Trám răng thẩm mỹ là kỹ thuật đơn giản giúp lấp đầy lỗ hổng trên răng đem đến tính thẩm mỹ cũng như bảo vệ sức khỏe răng miệng. Cụ thể các trường hợp thường đến từ sâu răng nhẹ, vỡ nứt,… Do vậy, mà một số khách hàng quan tâm trám răng sứ thẩm mỹ có được không nếu như bị nứt vỡ. Để giải đáp chi tiết vấn đề này, cùng theo dõi bài viết sau đây từ nha khoa My Auris nhé.
Mục Lục
Trám răng sứ thẩm mỹ có thực hiện được hay không?
Răng thật bị mẻ, vỡ có thể áp dụng kỹ thuật trám răng để khôi phục lại hình dáng cho răng như ban đầu. Điều này mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ và chức năng cho răng mà không cần phải nhổ bỏ hay trồng răng mới.
Ngược lại với răng thật, trám răng sứ thẩm mỹ là điều không thể bởi vì các chất liệu trám không thể gắn kết bền chắc với bề mặt sứ. Bên cạnh đó, răng sứ được cấu tạo bởi sứ nguyên khôi và khi răng sứ đã được thiết kế hình dạng thì không thể trám lại phần bị bể. Nếu trường hợp bị vỡ, nứt răng sứ thì không thể trám răng sứ thẩm mỹ mà để khôi phục thì chỉ có thay thế mão sứ mới.

Trám răng thẩm mỹ là gì?
Trám răng thẩm mỹ là kỹ thuật trong nha khoa nhằm khôi phục lại hình dáng cũng như chức năng ăn nhai của các răng bị vỡ, nứt,… Đồng thời, phương pháp này còn giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào răng cũng như ngăn ngừa các răng bị sâu nặng hơn bằng cách lấp đầy khoảng trống với vật liệu làm đầy chuyên dụng trong nha khoa.
Đồng thời, kỹ thuật thực hiện đơn giản mà không phải mài cùi răng hay chụp răng nên trám răng hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến cấu trúc răng.
Nếu như thuộc một trong những trường hợp sau đây thì nên áp dụng kỹ thuật trám răng thẩm mỹ:
- Răng bị sâu ở mức độ nhẹ, trên bề mặt răng xuất hiện những lỗ sâu, chấm đen với kích thước nhỏ.
- Mòn nhẹ cổ chân răng, chân răng dễ chảy máu, ê buốt khi ăn nhai hay đánh răng
- Răng nhạy cảm với thực phẩm nóng, lạnh.
- Răng gặp chấn thương nên bị mẻ, vỡ, nứt khiến thẩm mỹ răng bị ảnh hưởng.

Quy trình trám răng thẩm mỹ tại nha khoa
Trám răng thẩm mỹ diễn ra nhanh chóng, đơn giản nhưng cũng phải đáp ứng các trình tự các bước như sau:
Kiểm tra và thăm khám toàn bộ răng miệng
Vùng răng cần trám sẽ được kiểm tra và khám kỹ càng, sau đó cũng kiểm tra toàn bộ sức khỏe răng miệng. Tình trạng, sức khỏe răng miệng đủ điều kiện bác sĩ sẽ chỉ định trám răng. Tiếp đến, dựa theo răng cần trám, có vị trí, tình trạng ra sao mà bác sĩ sẽ tư vấn về vật liệu và cách thức trám răng.
Vệ sinh răng miệng
Trước khi tiến hành trám răng thẩm mỹ, bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng thật sạch. Tiếp đến mới sát khùng răng cần trám để hạn chế tối đa rủi ro viêm nhiễm. Khi thực hiện, bác sĩ cũng sẽ sử dụng miếng cao su để cách ly vùng cần trám răng nhằm tránh răng tiếp xúc với nước bọt trong quá trình trám.
Gây tê vùng cần trám
Sau khi gây tê bác sĩ sẽ tiến hàng làm sạch vùng trám răng một lần nữa. Tiếp theo là thực hiện khoan tạo hình xoang trám.
Tiến hành trám răng
Bác sĩ sẽ tiến hành bôi dung dịch acid nhẹ vào vị trí răng cần phục hồi. Tiếp đến, bôi thêm một lớp keo để tạo độ dính và thực hiện chiếu đèn quang trùng hợp để hong khô lớp keo.
Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành trám từng lớp mỏng và tạo hình miếng trám sao cho phù hợp với đặc điểm của răng. Tiếp đến, chiếu đèn quang trùng hợp để miếng trám và răng được sát khít lại với nhau thành khối đồng nhất.

Bác sĩ sẽ hỏi bạn về độ phù hợp, xem có cộm cấn hay không để điều chỉnh lại. Bước cuối cùng là mài nhẵn bề mặt và thực hiện đánh bóng cho miếng trám.
Trám răng giữ được bao lâu?
Trám răng thẩm mỹ giữ được bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố dưới đây:
Vật liệu trám răng
Cũng như bọc mão sứ cho răng thì trám răng cũng có rất nhiều loại vật liệu. Mỗi loại vật liệu sẽ có ưu nhược điểm khác nhau:
- Vật liệu amalgam: tính thẩm mỹ không cao nên không thích hợp sử dụng trám răng ở vị trí như răng cửa. Tuy nhiên, độ chịu lực và ăn nhai tốt, nên có tuổi thọ trung bình khoảng 5-6 năm.
- Vật liệu Composite: vật liệu này vừa có độ chịu tốt vừa có tính thẩm mỹ cao, màu sắc vật liệu tương tự như răng thật nên khá phù hợp với răng cửa. Tuổi thọ trung bình cũng kéo dài khoảng 5-6 năm.
Nha khoa và tay nghề bác sĩ
Cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng và bác sĩ thực hiện có tay nghề, kinh nghiệm, chuyên môn sẽ giúp kết quả trám thành công, an toàn và đạt tính thẩm mỹ cao. Đồng thời, vết trám cũng sử dụng được lâu dài.

Chăm sóc răng miệng
Sau khi trám răng thẩm mỹ, cần phải biết cách chăm sóc và ăn uống để gia tăng tuổi thọ cho vết trám. Nên chải răng đều đặn mỗi ngày và không đánh mạnh vào vết trám. Đồng thời, không dùng tăm hay tay lấy thức ăn giắt kẽ vì có thể làm bung vết trám mà nên sử dụng chỉ nha khoa hay tăm nước.
Ngoài ra, nên sử dụng thêm nước súc miệng, nước muối là sạch hoàn toàn khoang miệng. Việc này không chỉ loại bỏ mảng bám, diệt khuẩn mà còn ngăn ngừa bện lý răng miệng xảy ra.
Những lưu ý sau khi trám răng thẩm mỹ
Sau khi trám răng thẩm mỹ, những lưu ý đóng vai trò rất quan trọng để duy trì vết trám bền và bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn.
- Không nên ăn ngay sau khi trám: khi trám xong không nên ăn uống ngay mà nên để chất liệu trám có thời gian đông lại. Tốt nhất, khách hàng nên ăn sau 2 tiếng thực hiện trám răng để tránh làm trôi, mất vết trám.
- Không nên ăn thức ăn quá cứng, dai hay thực phẩm quá nóng, quá lạnh: Bởi chỗ trám còn mới và chưa kịp thích nghi với lực nhai có thể sẽ thay đổi hình dáng dễ gây nứt, rò rỉ vết trám.
- Hạn chế các thực phẩm có hại cho men răng như trà, cà phê, socola,…
- Đánh răng thường xuyên, đúng cách, không nên tác động mạnh và khu vực trám răng. Đồng thời, cũng không nên dùng tăm xỉa hay cạy vết trám.
- Nếu vết trám có điểm nhô hay gập ghềnh khiến bạn khó chịu, khó ăn nhai thì nên báo ngay cho bác sĩ để khắc phục kịp thời.
Qua những thông tin trong bài viết, hẳn là mọi người cũng giải đáp được trám răng sứ thẩm mỹ có thực hiện được hay không cùng các thông tin liên quan đến trám răng thẩm mỹ. Nếu như vẫn còn băn khoăn về răng sứ thẩm mỹ, hãy đến trực tiếp nha khoa My Auris để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhất nhé.
Anh Thy