Ưu và nhược điểm của các loại răng sứ như thế nào?

ưu và nhược điểm của các loại răng sứ

Ưu và nhược điểm của các loại răng sứ được sử dụng phổ biến hiện nay và được áp dụng cho các trường hợp nào khi phục hình răng.  Vậy làm thế nào để lựa chọn loại sứ nào tốt nhất phù hợp với mình, hãy cùng Nha Khoa My Auris tìm hiểu bài viết này.

Ưu và nhược điểm của các loại răng sứ 

Răng sứ kim loại 

Răng sứ kim loại có khung sườn kim loại từ hợp kim Crom – Coban hoặc Crom – Niken. Loại răng sứ này có khả năng chịu lực cắn khá tốt, bên ngoài được phủ bằng lớp sứ có màu sắc trùng với răng tự nhiên.

ưu và nhược điểm của các loại răng sứ
Răng sứ kim loại có khung sườn kim loại từ hợp kim Crom – Coban hoặc Crom – Niken

Ưu điểm 

  • Chi phí răng sứ kim loại thấp hơn so với tất cả các loại răng sứ.
  • Độ bền tương đương với răng thật.
  • Đảm bảo ăn nhai chắc chắn.

Nhược điểm 

  • Răng sứ kim loại có màu sắc trắng đục và không trong.
  • Răng sẽ bị đổi màu và đen phần cổ chân răng sau một thời gian sử dụng vì khung sườn kim loại bị oxy hóa trong môi trường khoang miệng.
  • Dễ bị kích ứng cho mô mềm trong miệng

Chi phí của dòng răng sứ kim loại thường dao động khoảng 1.000.000 – 1.500.000 đồng/ răng.

Răng sứ Titan 

Tương tự với răng sứ kim loại, răng sứ titan có cấu trúc giống nhau. Tuy nhiên, phần khung sườn bên trong được sử dụng một lớp titan khoảng 6 – 8%. Chất liệu titan được sử dụng phổ biến trong y học vì không gây kích ứng và có thể kết hợp tốt với tổ chức xương của cơ thể. 

ưu và nhược điểm của các loại răng sứ
Răng sứ titan có chứa thành phần titanium

Cách để phân biệt răng sứ titan và răng sứ kim loại nhờ vào thân răng sứ. Thân răng sứ có màu sắc hơi đục và độ bóng không được tự nhiên. Ngược lại răng sứ kim loại có độ trắng sáng nhưng về thời gian sử dụng thì màu sắc của dòng răng sứ không giữ được màu sắc ban đầu. Độ bền của răng sứ titan trung bình khoảng 5 đến 10 năm trở lên.

Ưu điểm 

  • Răng sứ titan khá giống với răng thật và giá trị thẩm mỹ được nâng cao.
  • Răng sứ có thành phần titanium nên răng sứ sẽ có trọng lượng nhẹ hơn với răng sứ kim loại. 
  • Chất liệu titanium có tính tương hợp sinh học capo nên không gây kích ứng với cơ thể.
  • Độ bền chắc cao, đảm bảo cho quá trình ăn nhai của cho người sử dụng răng sứ titan.

Nhược điểm 

  • Khung sườn của răng vẫn là hợp kim từ kim loại nên khi chiếu quang vẫn thấy có ánh đèn.
  • Theo thời gian sử dụng thì răng sứ titan vẫn xuất hiện đen viền nướu vì tác động của phản ứng oxy hóa.

Chi phí của dòng răng sứ titan thường dao động khoảng 2.000.000 – 2.500.000 đồng/ răng. 

Răng toàn sứ

Thông thường, cấu tạo răng sứ thường có 2 phần: Lớp bên trong (khung sườn) và lớp bên ngoài. Ngoài ra, răng toàn sứ là một trong những dòng răng sứ được các chuyên gia đánh giá cao về mặt thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai.

ưu và nhược điểm của các loại răng sứ
Răng sứ toàn phần 

Răng toàn sứ được làm từ chất liệu bằng sứ và không có thành phần từ kim loại. Bên cạnh đó, để chế tác răng toàn sứ bởi công nghệ CAD – CAM là công nghệ đột phá cho một thế hệ răng sứ. 

Ưu điểm 

  • Răng toàn sứ có màu sắc tự nhiên, trong và bóng như răng thật.
  • Đặc biệt, vẫn giữ được màu trắng khi chiếu quang. Và không xuất hiện hiện tượng đen viền nướu.
  • Tuổi thọ trung bình của răng toàn sứ khoảng 10 – 20 năm 
  • Không kích thích mô mềm, không gây tình trạng hôi miệng nhờ đó phục hình răng nhanh hơn.

Nhược điểm 

  • Răng toàn sứ có chi phí cao trong tất cả các dòng răng sứ hiện nay.
  • Công nghệ thiết kế và chế tác răng sứ hiện đại, yêu cầu máy móc tân tiến.
  • Bác sĩ cần phải có tay nghề cao khi vì khâu thực hiện cần có sự tỉ mỉ và cẩn thận.

Chi phí của dòng răng toàn sứ thường dao động khoảng 3.000.000 – 30.000.000 đồng cho từng loại răng toàn sứ. 

Bên cạnh đó, chi phí thực hiện cho phương pháp phục hình răng sẽ phục thuộc vào số lượng răng cần phục hình và chất liệu sứ mà bạn lựa chọn phù hợp với nhu cầu cũng như tài chính của cá nhân.

Ưu và nhược điểm của các loại răng sứ đều còn những mặt hạn chế khi sử dụng. Vậy nên, khi lựa chọn răng sứ phù hợp với bản thân bạn nên nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ nha khoa khi tư vấn về các dòng răng sứ. Từ đó, giúp bạn có cách nhìn trực quan cũng như lựa chọn mẫu răng sứ phù hợp.

Răng sứ được áp dụng cho trường hợp nào?

ưu và nhược điểm của các loại răng sứ
Răng sứ được sử dụng cho trường hợp nào?

Răng sứ là vật liệu nha khoa được sử dụng phổ biến vào các trường hợp phục hình và cải thiện các khuyết điểm về răng cũng như độ thẩm mỹ cho các trường hợp cụ thể như:

  •  Bọc răng sứ: Răng sứ được sử dụng cho phương pháp bọc răng sứ cải thiện các trường hợp hô, móm, thưa kẽ, ố vàng. Bên cạnh đó, mang lại tính thẩm mỹ và giúp bạn sở hữu hàm răng trắng sáng tự nhiên.
  •  Làm răng sứ bằng trụ Implant: Phương pháp này thay thế cho trường hợp mất một hoặc nhiều răng. Bác sĩ sẽ tiến hành cắm trụ Implant, rồi mới gắn mão sứ lên trên để tăng thẩm mỹ và cũng như cải thiện ăn nhai cho người sử dụng.
  •  Cầu răng sứ: Là phương pháp khắc phục răng đã mất thường dành cho những khách hàng có sức khỏe còn hạn chế.

Vì thế, răng sứ được sử dụng nhiều cho tất cả các trường hợp. Hiện nay, răng sứ được làm từ các chất liệu khác nhau gồm kim loại, titan và toàn sứ.

Phục hình răng sứ loại nào tốt nhất?

Mỗi loại răng sứ đã được liệt kê ở phần trên có những ưu và nhược điểm riêng. Vì thế, để lựa chọn được loại sứ tốt nhất thì bạn nên dựa vào tình trạng răng miệng của mình. Cụ thể như:

  • Răng sứ kim loại có chi phí thực hiện thấp, nhưng tính thẩm mỹ không cao. Nếu trong trường hợp khách hàng muốn phục hình các răng hàm ở phía trong có thể sử dụng răng sứ kim loại. Vì răng sứ kim loại có độ bền chắc và đảm bảo được chức năng ăn nhai.
  • Răng toàn sứ tuy có giá thành cao hơn răng sứ kim loại, đặc biệt đảm bảo tính tương thích sinh học và thẩm mỹ đẹp. Đặc biệt là trong những trường hợp bọc sứ răng cửa hoặc bọc răng sứ toàn hàm thì tốt nhất bạn nên lựa chọn các loại răng toàn sứ.

Để lựa chọn răng sứ nào tốt nhất là răng sứ phải đảm bảo được các yếu tố về các vấn đề sau: tình trạng răng, thẩm mỹ, mục đích sử dụng và chi phí của bệnh nhân. Để biết chính xác  chất liệu của từng dòng sứ hiện nay, hãy liên hệ với trực tiếp qua Website và Fanpage Nha khoa My Auris để được hỗ trợ tư vấn!

Kim Dung

chat zalo
messenger