Mất nhiều răng hay mất răng toàn hàm sẽ khiến việc ăn uống của bạn gặp nhiều khó khăn. Thực hiện phục hình thẩm mỹ và khôi phục chức năng ăn nhai là điều cần chú trọng thực hiện. Nhưng trồng Implant toàn hàm được thực hiện theo quy trình như thế nào? Ai là đối tượng nên thực hiện? Cùng tham khảo bài viết sau, nha khoa My Auris sẽ giúp bạn có được lời giải đáp chính xác nhất.
Mục Lục
Trồng răng Implant toàn hàm là phương pháp gì?
Trồng răng Implant toàn hàm là cách thực hiện ghép 4 hoặc 6 trụ Implant để thay thế chân răng bị mất. Thông qua đó giúp phục hình răng hàm cho người bệnh đang bị mất nhiều răng, hoặc mất toàn bộ răng trên cung hàm.
Trong đó, kỹ thuật Implant All on 4, All on 6 thường được sử dụng với nhiều ưu điểm: Khôi phục khả năng ăn nhai lên đến 95%, đồng thời hạn chế các phẫu thuật phức tạp như ghép xương,….
Theo đó, 2 phương án trồng Implant này được hiểu như sau:
- Implant All on 4: Giải pháp cắm 4 trụ Implant trên 1 cung hàm, thường được áp dụng cho trường hợp mất răng hàm dưới. Trong đó, 2 trụ giữa đặt ở vị trí răng trước và 2 trụ 2 bên đặt vào vị trí răng sau.
- Trồng Implant toàn hàm All on 6: Giải pháp cắm 6 trụ Implant trên cung hàm, phù hợp với người có xương hàm quá yếu. Bác sĩ sẽ cắm 4 trụ giữa đặt ở vị trí răng trước và 2 trụ hai bên đặt ở vị trí răng sau giúp nâng đỡ răng vững chắc hơn.
Ai nên thực hiện trồng Implant nguyên hàm?
- Người mất nhiều răng (khoảng 6 răng/hàm trở lên)
- Người bị mất răng toàn hàm
- Người mắc bệnh viêm nha chu nặng, răng lung lay và không có khả năng điều trị phục hồi, bắt buộc phải nhổ răng.
Bạn cần lưu ý với người có bệnh huyết áp cao, tiểu đường hay mắc các bệnh lý mãn tính khác thì không thể thực hiện trồng Implant nguyên hàm. Bác sĩ cần theo dõi đến khi các chỉ số ổn định mới trồng Implant. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc người nghiện thuốc lá cũng không nên thực hiện trồng Implant.
Quy trình thực hiện trồng Implant diễn ra như thế nào?
Implant là kỹ thuật phức tạp trong nha khoa, do đó khi thực hiện cần tuân thủ theo quy trình sau:
- Thăm khám tổng quát: Trước khi trồng răng Implant toàn hàm, bác sĩ cần kiểm tra tổng quát tình trạng sức khỏe răng miệng. Nếu bạn mắc các bệnh lý viêm nhiễm sẽ cần được điều trị để cấy ghép Implant tránh tình trạng nhiễm trùng khi trồng răng. Tiếp đó, bác sĩ sẽ chụp X-quang để khảo sát mật độ xương hàm. Dựa vào kết quả thăm khám trực tiếp, bác sĩ sẽ trao đổi và lên kế hoạch trồng Implant toàn hàm cho người bệnh.
- Ký hợp đồng trồng răng: Sau khi đồng ý với kế hoạch trồng răng toàn hàm của bác sĩ, bạn sẽ cần ký hợp động sử dụng dịch vụ trồng răng với nha khoa. Hợp động này bao gồm các điều khoản về chế độ bảo hành, quyền lợi của khách hàng khi dùng dịch vụ tại nha khoa.
- Tiến hành trồng răng: Trước tiên, bác sĩ cần gây tê nhằm giảm đau nhức, khó chịu cho người bệnh trong quá trình trồng implant. Với một số trường hợp, bạn sẽ được gây mệ theo chỉ định. Tiếp đến, bác sĩ sẽ phẫu thuật đặt từng trụ Implant vào xương hàm. Thời gian phẫu thuật trồng Implant sẽ mất khoảng 2 đến 4 giờ cho một hàm. Nếu bị mất răng cả hai hàm thì có thể cấy ghép 2 hàm cùng một lúc. Nhưng thông thường, bác sĩ khuyên bạn nên cấy ghép từng hàm nhằm đảm bảo sức khỏe và phục hồi sau phẫu thuật.
- Phục hình răng tạm trên cung hàm: Sau khi trồng Implant nguyên hàm, răng sứ tạm sẽ được gắn lên cung hàm nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ và giúp người bệnh có thể ăn nhai các thức ăn mềm.
- Tái khám và kiểm tra kết quả: Sau khoảng 7 đến 10 ngày, bạn cần quay lại phòng khám để bác sĩ kiểm tra răng Implant cũng như mức độ lành thương của mô mềm quanh vị trí Implant.
- Gắn răng vĩnh viễn trên Implant: Sau khoảng 2 đến 6 tháng trồng Implant, bạn cần quay lại phòng khám để gắn răng sứ vĩnh viễn. Hoàn tất quy trình này, bạn sẽ có được hàm răng mới với cấu tạo, tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai như răng thật.
Vì sao trồng Implant All on 4, All on 6 được đánh giá tốt nhất hiện nay?
Với trường hợp mất răng toàn hàm, hầu hết các chuyên gia đều khuyến khích người bệnh nên thực hiện trồng Implant toàn hàm. Với những lý do sau:
- Giúp khôi phục chức năng ăn nhai tương tự răng thật.
- Đảm bảo phục hình thẩm mỹ tối ưu trong quá trình người bệnh giao tiếp hàng ngày.
- Khắc phục hoàn toàn tình trạng tiêu xương hàm
- Tiết kiệm nhiều chi phí, hàm răng có thể sử dụng trọn đời.
- Quá trình trồng răng diễn ra nhanh chóng, giảm thiểu những cơn đau nhức, khó chịu trong ăn nhai.
Nên lưu ý gì sau khi trồng Implant toàn hàm?
Sau khi hoàn tất quá trình trồng Implant toàn hàm, bác sĩ sẽ dặn người bệnh một số vấn đề cần lưu ý. Cụ thể:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp: Không ăn các món cứng, khó nhai, ưu tiên những loại thực phẩm mềm, dễ nuốt để nhanh lành vết thương.
- Không dùng các loại chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê vì các loại này có thể ảnh hưởng khả năng lành thương.
- Thực hiện chế độ chăm sóc răng miệng kỹ càng sau khi trồng Implant. Cụ thể bạn cần dùng bàn chải lông mềm, thao tác đánh răng nhẹ nhàng, súc miệng với nước muối sinh lý để làm sạch hoàn toàn khoang miệng.
- Không nên vận động quá mạnh sau trồng răng, đặc biệt là sau 48 giờ.
- Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và tái khám đúng lịch hẹn.
Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu được trồng răng Implant toàn hàm là kỹ thuật gì. Nếu bạn đang gặp các vấn đề sức khỏe răng miệng, hãy thăm khám với My Auris ngay hôm nay. Đội ngũ bác sĩ chuyên môn sẽ sẵn sàng hỗ trợ thăm khám và điều trị an toàn nhất. Từ đó giúp bạn có được kết quả răng miệng như mong muốn và hạn chế các biến chứng ảnh hưởng sức khỏe răng miệng.
Yến Nhi