5 nhược điểm của dán răng sứ: Cân nhắc khi thực hiện

Bên cạnh bọc răng sứ thẩm mỹ, dán răng sứ cũng là phương pháp cải thiện thẩm mỹ, tân trang cho răng được nhiều người ưa chuộng. Không chỉ vậy, dán răng sứ còn giúp bảo tồn răng thật, ít mài, không đau, không ê buốt. Tuy nhiên, cũng có khá nhiều vấn đề xoay quanh như nhược điểm của dán răng sứ mà nhiều người băn khoăn, liệu có nên thực hiện không. Để biết hơn về dán răng sứ cũng như nhược điểm của dán răng sứ, hãy cùng nha khoa My Auris tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé. 

Như thế nào là dán răng sứ? 

Dán răng sứ còn được gọi là dán sứ veneer – đây là một phương pháp thẩm mỹ răng được ưa chuộng ngày nay. Phương pháp sử dụng mặt dán sứ chỉ có độ dày từ 0,3-0,5mm áp lên mặt ngoài của răng. Mỗi miếng dán sứ sẽ được thiết kế kích thước, hình dáng, tỷ lệ  như răng thật để đem đến vẻ đẹp tự nhiên, thẩm mỹ cao. 

Trước khi dán mặt sứ, bác sĩ sẽ phải mài đi không quá 10% men răng mặt trước để tạo độ nhám cho miếng sứ dính chắc hơn. Kỹ thuật mài răng rất ít nên giúp khách hàng bảo tồn răng gốc, hạn chế tác động đến tủy răng. 

Như thế nào là dán răng sứ? 
Như thế nào là dán răng sứ?

Một số tình trạng răng nên sử dụng dán răng sứ cải thiện thẩm mỹ, ăn nhai: 

  • Răng sứt mẻ nhỏ do chấn thương, tai nạn 
  • Dán sứ veneer 2 răng cửa mọc thưa ở mức độ nhẹ 
  • Răng có độ lệch nhẹ, không đều nhau trên cung hàm 
  • Răng bị ngả màu do thực phẩm, thuốc kháng sinh, hút thuốc,… 

Ưu nhược điểm của dán răng sứ 

Kỹ thuật vừa cải thiện thẩm mỹ, chức năng cho răng mà lại bảo tồn răng gốc hơn so với bọc răng sứ. Do đó, rất được nhiều người lựa chọn thực hiện. Tuy nhiên, vẫn có khá nhiều băn khoăn, lo lắng trước khi quyết định dán răng sứ. 

Để giải quyết nỗi lo, mọi người nên tìm hiểu về ưu nhược điểm của dán răng sứ trước rồi hãy đưa ra quyết định: 

Ưu điểm của dán răng sứ 

Mặt dán sứ được sử dụng rộng rãi bởi đem đến nhiều ưu điểm như sau: 

Tính thẩm mỹ cao 

Mặt dán sứ được chế tác hình dáng, kích thước, tỷ lệ như răng thật nên khi áp lên răng che khuyết điểm các răng đang gặp phải. Đồng thời, mặt dán sứ có màu trắng trong, bóng sáng, tự nhiên, tương đồng men răng, ngà răng nên che phủ tốt. Từ đó, đem đến tính thẩm mỹ cao, nụ cười hoàn hảo mà khó nhận biết mắt thường. 

Bảo tồn răng gốc

Nếu như bọc răng sứ sẽ phải mài răng thành trụ có tỷ lệ phù hợp để lắp mão sứ lên trên, dán răng sứ là phương pháp hạn chế mài răng. Chỉ cần lắp mặt sứ lên mặt ngoài của răng nên chỉ cần mài khoảng 0,5-0,6mm để tạo độ nhám cho mặt sứ dính chắc mà không tổn hại đến mô răng thật. 

Không ảnh hưởng ăn nhai 

Sau khi lắp mặt dán sứ vẫn ăn nhai bình thường, bởi không tác động đến răng thật nên không gây đau, ê buốt khi ăn nhai. Đồng thời, mặt dán sứ mỏng chỉ từ 0,3-0,5mm nên không gây cộm cấn ảnh hưởng chức năng ăn nhai. 

Ưu điểm của dán răng sứ 
Ưu điểm của dán răng sứ

Độ bền cao

Khả năng ăn nhai đảm bảo, hạn chế tình trạng nứt vỡ sứ. Thời gian sử dụng mặt dán sứ trung bình là 8-10 năm, thậm chí là sử dụng lâu hơn nếu được thực hiện đúng kỹ thuật, chăm sóc, vệ sinh và ăn uống đúng cách. 

Không đau, không ê buốt, an toàn với sức khỏe 

Chỉ mài bên ngoài mặt của răng rất nhỏ nên hầu như không gây khó chịu, đau hay ê buốt bởi không ảnh hưởng mô răng, tủy răng. Bên cạnh đó, chất liệu sứ an toàn, lành tính không gây dị ứng, kích ứng môi trường khoang miệng, cơ thể.

Nhược điểm của dán răng sứ 

Bất kỳ phương pháp nào cũng có nhược điểm riêng, dán răng sứ cũng vậy. Dù dán răng sứ có nhiều ưu điểm vượt trội nhưng vẫn tồn tại một số nhược điểm mà mọi người nên tìm hiểu và cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định thực hiện: 

Không áp dụng cho mọi đối tượng 

Theo các bác sĩ nha khoa, nhược điểm của dán răng sứ chính là hạn chế về đối tượng sử dụng. Kỹ thuật của dán răng sứ không mài nhiều mà chỉ thay đổi về dáng răng, màu sắc nên đòi hỏi răng gốc tương đối đều đặn, mức độ khấp khểnh nhẹ, răng thưa, hở kẽ nhẹ, không quá 5mm, răng có cắn tốt, không bị hô, móm, đối đầu, cắn chéo, răng mẻ không quá 1/3 thân răng,… thì mới thực hiện được.  

Không thích hợp với người nghiến răng 

Với những người có thói quen nghiến răng sẽ không phù hợp làm mặt dán sứ. Bởi diện tích bao phủ của lớp sứ chỉ ở bề mặt và xung quanh khu vực cắn, nên không thể chịu được áp lực lớn khi nghiến răng thời gian dài. Từ đó, khiến mặt dán sứ nhanh chóng bị nứt, vỡ. 

Khả năng che khuyết điểm có giới hạn

Miếng dán sứ khá mỏng chỉ từ 0,3-0,5mm nên khi áp lên bề mặt trên dù không gây cộm, cấn, khó chịu nhưng sẽ không che được khuyết điểm hoàn toàn. Đặc biệt là những trường hợp men răng bẩm sinh quá đen, nhiễm màu nặng,… 

Nhược điểm của dán răng sứ 
Nhược điểm của dán răng sứ

Chi phí cao 

Mặc dù miếng dán sứ mỏng nhưng chi phí thực hiện lại khá cao. Sở dĩ mặt dán sứ có chi phí cao do được chế tác từ 100% sứ thủy tinh cao cấp cùng hệ thống hiện đại CAD/ caM 3D. Bên cạnh việc chế tác tỉ mỉ, kỹ lưỡng, phương pháp cũng đòi hỏi tay nghề, chuyên môn và kỹ thuật của bác sĩ thực hiện. 

Yêu cầu tay nghề, chuyên môn và trình độ bác sĩ 

Dán sứ đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm để đảm bảo kết quả như mong đợi. Ngoài việc lên phác đồ điều trị chuẩn xác, bác sĩ còn phải tỉ mỉ trong từng thao tác. Bởi chỉ cần một sai lệch nhỏ cũng khiến miếng dán sứ lỏng lẻo, mất thẩm mỹ, dễ rơi rớt, nứt vỡ trong thời gian ngắn. 

Qua những chia sẻ trong bài viết về nhược điểm của dán răng sứ, hẳn là mọi người cũng hiểu hơn về kỹ thuật này. Từ đó, cân nhắc tình trạng mà lựa chọn phương pháp phù hợp để phục hình, cải thiện thẩm mỹ. Hãy liên hệ nha khoa My Auris ngay để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất nhé. 

Anh Thy 

chat zalo
messenger