10 mẹo giảm đau khi niềng răng an toàn tại nhà

giảm đau khi niềng răng

Nhiều người lựa chọn phương pháp niềng răng để cải thiện nụ cười đều đẹp và khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị sẽ không tránh khỏi những tình trạng đau nhức khi điều trị. Trên thực tế, cảm giác ê buốt là cảm giác bình thường và chỉ xảy ra trong giai đoạn đầu của niềng răng. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn một số cách để giảm đau khi niềng răng.

Niềng răng bị đau có sao không?

Khi niềng răng, bác sĩ sẽ sử dụng khí cụ chỉnh nha, chẳng hạn như mắc cài, dây cung hoặc khay niềng trong suốt. Điều này giúp răng dịch chuyển và điều chỉnh răng sai lệch mà không xảy ra bất kỳ xâm lấn nào đến xương hàm. Trong thời gian niềng răng, sẽ xuất hiện tình trạng đau nhức vì lúc này các khí cụ chỉnh nha tạo lực tác động để giúp răng di chuyển về đúng vị trí trên cung hàm. Nguyên nhân là do môi, nướu, lưỡi chưa kịp thích ứng với bộ khí cụ nên người niềng sẽ cảm thấy đau nhức hoặc khó chịu. Hơn nữa, tùy vào cơ địa hay tình trạng răng cũng như mức độ chịu đau của mỗi người, thì cơn đau sẽ nhanh chóng biến mất sau vài ngày nên bạn không cần phải quá lo lắng về vấn đề này. 

giảm đau khi niềng răng
2 phương pháp niềng răng phổ biến gồm mắc cài và khay niềng

Hiện nay, trên thị trường có 2 loại khí cụ được sử dụng phổ biến là niềng răng mắc cài và niềng răng không mắc cài (khay niềng trong suốt). Đối với phương pháp niềng răng mắc cài truyền thống, người niềng sẽ cảm thấy vướng víu và bị co sát vào môi, má, lưỡi. Tuy nhiên, bạn sẽ làm quen với khí cụ sau 1 tuần đeo niềng. Ngược lại, niềng răng trong suốt được thiết kế từ nhựa sinh học, ôm sát với cung răng, đặc biệt không cọ vào môi, má. Nhờ đó, đem đến cảm giác êm ái, thoải mái và không đem đến cảm giác khó chịu như mắc cài.

10 mẹo giảm đau khi niềng răng an toàn tại nhà 

Việc đau nhức khi niềng răng đều khó tránh khỏi trong những ngày đầu niềng răng. Tuy nhiên, nếu bạn áp dụng một số phương pháp giảm đau tại nhà, sẽ giúp giảm thiểu cơn khó chịu. 

Chườm nóng để giảm đau 

Bạn có thể sử dụng túi chườm nóng để giảm đau hiệu quả. Bạn có thể mua túi chườm nóng hoặc sử dụng miếng dán chườm nóng có sẵn tại nhà thuốc. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần tẩm một chiếc khăn với nước nóng. Sau đó, bạn đắp miếng chườm hoặc khăn nóng lên vùng má để xoa dịu cơn đau nhức.

Súc miệng bằng nước muối 

Khi niềng răng, các bộ phận như môi, má, hoặc nướu sẽ va chạm với nhau, vô tình gây trầy xước vết thương. Lúc này, bạn có thể pha một cốc nước ấm với một lượng muối vừa phải. Tiếp theo, bạn súc miệng nhẹ nhàng để diệt khuẩn, đồng thời tăng sức đề kháng cho nướu răng. Nhờ đó, chống lại vi khuẩn xâm hại.

Sử dụng sáp nha khoa 

Do cớ sự ma sát giữa môi, má, lưỡi sẽ khiến người niềng răng bị đau nhức. Với trường hợp này, bạn có thể bôi sáp nha khoa lên mắc cài ở các vị trí có thể gây tổn thương mô mềm của khoang miệng. Nhờ đó, để giảm cơn đau khó chịu.

giảm đau khi niềng răng
Massage nướu giúp xoa dịu cơn nhức mỗi khi siết răng định kỳ

Thư giãn nướu răng 

Massage nướu sẽ giúp bạn tăng cường độ săn chắc cho nướu. Đồng thời, giúp máu huyết lưu thông. Bạn có thể áp dụng tại nhà bằng cách dùng tay thực hiện các động tác xoa nhẹ lên nướu răng. Từ đó tình trạng ê răng, hay đau buốt sẽ được cải thiện.

Chăm sóc răng miệng kỹ càng 

Việc đeo khí cụ chỉnh nha sẽ khiến quá trình vệ sinh răng miệng sẽ trở nên khó khăn hơn. Hơn nữa, nếu chúng ta vệ sinh đúng cách sẽ giúp nướu răng khỏe mạnh, đặc biệt không bị viêm trong quá trình chỉnh nha.

Cách vệ sinh đúng cách, ở bước đầu tiên đánh răng, bạn cần phải chải răng đúng cách bằng bàn chải lông mềm. Sau đó, súc miệng bằng nước ấm với mục đích diệt khuẩn trong khoang miệng, nhất là buổi tối trước khi đi ngủ. Bên cạnh đó, bạn nên massage thư giãn ở vùng lợi để xoa dịu cảm giác đau nhức.

Giữ tâm lý thoải mái 

Cảm giác đau nhức, khó chịu chỉ là tạm thời và cảm giác này sẽ theo chiều hướng tốt đẹp. Nếu bạn có thể vượt qua giai đoạn thì bạn sẽ nhận được thành quả với một hàm răng khỏe đẹp và chuẩn khớp cắn. Vì thế, để giữ cho mình một tâm lý thoải mái để vượt qua những trở ngại khi niềng răng nhé!

Sử dụng thuốc giảm đau 

Thuốc giảm đau là cách nhanh chóng để giúp bạn giảm thiểu sự đau nhức trong quá trình niềng răng. Tuy nhiên, khi bạn sử dụng thuốc giảm đau phải có sự đồng ý của bác sĩ. Vì một số loại số thuốc giảm đau có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động dịch chuyển của răng.

Thông thường, bác sĩ sẽ kê thuốc ibuprofen hoặc viên sủi Efferalgan. Hai loại thuốc này đều có tác dụng giảm đau rất hiệu quả và lâu dài hơn thuốc tê. Ngoài ra, bạn có thể dùng thuốc giảm đau sau khi cắm implant, nhổ răng trong quá trình niềng răng.

Sử dụng thuốc tê 

Thuốc tê có giúp giảm đau tạm thời. Hiện nay, có hai loại thuốc tê có sẵn tại các nhà thuốc là dạng xịt và dạng gel bôi. Để sử dụng thuốc tê bằng sách sử dụng bông tăm chấm vào thuốc tê. Sau đó, bôi trực tiếp lên vùng bị trầy xước, nổi nhiệt do niềng răng. Tuy nhiên, để phát huy tác dụng của thuốc tê bạn nên để khô tại vị trí đã được bôi trước đó. Bạn có thể lau bông hoặc đúng trước quạt gió để khô.

giảm đau khi niềng răng
Đeo bảo hộ răng mỗi khơi chơi thể thao

Sử dụng dụng cụ bảo hộ răng 

Việc đeo đồ bảo hộ răng sẽ bảo vệ các mô mềm trong khoang miệng để tác động của mắc cài. Nếu bạn hoạt động thể thao thì nên đeo đồ bảo hộ răng để tránh hạn chế va chạm và gây tổn thương cho nướu. Ngoài ra, dụng cụ bảo hộ răng còn có công dụng ngăn ngừa bung tuột mắc cài.

Ăn từng miếng nhỏ và nhai kỹ 

Trong thời gian niềng răng, răng sẽ chịu một lực siết nên sẽ nhạy cảm hơn. Vì thế, nếu bạn ăn nhai đồ cứng sẽ khiến hàm răng đau nhức. Do đó, bạn chỉ cần ăn các món mềm như canh, súp, rau,.. Đặc biệt, bạn hãy cắt nhỏ thức ăn hoặc ninh nhừ để tránh việc ăn nhai không tác động quá nhiều lực lên răng.

Chế độ ăn khi niềng răng để giảm đau hiệu quả 

Ở giai đoạn đặt thun tách kẽ và mới gắn khí cụ hoặc mới siết răng, bạn sẽ không tránh khỏi những cảm giác đau trong vài ngày đầu. Vì thế, trong những ngày đầu bạn không nên ăn đồ cứng mà chỉ nên ăn các món mềm như súp, sinh tố, cháo,..

Ngoài ra, bạn cần phải lưu ý cắt nhỏ thực phẩm, sau đó nhai thật kỹ. Sau khi ăn, bạn nên đánh răng sau khoảng 30 phút để tránh thức ăn không bị dắt vào kẽ răng. 

Bên cạnh đó, bạn cần phải uống nhiều nước để tránh tình trạng khoang miệng khô nhằm vị khuẩn sinh sôi, nảy nở. Môi trường khoang miệng đủ độ ẩm sẽ ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.

Nha khoa Thông minh My Auris là đơn vị nha khoa uy tín mà bạn có thể tin tưởng để khắc phục và điều trị để cải thiện các khuyết điểm của răng. Từ đó, giúp hàm răng đều đẹp và chắc khỏe. Trên đây là những thông tin hữu ích về 10 mẹo giảm đau khi niềng răng. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu dịch vụ chỉnh nha, mời Quý khách hàng hãy liên hệ trực tiếp với nha khoa My Auris, các bác sĩ sẽ tư vấn kỹ hơn cho bạn nhé!

Kim Dung

chat zalo
messenger