Niềng răng đeo hàm duy trì bao lâu – 3 loại hàm duy trì

Niềng răng đeo hàm duy trì bao lâu

Thời gian niềng răng khá dài, sau khi tháo khí cụ chỉnh nha hầu hết mọi người nghĩ đã hoàn thành nhưng vẫn còn giai đoạn đeo hàm duy trì. Nếu như không tuân thủ thời gian đeo hàm duy trì, có thể răng sẽ không ổn định và dễ chạy về vị trí cũ. Vậy niềng răng đeo hàm duy trì bao lâu? Hãy cùng My Auris giải đáp và tìm hiểu kỹ hơn về khí cụ này qua bài viết sau nhé. 

Như thế nào là hàm duy trì? 

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha bằng cách sử dụng lực từ khí cụ kéo chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm. Thời gian niềng răng khá dài, trung bình từ 1-3 năm. Sau thời gian niềng răng, các răng đã được kéo chỉnh về đúng vị trí trên cung hàm, thẳng đều và chuẩn khớp cắn đem đến thẩm mỹ và nụ cười hoàn thiện. Tuy nhiên, đến giai đoạn này vẫn chưa kết thúc niềng răng mà còn thêm giai đoạn duy trì bởi vừa mới tháo khí cụ chỉnh nha răng chưa hoàn cố định ở vị trí mới trong xương ổ răng. 

Hơn nữa, khi mới niềng răng xong, ăn nhai hàng ngày cũng có thể khiến răng bị xô lệch, dễ chạy về vị trí cũ. Do đó, cần khí cụ hỗ trợ đặc biệt như hàm duy trì để giữ hiệu quả niềng răng. Hàm duy trì có tác dụng cố định vị trí răng mới, giúp răng ổn định nhanh chóng hơn, đảm bảo kết quả niềng lâu dài. 

niềng răng đeo hàm duy trì bao lâu
Như thế nào là hàm duy trì?

Sau khi tháo khí cụ niềng răng, bác sĩ sẽ tư vấn loại hàm duy trì phù hợp với nhu cầu của khách hàng và chỉ định thời gian đeo hàm duy trì phù hợp tình trạng. 

Niềng răng đeo hàm duy trì bao lâu?

Thời gian niềng răng khá dài nên khiến nhiều người nôn nóng kết thúc quá trình. Do đó, bác sĩ chỉ định đeo hàm duy trì, nhiều người băn khoăn niềng răng đeo hàm duy trì bao lâu. 

Thông thường, thời gian đeo hàm duy trì sẽ không kéo dài như thời gian niềng răng, dao động trong khoảng 6-12 tháng. Tuy vậy, tùy theo cơ địa của mỗi người mà có thời gian đeo hàm duy trì phù hợp, có những tình trạng có thể kéo dài hơn. 

  • Với những trường hợp niềng răng ở trẻ em, bác sĩ có thể yêu cầu đeo hàm duy trì cho đến tuổi trưởng thành vì lúc này răng và xương hàm của trẻ mới phát triển ổn định. 
  • Với người trưởng thành, thời gian đeo hàm duy trì 6-12 tháng, có thể kéo dài hơn nếu tình trạng răng và xương phục hồi lâu. 
  • Với những trường hợp xương hàm và răng khỏe, chắc, nhanh chóng hồi phục, chỉ cần đeo hàm duy trì từ 1-3 tháng. 
  • Riêng với những trường hợp hàm răng yếu sẽ phải đeo hàm duy trì lâu hơn, thậm chí vĩnh viễn để hỗ trợ kết quả được lâu dài. 
niềng răng đeo hàm duy trì bao lâu
Niềng răng đeo hàm duy trì bao lâu?

Và khi đeo hàm duy trì, người đeo cũng cần chú ý đến thời gian chỉ định của bác sĩ qua từng giai đoạn. Trong khoảng thời gian 3 tháng đầu, bác sĩ khuyến cáo người niềng răng nên đeo 24/24. Sau đó, thời gian đeo hàm mỗi ngày có thể giảm xuống 20 giờ và càng về cuối thời gian đeo càng ngắn hơn. 

Trường hợp phải đeo hàm duy trì trên 1 năm, sẽ không cần phải đeo hàm duy trì liên tục mỗi ngày mà sẽ được bác sĩ chỉ định đeo hàm từ 3-4 ngày trong tuần để duy trì kết quả niềng. 

Trong suốt thời gian đeo hàm duy trì, người niềng vẫn nên tuân thủ lịch tái khám từ bác sĩ để theo dõi tình trạng, đảm bảo răng ổn định, không bị dịch chuyển. 

Hàm duy trì có mấy loại? 

Hiện nay, hàm duy trì có 2 loại: cố định và tháo lắp. Tùy vào nhu cầu, sở thích và tình trạng của mỗi người mà bác sĩ tư vấn loại hàm duy trì phù hợp. Mỗi loại hàm đều có ưu nhược điểm riêng biệt, cụ thể như sau:

Hàm duy trì cố định bằng kim loại

Đây là loại hàm duy trì làm từ dây thép có nhiều kích cỡ, hình dạng xoắn hoặc thẳng và được gắn cố định vào bên trong của răng trước (răng 1,2,3) bằng composite. 

Ưu điểm

  • Do đặc điểm cố định nên không xảy ra tình trạng quên đeo hàm duy trì
  • Dây kim loại được gắn vào mặt trong nên khó phát hiện, đảm bảo thẩm mỹ. 

Nhược điểm 

  • Đeo hàm duy trì cố định sau niềng răng bằng kim loại có thể gây xước mô mềm trong khoang miệng, nhất là khi ăn nhai. 
  • Khó vệ sinh kẽ răng, dễ bị sâu răng và hôi miệng
  • Có cảm giác cộm, khó chịu khi đeo. 

Hàm duy trì tháo lắp bằng kim loại 

Đây là loại hàm duy trì được làm từ dây cung kim loại, ôm sát răng cửa giữa 2 răng nanh và được gắn vào khuôn acrylic trên vòm miệng hoặc bên dưới phần lưỡi của người niềng răng. 

Ưu điểm

  • Dễ dàng tháo lắp cho việc vệ sinh, tiện lợi trong sinh hoạt, ăn uống. 
  • Độ bền cao, có thể đeo lâu dài mà không phải thay cái mới. 

Nhược điểm 

  • Dây cung kim loại được gắn phía ngoài của răng nên không đảm bảo tính thẩm mỹ
  • Do dễ tháo lắp nên nhiều người quên đeo hàm duy trì làm ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha. 
  • Khi quên tháo hàm duy trì khi ăn uống có thể gây gãy, vỡ hàm. Điều này khiến khách hàng tốn thêm chi phí làm hàm mới.
niềng răng đeo hàm duy trì bao lâu
Hàm duy trì tháo lắp bằng kim loại

Hàm duy trì tháo lắp bằng nhựa

Đây là loại hàm phổ biến và được sử dụng nhiều hiện nay. 

Ưu điểm

  • Tính thẩm mỹ cao do làm từ nhựa trong suốt, ôm vào răng khó phát hiện. 
  • Dễ dàng tháo lắp nên tiện lợi trong ăn uống, vệ sinh, sinh hoạt 
  • Hàm duy trì tháo lắp bằng nhựa trong suốt được chế tác dựa trên dấu hàm của mỗi người, nhờ đó, giữ răng ổn định và tốt. 

Nhược điểm

Người dùng thường hay quên đeo hàm, không đeo hàm do tháo lắp dễ dàng làm ảnh hưởng đến kết quả niềng. 

niềng răng đeo hàm duy trì bao lâu
Hàm duy trì tháo lắp bằng nhựa

Lưu ý khi sử dụng hàm duy trì 

Trong thời gian niềng răng đeo hàm duy trì bao lâu, người đeo cần chú ý một số điều sau: 

  • Hàm duy trì phải được làm sạch hằng ngày sau khi đánh răng. Cụ thể là rửa sạch hàm với nước lạnh, sau đó vệ sinh nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng. Vệ sinh đều đặn như vệ sinh răng miệng để loại bỏ cặn bẩn, vụn thức ăn bám trên hàm duy trì, cũng như hạn chế vi khuẩn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
  • Mỗi khi tháo hàm duy trì để tham gia hoạt động thể thao, sinh hoạt và ăn uống, vệ sinh thì người sử dụng nên đặt cẩn thận vào hộp, tránh tình trạng rơi, vỡ hoặc bị mất.
  • Không cho hàm duy trì bằng nhựa trong suốt vào nước nóng vì hàm dễ biến dạng. 
  • Đeo hàm duy trì đúng thời gian quy định, không được tháo ra thường xuyên.  Chỉ tháo hàm khi thực sự cần thiết. 
  • Ưu tiên thức ăn mềm, dễ nhai và nuốt; đồng thời kiêng cữ thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột có khả năng bám dính cao, thực phẩm cứng, dai, vụn giòn,…
  • Vệ sinh răng đều đặn bằng bàn chải lông mềm, kết hợp chỉ nha khoa, nước muối, nước súc miệng, tăm nước để làm sạch răng.
  • Tuân thủ lịch tái khám định kỳ với bác sĩ điều trị. 
niềng răng đeo hàm duy trì bao lâu
Lưu ý khi sử dụng hàm duy trì

Mong rằng với những thông tin trong bài viết về niềng răng đeo hàm duy trì bao lâu giúp mọi người giải đáp được thắc mắc cũng như hiểu hơn về khí cụ này. Nếu vẫn còn băn khoăn, hãy liên hệ ngay nha khoa My Auris để được tư vấn và giải đáp chi tiết hơn nhé. 

Anh Thy 

chat zalo
messenger