Mão răng sứ sau khi được chế tác sẽ được bác sĩ chuyên môn gắn cố định, chắc chắn trên cùi răng thật, với một loại keo dán chuyên dụng. Tuy nhiên, vì một số nguyên nhân sẽ làm cho răng sứ bị rớt ra ngoài, khiến cho nhiều khách hàng cảm thấy lo lắng không biết xử lý như thế nào. Mời bạn tham khảo qua bài viết này, nha khoa My Auris sẽ giúp bạn xác định một số nguyên nhân và đồng thời tìm ra cách khắc phục cho tình trạng này.
Mục Lục
Nguyên nhân chính khiến cho răng sứ bị rớt ra
Bọc răng sứ là kỹ thuật làm đẹp răng quen thuộc có trong nha khoa. Thông qua quá trình mài răng, chỉnh sửa cho một phần của răng thật, sau đó tiến hành chụp mão sứ lên trên để cải thiện hiệu quả các khuyết điểm răng miệng như: Răng ố vàng, răng thưa, có kẽ hở, hô, móm nhẹ, răng vỡ, mẻ,… Quá trình thực hiện răng sứ sẽ được cố định trên cùi răng thật bằng keo chuyên dụng. Tuy nhiên có một số trường hợp răng sứ bị rớt ra gây lo lắng cho nhiều khách hàng.
Mục đích thực hiện làm răng sứ nhằm cải thiện khuyết điểm, đồng thời cải thiện khả năng ăn nhai,… Trường hợp răng sứ rơi ra ngoài sau khi gắn sẽ bắt nguồn từ một số nguyên nhân:
Sử dụng lực ăn nhai quá mạnh
Răng sứ bị bung ra do khách hàng trong quá trình ăn uống thường ngày đã sử dụng lực ăn nhai, cắn, xé thức ăn quá mạnh. Điều này làm răng sứ bị lung lay, gây xô lệch và dẫn đến việc rơi răng sứ ra khỏi cùi răng thật.
Răng sứ đã hết tuổi thọ sử dụng
Răng sứ bị rớt ra do tuổi thọ răng đã hết hạn sử dụng thì cần được tiến hành thay mới, lớp keo dán liên kết giữa cùi răng và răng sứ đã bị mài mòn sau nhiều năm bạn sử dụng. Bởi sự ảnh hưởng từ các loại thức ăn, vi khuẩn, môi trường ẩm ướt trong khoang miệng,… đã tác động đến răng, làm cho phần răng sứ không còn độ chắc chắn nữa và bị bung ra.
Bác sĩ thực hiện làm răng sứ có tay nghề không cao
Trong quá trình thực hiện gắn các mão răng sứ cố định, bác sĩ đã sử dụng ít lượng keo dán chuyên dụng so với quy định, khiến cho răng sứ không thể dính chắc với cùi răng thật. Do đó, khi bạn ăn uống hay sử dụng lực ăn nhai quá mạnh tác động, điều này khiến răng sứ bị bung ra ngoài.
Do người dùng vệ sinh răng miệng không kỹ, không đúng cách
Khi thực hiện vệ sinh răng miệng, nếu người dùng thường xuyên tác động lực đánh răng quá mạnh, thì có thể gây nên hiện tượng hở chân răng. Từ đó răng sứ cũng dễ bị bung tuột hơn so với ban đầu khi mới gắn.
Phương pháp hỗ trợ khắc phục răng sứ bị rớt ra
Để người bệnh có thể khắc phục một cách hiệu quả và an toàn nhất cho những trường hợp răng sứ bị rớt ra ngoài, trước hết bạn cần được kiểm tra nguyên nhân chính gây nên tình trạng. Tùy vào từng tình trạng răng miệng cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định hướng xử lý phù hợp nhất. Thông thường, để có thể xử lý răng sứ rơi ra ngoài hiệu quả, sẽ được khắc phục theo một trong hai trường hợp chính sau:
- Nếu bạn là người mới làm răng sứ, tuổi thọ và chất lượng của mão sứ còn rất tốt. Bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh khoang miệng, làm sạch mão răng sứ rồi sử dụng keo để gắn lại răng vào cùi răng thật sao đó đảm bảo độ vừa khít. Ngay sau khi phục hình lại theo trạng thái ban đầu, bạn có thể ăn nhai và vệ sinh răng miệng một cách bình thường.
- Trường hợp bạn đã sử dụng răng sứ được khoảng thời gian dài, răng sứ hết hạn và không còn khả năng tái sử dụng do gãy vỡ. Quá trình thực hiện làm răng sứ sẽ được bác sĩ kiểm tra lại cùi răng thật, lấy dầu hàm để chế tác các mão răng sứ mới. Sau đó sẽ gắn cố định lại răng sứ và răng thật theo đúng với kỹ thuật để răng được bền chắc nhất trên cung hàm.
Một số biện pháp áp dụng phòng tránh răng sứ bị rơi
Người xưa thường nói rằng “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, do đó bạn có thể phòng tránh tốt các hậu quả không mong muốn của trường hợp răng sứ bị rớt ra. Cụ thể sẽ có những biện pháp hỗ trợ phòng tránh tình trạng này một cách hiệu quả:
- Người dùng cần chú ý vào chế độ ăn uống tốt cho bản thân sau khi đã làm răng sứ: Hạn chế ăn các loại thực phẩm có độ cứng cao, dẻo hay dai, thực phẩm có chứa nicotin, hay chứa nhiều acid,… Thay vào đó bạn hãy ưu tiên bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm có độ mềm, giàu vitamin, canxi,…
- Tiến hành vệ sinh khoang miệng sạch sẽ từ 2 lần/ngày. Lưu ý bạn nên sử dụng thêm cả chỉ nha khoa, nước súc miệng để có thể loại bỏ tối đa những mảng bám của thức ăn bên trong kẽ răng.
- Chỉ nên sử dụng các loại bàn chải có lông mềm, đánh răng theo chiều dọc nhằm tránh làm tổn thương cho nướu của bạn.
- Người dùng không được tự ý tháo lắp các mão răng sứ, nếu có bất kỳ vấn đề gì thì hãy đến trực tiếp nha khoa để được bác sĩ chuyên môn thăm khám, đồng thời xử lý kịp thời các tình huống không mong muốn.
- Thăm khám và lấy cao răng định kỳ tại nha khoa mỗi 6 tháng/lần.
- Hãy lựa chọn đến với các cơ sở nha khoa uy tín có hệ thống máy móc, công nghệ cao để thực hiện làm răng sứ.
Để có thể khắc phục được tình trạng răng sứ bị rớt ra thường sẽ không khó. Tuy nhiên bạn không được chủ quan, cần phải nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được kiểm tra các nguyên nhân, khắc phục kịp thời, tránh những hậu quả khó lượng không mong muốn về sau.
Để có thể an tâm về tính an toàn và mặt chất lượng của mão răng sứ, công nghệ máy móc hiện đại, dịch vụ chăm sóc tận tình cùng với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, bạn hãy thăm khám ngay với nha khoa My Auris. Trung tâm nha khoa đã thực hiện thành công nhiều ca phục hình thẩm mỹ răng sứ cho khách hàng, đồng thời cũng nhận được nhiều đánh giá cao.
Mặt khác, đến với My Auris khi bạn đang có nhu cầu làm răng sứ, chúng tôi sẽ tiến hành sắp xếp cho bạn thăm khám tình trạng răng miệng trước với bác sĩ chuyên môn. Sau đó mới có thể tư vấn và giúp bạn lựa chọn được phương pháp cũng như loại mão sứ phù hợp. Mục đích cuối cùng có thể giúp khách hàng phục hình thẩm mỹ và đạt được kết quả như mong đợi.
Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp bạn biết được các nguyên nhân và cách khắc phục cho tình trạng răng sứ bị rớt ra. Đây là tình trạng không quá phổ biến, nhưng không phải không có người mắc phải. Quá trình xử lý cũng rất nhanh chóng, điều quan trọng là bạn hãy đến làm răng sứ tại các cơ sở có độ uy tín cao, đảm bảo về mặt chất lượng của mão sứ để hạn chế tối đa các biến chứng không mong muốn xảy ra.
Yến Nhi