh, bởi còn tùy vào khả năng chịu dựng và quy trình điều trị, mức độ phức tạp của ca phục hình.
Thông thường, tình trạng đau nhức, sưng tấy chỉ xảy ra trong vòng 24 giờ đầu sau khi thực hiện trồng răng Implant. Ngoài ra, trước khi đi vào đặt trụ răng, người bệnh sẽ được bác sĩ gây tê toàn phần hay gây tê cục bộ. Liều lượng thuốc, thời gian gây tê sẽ được bác sĩ tính toán trong từng trường hợp cụ thể.
Thời gian đặt trụ Implant sẽ nằm trong khoảng từ 10 đến 15 phút/trụ, nếu người bệnh cần đặt nhiều trụ thì thời gian gây tê sẽ nhiều hơn. Do đó người bệnh có thể thoải mái trong quá trình trải nghiệm dịch vụ trồng răng mà không lo có cảm giác đau nhức, khó chịu.
Khi thuốc tê hết tác dụng, người bệnh chắc hẳn sẽ có cảm giác hơi khó chịu tại vùng trồng răng. Nhưng cảm giác đau nhức này sẽ bắt đầu giảm dần theo thời gian, cũng như nó chỉ diễn ra trong vài ngày. Trường hợp người bệnh không chịu được cơn đau nhức sẽ được bác sĩ kê thêm thuốc giảm đau, chống viêm và kháng viêm. Do đó, sau khi trồng răng Implant, bạn chỉ nên ăn các loại đồ ăn mềm cũng như làm việc như bình thường.
Vì sao thực hiện cấy ghép Implant lại gây đau?
Cấy ghép Implant có đau không có thể tùy vào khả năng chịu đựng của người bệnh. Tuy nhiên, việc bạn cảm thấy đau khi điều trị thường sẽ bắt nguồn từ một số yếu tố:
Cơ địa của từng người bệnh
Phương pháp trồng răng Implant gây đau hay không phụ thuộc lớn vào cơ địa của từng khách hàng. Nếu chất lượng xương hàm tốt, quá trình cấy ghép Implant sẽ diễn ra nhanh chóng, dễ dàng hơn, đồng thời người bệnh sẽ xuất hiện cảm giác đau nhẹ.
Ngược lại, với trường hợp người bệnh có xương hàm yếu, bác sĩ buộc phải can thiệp thêm một số kỹ thuật nha khoa như ghép xương, nâng xoang,… lúc này bạn có thể cảm thấy khó chịu hơn.
Bệnh lý răng miệng
Trồng răng Implant gây nên tình trạng đau nhức có thể xuất phát do bệnh lý răng miệng. Nếu người bệnh bị sâu răng, viêm nha chu,… không được xử lý dứt điểm thì khi trồng răng có thể gây nên nhiều biến chứng. Từ đó kéo theo những cơn đau dai dẳng.
Chất lượng của dòng trụ Implant
Một số nha khoa kém chất lượng, sử dụng trụ Implant không rõ nguồn gốc, gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng sau khoảng thời gian sử dụng. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người bệnh, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng. Nếu không xử lý sớm, người bệnh sẽ không tránh được những cơn đau nhức, đi kèm các triệu chứng nguy hiểm.
Số lượng răng và vị trí thực hiện trồng răng
Cấy ghép Implant có đau không thường sẽ ít đau hơn nếu bạn thực hiện trồng 1 răng. Đặc biệt, nếu cấy răng vào vị trí dây thần kinh hàm thì dấu hiệu đau nhức sẽ càng rõ rệt hơn. Do đó, để tránh làm ảnh hưởng đến sinh hoạt mỗi ngày, bạn nên tham khảo qua ý kiến từ bác sĩ trước khi lựa chọn phương pháp điều trị này.
Nếu bác sĩ khuyến cáo không nên trồng Implant, bạn sẽ nên lựa chọn một phương pháp phục hình khác phù hợp hơn.
Thời gian phục hình răng
Thời gian trồng răng cũng ảnh hưởng nhiều đến những cơn đau mà bạn phải chịu trong trồng răng Implant. Cụ thể:
- Trồng Implant sau 1 đến 3 tháng mất răng: Thời gian trồng răng mang lại hiệu quả cao nhất. Bởi, xương hàm chưa bị tiêu, việc trồng răng diễn ra thuận lợi hơn và cảm giác đau nhức răng cũng vì thế mà giảm bớt đáng kể. Mặt khác, thời gian tích hợp trụ và xương hàm diễn ra nhanh chóng, đồng thời cảm giác đau nhức cũng vì vậy mà giảm đi đáng kể.
- trồng Implant sau 3 tháng mất răng: Quá trình phục hình diễn ra sẽ khó khăn hơn. Vì lúc này hõm xương có thể đã tiêu dần, việc cắm trụ không diễn ra thuận lợi như lúc 1 đến 3 tháng. Khí đó, bạn có thể phải chịu cảm giác đau nhức, khó chịu hơn lúc bình thường.
Chế tác các mão răng sứ không đúng thông số
Trước khi gắn các mão sứ lên trụ Implant, bác sĩ sẽ cần lấy dấu hàm, gửi thông số cho bộ phận Labo để chế tác các mão sứ. Công đoạn này yêu cầu sự chính xác cao, tính tỉ mỉ. Một khi thông số sai lệch sẽ gây nên hiện tượng răng sứ bị kênh, không thể ôm sát và làm cho quá trình ăn nhai của bạn gặp nhiều khó khăn.
Tay nghề của bác sĩ
Bác sĩ được xem là một yếu tố quyết định đến khả năng thành công của một ca trồng răng Implant, đồng thời quyết định phần nào đến việc cấy ghép Implant có đau không. Do đó, bác sĩ phải là người được đào tạo chuyên sâu, có đủ các chứng chỉ hành nghề và kinh nghiệm thực hiện thành công nhiều ca trồng răng. Bên cạnh đó, bác sĩ phải có kinh nghiệm tư vấn, giải đáp thắc mắc cho người bệnh
Máy móc và trang thiết bị trồng răng
Cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hiện trồng răng cũng có vai trò quan trọng, anyhr hưởng đến kết quả phục hình Implant đau hay không. Do đó, bạn nên thăm khám trước với nha khoa để xem xét qua khả năng tư vấn từ bác sĩ, máy móc hỗ trợ trong điều trị để đưa ra quyết định chính xác nhất.
Những yếu tố trên sẽ quyết định lớn đến mức độ thành công của một ca trồng răng Implant và cảm giác của người bệnh sau khi thực hiện. Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ trước phương pháp, chuẩn bị tâm lý kỹ càng và chọn cho mình một nha khoa uy tín thực hiện nhé!
Lời khuyên của bác sĩ sau khi trồng răng Implant
Việc cấy ghép Implant có đau không thì thực tế, người bệnh sẽ không thể tránh khỏi và việc đau nhiều hay ít cũng còn tùy vào khả năng chịu đựng của mỗi người. Tuy nhiên, để làm giảm bớt tình trạng đau nhức, người bệnh nên thực hiện một số điểm sau:
Chăm sóc răng miệng thường ngày
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên, giúp làm sạch các mảng bám tích tụ gây tình trạng nhiễm trùng xương xung quanh trụ răng.
- Cần đánh răng, dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn, trước khi đi ngủ để hạn chế vi khuẩn tích tụ gây bệnh, ảnh hưởng chất lượng của các mão sứ.
- Không nên đẩy lưỡi, hay sử dụng tăm, vật cứng chạm vào trụ răng. Bởi điều này sẽ làm cản trở quá trình lành vết thương và kích thích vùng cấy ghép gây đau răng.
Chế độ ăn cho người trồng răng
- Cần tránh xa các loại thức ăn cứng, giòn, và dai trong khoảng từ 1 đến 2 tháng sau khi trồng răng Implant, nhằm hạn chế gãy vỡ, kích thích trụ Implant bên dưới.
- Nên bổ sung thêm các thực phẩm dinh dưỡng cao trong vài tháng sau phẫu thuật, giúp răng giả chắc chắn hơn.
Bên cạnh đó, để không gây đau nhức, người bệnh cần phải đến nha khoa tái khám từ 3 đến 6 tháng một lần.
Câu trả lời cho vấn đề cấy ghép Implant có đau không chắc chắn là có. Tuy nhiên, nếu bạn được thực hiện đúng quy trình thì mức độ đau đớn sẽ giảm đi một cách đáng kể. Đồng thời mức độ đau cũng khác nhau ở từng đối tượng người bệnh. Do đó, việc chọn nha khoa uy tín thăm khám, thực hiện trồng răng sẽ rất quan trọng. Với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, nha khoa My Auris tự tin có thể mang lại kết quả phục hình tốt nhất cho quý khách hàng. Hãy đặt lịch thăm khám ngay với chúng tôi để nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn nhé!
Yến Nhi