Ai nên nhổ răng trồng răng sứ?

nhổ răng trồng răng sứ

Mỗi chiếc răng trên cung hàm đều đảm nhận vai trò và nhiệm vụ khác nhau. Nhưng vì nguyên nhân nào đó phải nhổ bỏ răng buộc bạn phải trồng lại răng. Việc trồng lại răng vừa giúp duy trì thẩm mỹ, vừa đảm bảo ăn nhai cũng như các chức năng khác trên cung hàm. Vậy để hiểu hơn vấn đề nhổ răng trồng răng sứ, hãy cùng My Auris theo dõi bài viết sau đây nhé. 

Nhổ răng trồng răng sứ phục hình răng đã mất 

Sau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp trồng răng phù hợp với ổ răng, sức khỏe răng miệng và điều kiện kinh tế của từng khách hàng. Việc trồng răng ngay sau khi nhổ răng đem lại lợi ích cho sức khỏe răng miệng hơn, nhất là trồng implant tránh tiêu xương hàm diễn ra. 

Hiện nay, có 3 phương pháp trồng răng sứ phổ biến: răng giả tháo lắp, cầu răng sứ và trồng răng implant. Mỗi phương pháp đều có kỹ thuật, ưu và nhược điểm khác nhau. 

Răng giả tháo lắp

Răng giả tháo lắp là phương pháp trồng răng sứ sau khi nhổ răng đã có từ lâu đời. Phương pháp này thường được áp dụng cho trường hợp mất nhiều răng và không đòi hỏi tính thẩm mỹ cao. 

Răng giả tháo lắp là loại phục hình cho 1 hay 1 vài răng mất với các móc kim loại cố định vào răng thật lân cận. Hàm giả tháo lắp có 2 loại: bán phần và toàn phần. Cấu tạo của răng và hàm giả tháo lắp có 2 phần: khung nền được làm bằng nhựa hoặc kim loại, phần răng được làm từ sứ hoặc nhựa ép chặt bên trên khung nền. 

Ưu điểm

  • Thời gian trồng răng nhanh chóng, chỉ mất khoảng 2-3 ngày 
  • Giúp duy trì thẩm mỹ và ăn nhai sau khi mất răng. 
  • Chi phí thấp nhất trong số các phương pháp trồng răng. 
  • Dễ dàng tháo lắp tại nhà. 

Nhược điểm 

  • Tính thẩm mỹ không cao: răng giả có các móc kim loại nên gây mất thẩm mỹ. Đồng thời, màu sắc của răng và hàm dễ nhận biết răng giả. 
  • Khôi phục ăn nhai không cao: Phương pháp này chỉ khôi phục khoảng 30-40% lực ăn nhai răng thật. Vì thế, không phù hợp trồng răng cho người trẻ. 
  • Không ngăn được tình trạng tiêu xương hàm. Hàm giả, răng giả tháo lắp chỉ phục hình thân răng, lấp đầy khoảng trống răng mất mà không có sự tác động đến xương hàm nên tiêu xương hàm vẫn xảy ra. 
  • Vệ sinh khó khăn, phải tháo lắp vệ sinh cả răng thật và răng giả. 
  • Hàm, răng giả nhanh chóng lỏng lẻo, dễ rơi rớt trong quá trình sử dụng. 
  • Tuổi thọ ngắn, chỉ khoảng 3-4 năm. 
nhổ răng trồng răng sứ
Răng giả tháo lắp – Nhổ răng trồng răng sứ phục hình răng đã mất

Cầu răng sứ – Nhổ răng trồng răng sứ 

Cầu răng sứ còn được gọi là bắt cầu răng sứ – Đây là phương pháp trồng răng sứ sau khi nhổ răng phổ biến và được nhiều người áp dụng. 

Để trồng răng, bác sĩ sẽ tiến hành mài cùi răng thật làm trụ để nâng đỡ cầu sứ. Cầu sứ là dãy các răng sứ liền kề nhau có hình dáng tương tự như răng thật. Chẳng hạn, nhổ mất 1 răng thì cầu răng sứ gồm 3 răng, trong đó, 2 răng ở hai đầu làm trụ còn răng chính giữa thay thế răng đã mất. 

Ưu điểm

  • Tính thẩm mỹ, nhất là chọn cầu răng sứ làm từ răng toàn sứ. Màu sắc và hình dáng răng sứ tương tự như răng thật, khó nhận biết răng giả. 
  • Khôi phục ăn nhai tương đối tốt, khoảng 60-70% lực ăn nhai của răng thật.
  • Thời gian trồng răng nhanh chóng, chỉ mất khoảng 3-5 ngày

Nhược điểm 

  • Ban đầu, lực ăn nhai của cầu sứ tốt nhưng cần chú ý ăn uống bởi răng sứ không có độ đàn hồi như răng thật dễ nứt gãy. 
  • Sau thời gian sử dụng, cầu sứ có thể bị tụt nướu, lộ chân răng không còn cứng chắc trong ăn nhai. 
  • Không ngăn được tình trạng tiêu xương hàm do chỉ phục hình thân răng. 
  • Khó vệ sinh, nhất là bên dưới cầu sứ dễ nhồi nhét thức ăn, mảng bám. Nếu không vệ sinh kỹ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công cùi răng thật, dẫn đến nhiều răng nhiều hơn. 
  • Kỹ thuật tác động mài răng thật nên các răng này không giữ được lâu. 
  • Không trồng phương pháp này khi mất răng số 7 vì không có răng làm trụ hoặc nếu có thì răng số 8 không đủ điều kiện. 
  • Chi phí tương đối cao nhưng tuổi thọ chỉ ở mức trung bình 5-10 năm. 
nhổ răng trồng răng sứ
Cầu răng sứ – Nhổ răng trồng răng sứ

Trồng răng implant 

Trồng răng implant là phương pháp trồng răng sứ hiện đại được các chuyên gia khuyên áp dụng sau khi nhổ răng. Bác sĩ sẽ cấy trụ implant vào xương hàm tại vị trí răng mất nhằm thay thế cho chân răng. Sau khi trụ implant tích hợp cứng chắc với xương hàm sẽ phục hình mão sứ lên trên thay thế cho thân răng. Như vậy, trồng răng implant sau nhổ răng giúp phục hình tối ưu chân răng và thân răng đã mất hoàn chỉnh như răng thật. 

Ưu điểm

  • Tính thẩm mỹ cao gần như tuyệt đối, khó nhận biết răng giả. Răng implant có cấu tạo 3 phần tương tự như cấu tạo răng thật. 
  • Khôi phục ăn nhai lên đến 98% lực ăn nhai của răng thật. Vì thế, khách hàng thoải mái ăn nhai sau khi trồng răng mà không cần kiêng khem quá nhiều. Đồng thời, khả năng cảm nhận thức ăn cũng rất tốt. 
  • Ngăn ngừa được tiêu xương hàm, tụt nướu, bảo vệ sức khỏe răng miệng lâu dài. 
  • Kỹ thuật trồng răng độc lập, không tác động đến răng thật giúp bảo tồn răng thật tối đa. 
  • Trồng răng cho nhiều trường hợp: mất 1 răng, nhiều răng, mất răng toàn hàm. Và trồng răng ở mọi vị trí trên cung hàm. 
  • Dễ dàng vệ sinh như răng thật, ngăn bệnh lý răng miệng phát sinh. 
  • Tuổi thọ cao, trung bình 20-25 năm. Thậm chí sử dụng vĩnh viễn nếu chăm sóc, ăn uống đúng cách. 

Nhược điểm

  • Chi phí cao 
  • Thời gian trồng răng lâu, có thể kéo dài 3-6 tháng. 
nhổ răng trồng răng sứ
Trồng răng implant – Nhổ răng trồng răng sứ phục hình răng đã mất

Ai nên nhổ răng? 

Nhổ răng là kỹ thuật trong nha khoa sử dụng dụng cụ, máy móc lấy toàn bộ chân răng và thân răng ra khỏi xương hàm. Ai trong cuộc đời cũng phải trải qua nhổ răng vài lần. Các răng sữa khi đến giai đoạn thay răng sẽ phải nhổ đi để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên. Các răng vĩnh viễn này sẽ không được thay nữa, nếu như có bệnh lý hay gãy vỡ nặng sẽ phải nhổ bỏ răng. 

Không phải trường hợp nào cũng nhổ răng trồng răng giả, sau đây là một số trường hợp buộc phải nhổ bỏ răng để bảo vệ sức khỏe răng miệng:

  • Răng bị sâu: Sâu răng nghiêm trọng không chỉ thân răng hư tổn nặng nề, đau nhức dữ dội mà còn nhiễm trùng. Vì thế, nhổ răng sâu này sớm để tránh lây lan vi khuẩn, nhiễm trùng cho những răng liền kề.
  • Răng viêm tủy: Các răng bị viêm tủy nếu không điều trị sớm thì nhiễm trùng nặng và lan rộng. Từ đó, hình thành những ổ viêm ở chân răng được gọi là viêm cuống răng. Điều này làm cho chân răng tổn thương nặng, ngày càng yếu đi buộc phải nhổ bỏ răng. 
  • Viêm nha chu: Khi bị viêm nha chu nặng, tiêu xương nhiều, nướu bị tụt xuống thấp hoặc chân răng không còn bám chắc sẽ dễ bị lung lay. Lúc này, nhổ bỏ răng để điều trị, chống nhiễm trùng là điều cần thiết. 
  • Răng mọc ngầm, mọc lệch: Vì nguyên nhân nào đó mà một số răng trên cung hàm mọc lệch, mọc ngầm,… Các răng này không đảm nhận chức năng ăn nhai mà còn gây ra nhiều đau đớn cũng như ảnh hưởng đến các răng khác trên cung hàm. Vì thế, nhổ răng nhằm bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn. 
  • Răng vỡ mẻ, gãy nặng: Có thể do tai nạn, té ngã mà răng va đập mạnh dẫn đến gãy răng nhiều chỉ còn chân răng. Các trường hợp này chỉ có thể nhổ bỏ răng và trồng lại răng sứ mới đem lại thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. 
nhổ răng trồng răng sứ
Ai nên nhổ răng?

Ngoài ra, việc chỉ định nhổ răng phải do bác sĩ đưa ra kế hoạch dựa vào tình trạng răng miệng của từng người. Và nhổ răng vĩnh viễn phải được thực hiện theo quy trình chuẩn, đảm bảo điều kiện phòng khám, dụng cụ, máy móc và tay nghề bác sĩ. 

Trên đây là những phương pháp trồng răng sứ sau nhổ răng, hy vọng giúp các khách hàng lựa chọn phương pháp phù hợp. Nhổ răng trồng răng sứ giúp duy trì thẩm mỹ, đảm bảo ăn nhai tốt hơn. Hãy liên hệ ngay nha khoa My Auris để được tư vấn cũng như đặt lịch hẹn thăm khám sớm nhất nhé. 

Anh Thy 

chat zalo
messenger