Hiểu rõ hơn về 5 điểm khi cấy ghép implant nha khoa

Hiểu rõ hơn về 5 điểm khi cấy ghép implant nha khoa

Cấy ghép implant là phương pháp tối ưu trong trồng răng đã mất hiện nay bởi hiệu quả và sự lâu dài vượt trội so với cầu răng sứ và hàm giả tháo lắp.Tuy nhiên, vẫn có nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về phương pháp này và băn khoăn, lo sợ trong việc điều trị. Bởi lo lắng phẫu thuật, cắm vít vào trong xương hàm. Vậy nên, bài viết này My Auris sẽ chia sẻ một số điểm quan trọng mà mọi người cần hiểu khi lựa chọn cấy ghép implant nha khoa

Cấy ghép implant nha khoa là gì?

Cấy ghép implant nha khoa là giải pháp khôi phục răng đã mất trên cung hàm nhằm đem đến chiếc răng toàn diện phục vụ ăn nhai và duy trì thẩm mỹ. Trụ implant sẽ được đặt vào xương hàm tại vị trí răng đã mất  và sau khi trụ implant tương thích xương hàm cứng chắc, bác sĩ  sẽ phục hình mão răng sứ lên trên thông qua khớp nối Abutment để tạo thành chiếc răng giả hoàn chỉnh như răng thật. 

Chính vì công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, cấy ghép implant được thực hiện cho nhiều trường hợp mất răng:

  • Mất 1 răng ở bất kỳ vị trí nào trên cung hàm
  • Mất nhiều răng ở vị trí riêng lẻ hay mất nhiều răng liền kề
  • Mất răng toàn hàm
  • Mất răng và đã bị tiêu xương hàm 
cấy ghép implant nha khoa
Cấy ghép implant nha khoa là gì?

Cấu tạo của răng implant như thế nào? 

Răng implant có cấu tạo 3 phần và tồn tại trên cung hàm như một chiếc răng thật, bao gồm: trụ implant, khớp nối Abutment và mão răng sứ.

Trụ implant 

Trụ implant được làm từ titanium nguyên chất và được thiết kế thuôn dài cắm vào xương hàm như chân răng thật. Bề mặt trụ có các vòng xoắn liên tục xuôi chiều và được xử lý bằng công nghệ hiện đại sao cho đẩy nhanh quá trình tích hợp xương và không gây khó chịu, kích ứng, dị ứng sau trồng răng. Trụ implant này thay thế cho chân răng đã mất giúp đảm bảo quá trình ăn nhai cứng chắc. 

Khớp nối Abutment 

Khớp nối Abutment được làm từ kim loại hay sứ, với thiết kế 2 đầu để kết nối trụ implant trong xương hàm với mão răng sứ thành một thể thống nhất. Khớp nối này sẽ được gắn cố định vào trụ implant khi các tế bào xương đã tích hợp thành công với bề mặt trụ răng. 

Mão răng sứ 

Mão răng sứ có lõi rỗng, được thiết kế hình dáng, kích thước tương tự như thân răng thật. Màu sắc răng sứ đa dạng và tự nhiên như men răng thật. Tùy vào nhu cầu, sở thích và màu da mà mọi người lựa chọn màu sắc sứ phù hợp. Mão sứ sau khi được chế tác sẽ được lắp lên trên trụ implant thông qua khớp nối Abutment để thay thế cho thân răng đã mất. 

cấy ghép implant nha khoa
Cấu tạo của răng implant như thế nào?

Ưu nhược điểm của cấy ghép implant nha khoa 

Được rất nhiều bác sĩ, chuyên gia khuyên thực hiện và ngày càng được nhiều người lựa chọn phục hình bởi cấy ghép implant đem đến rất nhiều lợi ích, nhất là vượt trội hơn so với cầu răng sứ và hàm giả tháo lắp. 

  • Tính thẩm mỹ cao: răng implant có cấu tạo hoàn chỉnh như răng thật nên khi phục hình rất khó nhận biết răng giả. Từ đó, tự tin nở nụ cười, giao tiếp trong mọi tình huống. 
  • Khả năng ăn nhai cao: răng implant tồn tại cứng chắc, nhất là chân răng tích hợp vào xương hàm như chân răng thật nên đảm bảo nâng cao khả năng ăn nhai lên lến 98-99% lực ăn nhai răng thật. Từ đó, giúp ăn nhai ổn định và thoải mái ăn uống. 
  • Dễ dàng vệ sinh: tồn tại độc lập như răng thật trên cung hàm nên răng implant vô cùng dễ vệ sinh, bảo vệ sức khỏe răng miệng, ngăn ngừa bệnh lý như sâu răng, viêm nướu,… 
  • Không xâm lấn răng thật: nếu như trồng cầu răng sứ phải mài răng, hàm giả sử dụng móc kim loại vào răng thật thì cấy ghép implant nha khoa diễn ra độc lập, không xâm lấn, không mài răng, bảo tồn răng thật hoàn hảo và không gây ảnh hưởng đến các răng lân cận. 
  • Chất liệu lành tính, an toàn: trụ implant được làm từ titanium nguyên chất, được Bộ Y tế cho phép sử dụng nên an toàn với sức khỏe con người. Đặc biệt ở trong môi trường khoang miệng – môi trường acid nhưng trụ vẫn bền và cứng chắc theo thời gian mà không bị oxy hóa, mài mòn. 
  • Ngăn ngừa tiêu xương hàm: khi mất răng lâu ngày hay phục hình cầu sứ và hàm giả đều xảy ra tình trạng này. Song với cấy ghép implant nha khoa, trụ implant tích hợp cứng chắc xương hàm như chân răng thật nên ngăn ngừa tình trạng tiêu xương này. 
  • Tuổi thọ lâu dài: có thể nói, trồng răng implant 1 lần và sử dụng trọn đời. Trung bình, tuổi thọ của trụ implant lên đến 10-15 năm, thậm chí 20 năm hay kéo dài hơn nếu được chăm sóc, vệ sinh và ăn uống đúng cách. 
cấy ghép implant nha khoa
Ưu nhược điểm của cấy ghép implant nha khoa

Bên cạnh nhiều ưu điểm vượt trội, trồng răng implant có nhược điểm khá lớn chính là chi phí cao mà không phải ai cũng có điều kiện phục hình. Hơn nữa, kỹ thuật tương đối phức tạp, đòi hỏi sự chính xác cao nên phải đảm bảo lựa chọn nha khoa uy tín, đảm bảo tay nghề, chuyên môn của bác sĩ và trang bị trang máy móc hiện đại, chất lượng của trụ implant,… Nếu lựa chọn nha khoa kém uy tín, bác sĩ non tay nghề, trình độ chuyên môn có thể cắm implant sai vị trí, tăng nguy cơ nhiễm trùng và các biến chứng khác nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng. 

Cấy ghép implant nha khoa có rủi ro không? 

Rủi ro xảy ra trong cấy ghép implant là điều không ai muốn nhưng vẫn có thể xảy ra nếu người trồng răng lựa chọn cơ sở nha khoa không đảm bảo, chất lượng trụ kém, giá rẻ, không rõ nguồn gốc và tay nghề bác sĩ không chuẩn. Sau đây là một số rủi ro phổ biến khi lựa chọn cấy ghép implant giá rẻ, nha khoa kém chất lượng, bác sĩ yếu chuyên môn, tay nghề và non kinh nghiệm:

  • Nhiễm trùng vùng cấy implant: nguyên nhân nhiễm trùng do cấu tạo trụ Implant không thuần Titanium, có pha lẫn tạp chất như kẽm, chì,… Hơn nữa, trụ kém chất lượng bề mặt trụ không được xử lý bằng công nghệ cao và không qua kiểm định thì khả năng cao gây kích ứng cho cơ thể.
  • Chảy máu và đau nhức kéo dài sau đặt trụ: tình trạng chảy máu sau đặt trụ có thể xảy ra trong 1-2 ngày đầu tiên nhưng nếu kéo dài thì có thể xảy ra biến chứng. Nguyên nhân do bác sĩ đặt trụ sai kỹ thuật, không đúng vị trí dẫn đến va chạm vào các dây thần kinh, gây chảy máu kéo dài. 
  • Tổn thương các mô lân cận: có thể gây tổn thương xương hàm và gây ảnh hưởng đến dây thần kinh dưới xương ổ răng. Nguyên nhân do tay nghề bác sĩ kém, đặt trụ không chuẩn xác và không thăm khám kỹ, không ghép xương trước khi trồng răng,…
  • Lực nhai không ổn định, cảm giác trụ không chắc: Bác sĩ đặt trụ implant không đúng vị trí dẫn đến lực nhai giữa các răng không đồng đều. Nếu kéo dài không chỉ gây đau nhức khó chịu mà còn nhanh chóng khiến trụ bị vỡ, nứt và gãy. 
cấy ghép implant nha khoa
Cấy ghép implant nha khoa có rủi ro không?

Quy trình cấy ghép implant nha khoa 

Cấy ghép implant thành công phải đảm bảo đúng trình tự, tiêu chuẩn trong Y khoa. Cụ thể, các bước diễn ra như sau:

  • Bước 1: tư vấn, thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị
  • Bước 2: điều trị bệnh lý hay ghép xương nếu có
  • Bước 3: tiến hành cấy trụ implant vào xương hàm.
  • Bước 4: Lấy dấu hàm và gắn tạm răng giả
  • Bước 5: Tái khám định kỳ để theo dõi khả năng tích hợp của trụ implant
  • Bước 6: Phục hình sứ lên trụ implant tạo thành răng hoàn chỉnh
  • Bước 7: bác sĩ hướng dẫn chăm sóc, vệ sinh răng miệng cũng như tuân thủ lịch tái khám định kỳ.
cấy ghép implant nha khoa
Quy trình cấy ghép implant nha khoa

Mong rằng với những thông tin trong bài viết về cấy ghép implant nha khoa giúp mọi người hiểu hơn về phương pháp này. Từ đó, cân nhắc tình trạng răng mất mà có phương pháp phục hình phù hợp nhằm đảm bảo duy trì thẩm mỹ và ăn nhai. Nếu vẫn còn băn khoăn, hãy liên hệ nha khoa My Auris ngay để được tư vấn, giải đáp cũng như đặt lịch thăm khám sớm nhất nhé.

Anh Thy 

chat zalo
messenger