Giải đáp những câu hỏi về bệnh răng miệng thường gặp

Giải đáp những câu hỏi về bệnh răng miệng thường gặp

Mục Lục

Câu hỏi 1:

“Em chào bác sĩ ạ. Em vừa tháo niềng được khoảng 3 tháng nhưng dạo gần đây em thấy răng mình khá vàng, em tính đi tẩy trắng nhưng nhiều người bảo không hiệu quả với men răng em khá yếu. Bác sĩ cho em hỏi nếu tẩy trắng không được thì có cách nào để cải thiện màu răng không ạ?” – bạn Thiên Ân (23 tuổi)

Răng yếu có tẩy răng được không?
Răng yếu có tẩy răng được không?

Bác sĩ My Auris trả lời:

Chào chị Thiên Ân, theo hình ảnh mà chị gửi đến nha khoa thì răng chị có thể tẩy trắng được. Tuy nhiên, để biết chính xác hơn về mức độ sáng màu của răng thì chị nên đến nha khoa để kiểm tra và tư vấn kỹ hơn.

Nếu không thể tẩy trắng được hoặc không lên đúng tông màu mong muốn thì chị có thể cân nhắc đến giải pháp Dán sứ Veneer. Đây được xem là phương pháp mang lại hàm răng trắng sáng hiệu quả với nhiều tông màu cho chị chọn lựa.

Chị có thể tìm hiểu thêm về phương pháp Dán sứ ở link dưới đây:

 

Câu hỏi 2:

“Bác sĩ cho em hỏi là răng em bị khấp khểnh nhưng không nặng lắm. Em không muốn niềng răng vì công việc thường xuyên giao tiếp thì em có thể dán sứ được không ạ?” – bạn Vân Anh (30 tuổi)

Răng khấp khểnh có dán sứ được không?
Răng khấp khểnh có dán sứ được không?

Bác sĩ My Auris trả lời:

Chào chị Vân Anh, trước tiên tôi muốn định nghĩa về dán sứ để chị hiểu rõ về giải pháp này. Dán sứ là một kỹ thuật sử dụng miếng dán sứ được chế tác theo hình dạng và màu sắc của răng để phủ bên ngoài bề mặt răng. Lúc này răng chị sẽ được mài đi một ít khoảng 0,3 – 0,5 mm hoặc nếu răng chị nhỏ có thể không cần mài mà tôi chỉ cần chà nhám để tạo độ bám thôi. Sau dán sứ, răng chị sẽ được khôi phục cả về hình thể và thẩm mỹ.

Tuy nhiên, dán sứ chỉ phù hợp cho những răng tương đối đều sẵn chỉ còn ít khuyết điểm. Còn đối với trường hợp của chị theo hình ảnh mà chị cung cấp thì khó có thể thực hiện được vì mức độ răng lệch khá nhiều. Chị có thể cân nhắc đến phương pháp Phủ răng sứ vì với kỹ thuật này răng chị sẽ được mài nhiều hơn để khắc phục nhược điểm nhưng chị yên tâm là chỉ mài tối đa 0,8mm nên sẽ không mài trúng tủy, răng sẽ không bị đau nhức hay tổn thương gì. Phủ sứ cũng đem đến hàm răng đều đẹp, trắng sáng và thẩm mỹ mà không tốn nhiều thời gian.

Để phân biệt rõ hơn về Dán sứ và Phủ sứ chị hãy theo dõi thêm video dưới đây:

 

Câu hỏi 3:

“Chào bác sĩ! Cho em hỏi răng bị vàng do hút thuốc thì có thể tẩy trắng được không ạ?” – bạn Đăng Khoa (25 tuổi)

Bác sĩ My Auris trả lời:

Chào anh Đăng Khoa, tôi đã xem xét qua hình ảnh mà anh gửi về cho nha khoa. Tôi nhận thấy tình trạng răng của anh nhiễm màu ở mức độ chưa nặng lắm vẫn có thể áp dụng tẩy trắng được. Tuy màu răng sẽ được cải thiện nhưng không thể trở về màu gốc được. Nếu anh muốn răng trắng sáng hơn, anh có thể cân nhắc đến phương pháp Dán sứ. Đây là thủ thuật sử dụng miếng dán sứ có nhiều tông màu để dán bên ngoài bề mặt răng, nhờ đó che lấp hiệu quả những mảng tối màu của răng thật.

Anh có thể tham khảo thêm về ưu điểm của dán sứ ở video này

 

Câu hỏi 4:

“Chào bác sĩ, em muốn hỏi là bọc sứ với dán sứ thì cái nào tốt hơn ạ? Em đang tính làm dán sứ vì răng em cũng khá đều, chỉ có màu răng bị vàng nên muốn cải thiện. Nhưng bạn em lại khuyên em nên bọc sứ vì thấy bọc sứ là dùng cả cái răng sứ để bọc còn dán sứ thì dùng miếng sứ mỏng dán bên ngoài, sợ lúc ăn nhai bị rớt miếng dán phải tốn tiền làm lại. Bác sĩ tư vấn giúp em với ạ. Em cám ơn.” – bạn Hoài Lam (32 tuổi)

nên dán sứ hay bọc sứ?
nên dán sứ hay bọc sứ?

Bác sĩ My Auris trả lời:

Chào chị Hoài Lam, đúng là trước đây bọc sứ có độ bền cao hơn so với dán sứ. Tuy nhiên, với công nghệ răng sứ ngày càng phát triển như hiện nay, dán sứ đã được nâng lên một tầm cao mới nhờ đó độ bền của nó cũng được cải thiện rất nhiều. Nếu chị dán sứ với các chất liệu sứ tinh thể, có độ cứng như kim cương thì khi ăn nhai miếng dán sứ sẽ không bị bong tróc.

Hơn nữa, chị nên dán sứ ở những nha khoa uy tín, sử dụng keo dán chuyên dụng với tỷ lệ chính xác để tránh việc bong tróc, rơi rụng răng sứ. Còn nếu làm ở nha khoa kém chất lượng, dùng keo dán không đạt chuẩn hay không đủ liều lượng thì tình trạng rơi rớt miếng sứ là điều không thể tránh khỏi.

Ngoài ra, chị cũng nên chú ý trong vấn đề vệ sinh và ăn uống, tránh nhai những đồ quá cứng hoặc quá dai để bảo vệ răng sứ tốt hơn.

Nếu tình trạng răng chị đều, chỉ muốn cải thiện màu sắc thì tôi khuyên chị nên chọn dán sứ để bảo toàn răng gốc, tránh bị mài nhỏ gây ra những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.

 

Câu hỏi 5:

“Thưa bác sĩ, em năm nay 28 tuổi. Em đang có dự định làm veneer thì không biết tình trạng răng em có làm được không?” – bạn Văn Thái (28 tuổi)

Bác sĩ My Auris trả lời:

Chào anh Thái, rất cám ơn anh đã gửi tin nhắn cho nha khoa chúng tôi. Thông qua hình ảnh mà nha khoa nhận được thì tình trạng răng của anh không thể thực hiện dán veneer được do răng mọc lộn xộn, không đều, hai răng cửa hàm trên còn bị xoay cánh bướm vào trong. Nếu anh muốn dán sứ để màu răng trắng sáng, đẹp hơn thì bạn nên niềng răng trước rồi hãy dán sứ.

Một số trường hợp khác không thể dán sứ veneer, tham khảo tại đây:

Trên đây là một số câu hỏi khách hàng đã gửi đến cho chúng tôi về tình trạng răng miệng họ đang gặp phải. Chúng tôi cũng đã đưa ra những phương pháp giải quyết phù hợp nhất. Nếu anh/ chị đang có câu hỏi và đang tìm lời giải đáp, hãy liên hệ cho nha khoa My Auris  để nhận được câu trả lời sớm nhất nhé!

Trả lời

chat zalo
messenger