Răng mọc lệch sau khi trẻ thay răng là tình trạng thường gặp. Song, nếu không can thiệp khắc phục và điều chỉnh từ sớm thì sau này răng trẻ mất thẩm mỹ, cản trở ăn nhai cũng như gây nên nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng. Vậy bé thay răng mọc lệch phải làm sao, hãy cùng My Auris tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây nhé.
Mục Lục
Răng mọc lệch ở trẻ là gì?
Tình trạng răng mọc lệch ở trẻ còn được gọi là sai khớp cắn. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây ra. Răng mọc lệch khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng rằng sau này răng vĩnh viễn của con sẽ bị ảnh hưởng. Bởi các răng vĩnh viễn sau này sẽ mọc lên đúng vị trí của răng sữa thay thế.
Các bậc phụ huynh theo dõi sự phát triển của các răng khi trẻ bắt đầu thay răng. Nếu phát hiện răng mọc lệch, có vấn đề, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám, kiểm tra, điều chỉnh và khắc phục các sai lệch. Nếu được điều chỉnh sớm thì tình trạng sai lệch nhanh chóng cải thiện không ảnh hưởng đến tương lai.
Nguyên nhân bé thay răng mọc lệch
Có khá nhiều nguyên nhân khiến răng trẻ mọc lệch sau khi thay răng. Việc tìm hiểu nguyên nhân cũng giúp các bậc phụ huynh tìm được cách khắc phục cho trẻ phù hợp.
Một số nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng răng mọc lệch khi thay răng ở trẻ:
- Di truyền: nếu như có ông bà, bố mẹ bị tình trạng răng mọc lệch, sai khớp cắn, hô móm thì khả năng trẻ mọc răng vĩnh viễn cũng bị sai lệch cao hơn so với các trẻ khác.
- Mất răng sữa quá sớm: răng sữa sẽ có thời điểm, thời gian nhất định để thay răng, nhưng nếu răng bị hư hỏng, bị sâu hay gãy vỡ quá sớm mà phải nhổ bỏ thì nguy cơ cao răng vĩnh viễn mọc lên sẽ chen lấn nhau. Điều này khiến răng trẻ mọc lệch, chen chúc nhau.
- Thói quen xấu: các bé có thói quen xấu như thường xuyên mút tay, đẩy lưỡi, ngủ nghiến răng, thở bằng miệng, bú bình,… đều gia tăng nguy cơ răng vĩnh viễn của trẻ bị lệch.
- Kích thước hàm: một số trẻ có kích thước hàm quá nhỏ sẽ không đủ chỗ cho các răng mọc lên. Do đó, khi các răng vĩnh viễn mọc lên dễ bị chen chúc nhau dẫn đến lệch lạc.
- Chế độ ăn uống, dinh dưỡng kém: trẻ thiếu hụt dưỡng chất, nhất là khoáng chất canxi cũng khiến răng yếu và tăng nguy cơ mọc lệch.
- Do một số chấn thương ở mặt hay xương hàm bởi tai nạn, té ngã,…
Dấu hiệu cho thấy bé thay răng mọc lệch
Khi đến tuổi thay răng, các bậc phụ huynh nên theo dõi quá trình răng phát triển và đổi răng sữa của trẻ. Nếu như nhận thấy một số dấu hiệu sau đây có thể biểu hiện trẻ thay răng bị lệch;
- Khớp cắn chìa: tình trạng răng cửa ở hàm trên sai lệch mọc nhô ra ngoài so với răng ở hàm dưới.
- Khớp cắn ngược: tình trạng răng ở hàm dưới nhô ra ngoài nhiều so với răng ở hàm trên.
- Khớp cắn hở: các răng ở hai hàm không có sự tương quan
- Khớp cắn chéo: Các răng sau hàm trên nằm về phía lưỡi nhiều hơn so với răng sau dưới.
- Các răng trên cung hàm không đều nhau mà lệch lạc, khấp khểnh.
Răng mọc lệch ở trẻ nếu không có cách khắc phục sớm sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng đối với thẩm mỹ, ăn nhai trong tương lai:
- Các vấn đề về ăn uống, cản trở ăn nhai, ăn nhai khó khăn, lực ăn nhai suy giảm
- Sâu răng
- Bệnh về nướu
- Các vấn đề về khớp hàm
- Mất thẩm mỹ, kém tự tin với bạn bè đồng trang lứa
Bé thay răng mọc lệch phải làm sao?
Các bậc phụ huynh lo lắng, có cách nào khắc phục răng mọc lệch ở trẻ hay bé thay răng mọc lệch phải làm sao? Theo các bác sĩ, các bậc phụ huynh nên bình tĩnh và thực hiện một số biện pháp như sau:
Đưa trẻ thăm khám nha khoa và tái khám định kỳ
Khi trẻ bắt đầu thay răng, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nha khoa để kiểm tra quá trình răng phát triển và vị trí răng vĩnh viễn mọc lên thế nào. Điều này giúp các bác sĩ theo dõi và nắm được tình trạng của trẻ. Không chỉ bảo vệ, nâng cao sức khỏe răng miệng cho bé mà còn ngăn những tình trạng xấu xảy ra khi trẻ mọc răng vĩnh viễn.
Lúc này, tùy vào mức độ và nguyên nhân sai lệch mà bác sĩ đưa ra hướng khắc phục phù hợp. Bác sĩ có thể cho trẻ sử dụng các khí cụ để điều chỉnh sự sai lệch cũng như cách khắc phục về xương hàm. Trẻ còn nhỏ, xương hàm còn mềm, dễ dàng nắn chỉnh nên nhanh chóng điều chỉnh răng đều.
Điều chỉnh các thói quen xấu của trẻ
Những thói quen xấu kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng cũng như gia tăng sự lệch lạc cho răng. Do đó, bên cạnh việc đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ thì các bậc phụ huynh cũng nên ngăn thói quen xấu của trẻ:
- Không nên cho trẻ sử dụng núm vú giả thường xuyên
- Tìm cách ngăn trẻ thở bằng miệng thời gian dài
- Ngăn trẻ mút tay
- Ngăn trẻ cắn đồ vật
- Ngăn trẻ đẩy lưỡi khi nói hoặc nuốt
- Tập trẻ ăn nhai đều 2 bên, tránh việc trẻ chỉ nhai thức ăn 1 bên
- Hạn chế cho trẻ nằm úp hoặc nghiêng về 1 bến rất lâu.
Theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng của trẻ
Trong quá trình trẻ thay răng, các bậc phụ huynh cũng nên kiểm tra sức khỏe răng miệng của trẻ. Cha mẹ nên thay dõi trẻ vệ sinh răng miệng kỹ không, răng vĩnh viễn mọc lệch thế nào,… Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng cần thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ đảm bảo đủ chất, nhất là canxi, vitamin D, phospho tốt cho sự chắc khỏe của răng.
Hy vọng với những thông tin trong trong bài viết về bé thay răng mọc lệch phải làm sao giúp mọi người hiểu hơn về tình trạng này. Từ đó, biết cách chăm sóc, theo dõi và quan tâm đến sức khỏe răng miệng của trẻ. Điều này giúp trẻ đảm bảo sức khỏe răng miệng, răng mọc đều, thẳng hàng, cân đối khớp cắn sinh lý hiệu quả. Hãy liên hệ nha khoa My auris ngay để được tư vấn và đặt lịch thăm khám cho trẻ sớm nhất nhé.
Anh Thy