Các phương pháp trồng răng hàm khôi phục ăn nhai hiệu quả

Các phương pháp trồng răng hàm

Mất răng hàm không ảnh hưởng quá lớn đến tính thẩm mỹ nhưng răng hàm lại đóng vai trò quan trọng trong ăn nhai nên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng ăn nhai. Không chỉ vậy, còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, hệ tiêu hóa bởi dạ dày tăng áp lực hoạt động, hạn chế hấp thu dinh dưỡng cho cơ thể. Vì vậy, việc trồng răng hàm cần phải thực hiện càng sớm càng tốt. Hãy cùng nha khoa My Auris tìm hiểu về các phương pháp trồng răng hàm qua bài viết sau đây nhé. 

Mất răng hàm ảnh hưởng như thế nào?

Răng hàm là các răng cối lớn, rãnh hố sâu, bề mặt nhai lớn giữ vai trò quan trọng trong ăn nhai, nghiền nát thức ăn trước khi đưa xuống dạ dày. Vì vậy, nếu mất đi răng hàm sẽ gây ảnh hưởng đến nhiều đến sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung.

  • Lực ăn nhai suy giảm nhanh chóng: điều này khiến thức ăn không thể được nghiền xé kỹ trước khi xuống dạ dày. Từ đó, dạ dày phải gia tăng áp lực co bóp, tiêu hóa thức ăn. Về lâu dài, gia tăng nguy cơ mắc cài về dạ dày, khó hấp thu chất dinh dưỡng,… 
  • Chán ăn, lười ăn: mất răng hàm cũng khiến cho nhiều người chán ăn bởi cảm thấy ăn nhai không tốt, ăn không cảm thấy ngon miệng. Điều này không chỉ gây thiếu hụt các chất dinh dưỡng mà còn giảm cân nhanh chóng. 
  • Tiêu xương hàm: mất răng sẽ khiến cho vùng răng ngay đó không hoạt động thường xuyên, dẫn đến xương hàm bị suy giảm gây nên hiện tượng tụt nướu, mặt mất cân đối, da chảy xệ, lão hóa trước tuổi,… 
  • Răng xô lệch: khi mất răng, các răng còn lại trên hàm có xu hướng đổ dồn về vị trí răng mất. Điều này khiến cho các răng bị xô lệch, không còn ngay ngắn,… 
  • Gia tăng bệnh lý về răng miệng: khoảng trống mất răng hàm thường nằm bên trong, khó quan sát và khó vệ sinh. Do đó, nếu ăn uống để các vụn thức ăn rơi vào khoảng trống này mà không làm sạch sẽ là nơi tích tụ vi khuẩn, mảng bám. Từ đó, gia tăng các bệnh lý về răng miệng: sâu răng, hôi miệng, viêm nhiễm,… 
Mất răng hàm ảnh hưởng như thế nào?
Mất răng hàm ảnh hưởng như thế nào?

Thế nên, việc trồng răng hàm sau khi mất răng càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe răng miệng cũng như cải thiện khả năng ăn nhai hiệu quả hơn. 

Các phương pháp trồng răng hàm phổ biến hiện nay 

Các phương pháp trồng răng hàm phổ biến hiện nay gồm 3 phương pháp: trồng răng implant, làm cầu răng sứ và hàm giả tháo lắp. Tùy theo tình trạng, sức khỏe răng miệng, nhu cầu, điều kiện kinh tế mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị, phục hình răng đã mất phù hợp nhất. 

Hàm giả tháo lắp – Các phương pháp trồng răng hàm 

Đây là phương pháp giúp khắc phục tình trạng mất răng truyền thống đã có từ rất lâu. Trước đây khi mất răng, phương pháp mà mọi người nghĩ đến chính là làm răng giả tháo lắp. 

Cấu tạo hàm giả có 2 phần bao gồm 1 nền hàm hoặc hàm khung (được làm bằng niken – crom hay titan) và bên trên gắn các răng giả được làm bằng sứ hay nhựa. Màu sắc của nền hàm và răng giả cũng tương đối giống răng thật để đem đến vẻ đẹp thẩm mỹ khi sử dụng. 

Một số trường hợp sử dụng hàm giả tháo lắp:

  • Người già, người cao tuổi bị mất nhiều răng hay bị mất răng nguyên hàm nhưng không có sức khỏe hay không muốn điều trị bằng các phương pháp khác
  • Các trường hợp mất răng nhưng không thể làm cầu sứ hay implant do sức khỏe răng miệng và cơ thể yếu. 

Để xem hàm giả tháo lắp và các phương pháp trồng răng hàm nào phù hợp, nên tìm hiểu về ưu nhược điểm của phương pháp này: 

Ưu điểm

  • Thực hiện nhanh chóng: tiết kiệm thời gian, phục hình răng đã mất nhanh chóng chỉ 1-2 lần đến nha khoa. Lần đầu đến thăm khám, lấy thông số làm hàm giả. Lần thứ 2 được hẹn đến lấy hàm và có thể khôi phục ăn nhai. 
  • Tiết kiệm chi phí: Chi phí làm răng giả tháo lắp thấp hơn nhiều so với các phương pháp trồng răng hàm khác. 
  • Đảm bảo an toàn: Chất liệu làm hàm giả tháo lắp an toàn, chuyên dụng trong nha khoa nên không gây kích ứng, dị ứng, viêm nhiễm môi trường khoang miệng. 
  • Không xâm lấn: không ảnh hưởng đến các răng còn lại trên hàm, bởi không cần bởi mài răng hay tác động đến mô xương. 
Hàm giả tháo lắp - Các phương pháp trồng răng hàm 
Hàm giả tháo lắp – Các phương pháp trồng răng hàm

Nhược điểm 

  • Bất tiện trong sử dụng: phải tháo ra khi vệ sinh nên khá bất tiện. Đồng thời, cũng khó vệ sinh dễ gây hôi miệng. Một thời gian sau khi sử dụng hàm trở nên lỏng lẻo, không còn bám dính nên dễ rơi rớt. 
  • Không sử dụng lâu: hàm giả nhanh lỏng lẻo, thời gian sử dụng trung bình 3-5 năm. 
  • Không ngăn được tình trạng tiêu xương hàm: sử dụng hàm tháo lắp không ngăn được tiêu xương hàm do mất răng, mật độ xương suy giảm, teo nướu nên lâu ngày má bị hóp, lão hóa nhanh, da chảy xệ,… 
  • Tính thẩm mỹ không cao: mặc dù có màu sắc và chế tạo tương tự như nướu răng thật nhưng khi nhìn vào vẫn biết là răng giả. 
  • Khả năng ăn nhai không tốt: phương pháp chỉ khôi phục khoảng 30-40% lực ăn nhai của răng thật. Do đó, không ăn thức ăn quá cứng, quá dai, chỉ nên ăn thức ăn mềm, nghiền nhỏ, dễ nhai. 
  • Gây đau nướu: một số trường hợp khi đeo hàm giả tháo lắp có thể bị cấn, gây đau nướu cực kỳ khó chịu khi ăn. 

Các phương pháp trồng răng hàm – Cầu răng sứ 

Cầu răng sứ là phương pháp phục hình răng đã mất phổ biến hiện nay, giúp khắc phục mất 1 hay 1 vài răng liền kề. Với phương pháp này, yêu cầu các răng làm trụ phải chắc khỏe. Bởi bác sĩ sẽ mài răng đến tỷ lệ phù hợp làm trụ nâng đỡ cầu răng sứ. 

Dãy cầu sứ gồm các răng sứ nối liền nhau, có màu sắc, kích thước, hình dáng tương tự như răng thật. Răng ở 2 đầu sẽ làm trụ còn răng ở giữa sẽ thay thế cho răng đã mất. Thế nên, với việc mất răng hàm số 5 hay 6 có thể làm cầu răng sứ được, còn mất răng số 7 không thể làm cầu sứ. Bởi một số người không mọc răng khôn mà có mọc thì răng khôn cũng không đủ điều kiện làm trụ nâng đỡ mão sứ. 

Một số trường hợp thực hiện cầu răng sứ: 

  • Mất một hay 2-4 răng nằm liền kề nhau
  • Mất răng nằm xen kẽ nhau 
  • Mất răng nhưng không đủ điều kiện trồng răng implant.

Ưu điểm 

  • Cải thiện chức năng ăn nhai tốt: cầu sứ có thể khôi phục khoảng 70% lực ăn nhai của răng thật giúp ăn nhai và cảm nhận thức ăn tốt hơn. 
  • Tính thẩm mỹ cao: mão sứ được chế tác hình dáng, kích thước, màu sắc tương tự như răng thật nên khó nhận biết, nhất là chọn răng toàn sứ. 
  • Độ bền cao: độ bền của cầu sứ cao hơn hàm giả tháo lắp, trung bình sử dụng từ 7-10 năm, nếu sứ tốt, ăn uống, vệ sinh và chăm sóc đúng cách. 
Các phương pháp trồng răng hàm - Cầu răng sứ 
Các phương pháp trồng răng hàm – Cầu răng sứ

Nhược điểm 

  • Không ngăn được tình trạng tiêu xương hàm vẫn bị hóp má, lão hóa sớm
  • Xâm lấn mô răng thật nên có thể lâu ngày bị ê buốt, ảnh hưởng tủy răng sau này 
  • Nếu chọn răng sứ kim loại thì tính thẩm mỹ không cao, độ bền cũng kém hơn, nhanh chóng bị đen viền nướu do quá trình oxy hóa. 
  • Chi phí thực hiện cao hơn hàm giả tháo lắp. 

Trồng răng implant – Các phương pháp trồng răng hàm 

Trồng răng implant còn được gọi là cấy ghép implant – đây là phương pháp trồng răng hàm được đánh giá cao nhất trong số các phương pháp trồng răng hàm. Bởi phương pháp có ứng dụng công nghệ hiện đại, đem đến nhiều ưu điểm vượt trội, khắc phục nhược điểm của hàm giả tháo lắp và cầu răng sứ.  

Phương pháp không chỉ phục hình thân răng mà còn phục hình chân răng tạo nên chiếc răng hoàn chỉnh như thật. Để thực hiện, bác sĩ thực hiện cấy trụ implant vào xương hàm tại vị trí răng mất. Sau thời gian trụ tích hợp cứng chắc với xương hàm sẽ phục hình mão sứ lên trên thông qua khớp nối Abutment. 

Các trường hợp trồng răng implant: 

  • Mất một hay nhiều răng, thậm chí toàn hàm
  • Mất răng ở đâu, phía nào, hàm nào cũng đều thực hiện được

Ưu điểm

  • Tính thẩm mỹ tuyệt đối như răng thật 
  • Khả năng ăn nhai khôi phục gần như 100% lực ăn nhai của răng thật nên có thể ăn thức ăn cứng, dai thoải mái 
  • Tương thích sinh học cao, không gây dị ứng, kích ứng
  • Độ bền rất cao, lên đến 25 năm, thậm chí vĩnh viễn nếu chăm sóc tốt 
  • Ngăn được tình trạng tiêu xương hàm, teo nướu hiệu quả

Nhược điểm

Nhược điểm của trồng răng implant lớn nhất chính là chi phí thực hiện khá cao, cao hơn nhiều so với các phương pháp trồng răng hàm khác. 

Trồng răng implant - Các phương pháp trồng răng hàm 
Trồng răng implant – Các phương pháp trồng răng hàm

Mong rằng với những thông tin trong bài viết về các phương pháp trồng răng hàm, mọi người bổ sung thêm kiến thức về các phương pháp cũng như kỹ thuật thực hiện. Từ đó, cân nhắc tình trạng mà lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Hãy liên hệ nha khoa My Auris ngay để được tư vấn và đặt lịch thăm khám sớm nhất nhé. 

Anh Thy

chat zalo
messenger