Tiêu xương hàm có trồng răng được không – Giải pháp hiệu quả

Tiêu xương hàm có trồng răng được không

Tiêu xương hàm là tình trạng xảy ra ở cả hàm trên và dưới khi mất răng lâu ngày. Tình trạng này xảy ra kéo theo nhiều ảnh hưởng đến thẩm mỹ, ăn nhai và sức khỏe răng miệng. Do đó, có khá nhiều người lo lắng tiêu xương hàm có trồng răng được không? Để giải đáp chi tiết vấn đề này, hãy cùng nha khoa My Auris tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé. 

Tìm hiểu về tình trạng tiêu xương hàm 

Thế nào là tiêu xương hàm? 

Tiêu xương hàm là một thuật ngữ dùng trong nha khoa khi nói về tình trạng suy giảm xương ổ răng và phần xương xung quanh chân răng. Sự suy giảm này được thể hiện rõ qua các yếu tố về chiều cao xương, số lượng, mật độ và thể tích xương. 

Xương hàm được chia thành xương hàm trên và xương hàm dưới thuộc khối xương mặt, bộ xương và hệ vận động. 

  • Xương hàm trên là xương chính ở tầng giữa mặt, có sự tiếp khớp với các xương khác để tạo ra xoang hàm, vòm miệng, ổ mắt, nền sọ và hốc mũi. Xương hàm trên là loại xương xốp. 
  • Xương hàm dưới là xương thấp nhất, to nhất và khỏe nhất trong hệ xương mặt. Bên cạnh đó,  xương hàm dưới còn là xương duy nhất của hộp sọ có thể cử động. 
Thế nào là tiêu xương hàm? 
Thế nào là tiêu xương hàm?

Nếu như xương hàm trên chịu lực tác động cắn xé thức ăn thì xương hàm dưới có tác động quan trọng trong việc ăn nhai. Cả xương hàm trên và dưới đều khá mềm do đó rất dễ bị tiêu đi khi có vi khuẩn xâm nhập hay khoảng trống mất răng. 

Nguyên nhân dẫn đến tiêu xương hàm 

Nguyên nhân dẫn đến tiêu xương hàm chủ yếu đến từ mất răng và bệnh viêm nha chu. 

  • Mất răng: Khi răng mất sẽ tạo nên khoảng trống trên cung hàm tại vị trí đã mất đó. Theo đó, lực tác động lên xương hàm sẽ mất đi nên không thể kích thích các mô hoạt động và duy trì mật độ xương ổn định. Thế nên, xương hàm dần tiêu biến đi. Theo kết quả nghiên cứu, mật độ xương giảm dần sau 3 tháng mất răng và sẽ giảm đến 25% sau 12 tháng, giảm 45-60% sau 3 năm bị mất răng. 
  • Bệnh lý viêm nha chu: viêm nha chu là tình trạng viêm, nhiễm ở nướu, vị trí xung quanh. Từ đó, hình thành các triệu chứng sưng tấy, chảy mủ, dần phá hủy men răng khiến cho răng lung lay và tụt nướu. Các túi nha chu xuất hiện sẽ phá hủy các mô nâng đỡ làm cho các dây chằng quanh răng cũng như xương ổ răng dần tiêu biến. 
Nguyên nhân dẫn đến tiêu xương hàm 
Nguyên nhân dẫn đến tiêu xương hàm

Các dạng tiêu xương hàm 

Tiêu xương hàm được chia thành nhiều dạng, trong đó có các dạng phổ biến như sau: 

  • Tiêu xương hàm theo chiều ngang: tại vị răng mất, độ rộng của xương hàm dần thu hẹp lại, xương răng sẽ giãn ra và xâm chiếm khoảng trống xương bị tiêu. Các răng lân cận sẽ dồn về phía tiêu xương vì lúc này không còn nơi để nâng đỡ. 
  • Tiêu xương theo chiều dọc: vùng xương hàm dưới nướu sẽ bị tụt xuống so với vùng kề bên. Nếu không được điều trị, phần xương này sẽ bị teo nhỏ đi. 
  • Tiêu xương khu vực xoang: khi răng ở hàm trên mất đi sẽ làm cho phần đỉnh xoang hạ dần xuống, dẫn đến tăng thể tích xoang. 
  • Tiêu xương toàn bộ khuôn mặt: nếu răng bị mất quá nhiều ở hàm trên và dưới sẽ dẫn đến tiêu xương toàn bộ khuôn mặt. Từ đó, nhìn quan sát mặt sẽ thấy những thay đổi như hóp má, khuôn miệng bị lõm, mặt nhiều nếp nhăn, chảy xệ,…

Tiêu xương hàm có trồng răng được không? 

Thông thường sau khoảng 3 tháng mất răng thì tình trạng tiêu xương bắt đầu diễn ra. Nếu không can thiệp sớm sẽ để lại nhiều tác hại cho thẩm mỹ, sức khỏe răng miệng như nụ cười méo, da chảy xệ, má hóp, răng xô lệch, sai khớp cắn. 

Đồng thời, khi chiều cao và mật độ xương hàm suy giảm còn gây teo nướu, tụt nướu, không chỉ gây khó khăn trong ăn nhai mà còn ảnh hưởng đến diện mạo. 

Trong nha khoa hiện đại, trồng răng implant là giải pháp phục hình răng đã mất tối ưu nhất hiện nay. Nhờ sự thay thế trụ implant vào vị trí chân răng đã mất mà có thể phục hồi ăn nhai, thẩm mỹ tối đa. Không chỉ vậy mà còn ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm diễn ra. 

Tuy nhiên, có khá nhiều người lo lắng đã tiêu xương hàm có trồng răng được không bởi lúc này mật độ xương đã suy giảm không thể giữ trụ implant chắc, vững được. Từ đó, gây cản trở cho quá trình trồng cũng như tích hợp implant với xương. Để giải đáp chi tiết tiêu xương hàm có trồng răng được không cùng theo dõi điều kiện sau đây nhé. 

Tiêu xương hàm có trồng răng được không?
Tiêu xương hàm có trồng răng được không?

Điều kiện xương hàm để trồng răng implant 

Để trồng răng implant diễn ra thuận lợi, xương hàm cần phải đảm bảo các tiêu chí sau: 

  • Xương hàm chắc, khỏe, xương đủ cứng, đảm bảo mật độ và kích thước. 
  • Xương hàm không bị tổn thương, không viêm nhiễm tại vùng trồng răng. 

Trường hợp mật độ xương đã suy giảm, không đủ điều kiện trồng răng do tiêu xương hàm thì tùy theo tình trạng của mỗi người mà bác sĩ có những chỉ định phù hợp. Nếu như xương hàm bị tiêu nhiều, bác sĩ sẽ chỉ định phục hồi nhờ vào 2 kỹ thuật sau:

  • Ghép xương tự thân: bác sĩ dùng chính xương của bệnh nhân để ghép. Ưu điểm của kỹ thuật này là tỷ lệ thành công cao vì dễ tích hợp. 
  • Ghép xương nhân tạo: bác sĩ dùng xương nhân tạo để ghép vào vùng thiếu xương. Khi vùng xương ghép trở nên ổn định thì thực hiện cấy ghép implant như bình thường. 

Vậy tiêu xương hàm có trồng răng được không? 

Như vậy, khi đã tiêu xương hàm thì hoàn toàn có thể trồng lại răng bằng phương pháp cấy ghép implant. Nếu tiêu xương hàm ít, bác sĩ vẫn có thể cấy trụ implant. Sau khi xương tích hợp với trụ, thông qua hoạt động ăn nhai thường xuyên có thể cải thiện tình trạng tiêu xương. 

Trường hợp tiêu xương hàm nhiều, trước khi cấy ghép implant sẽ phải ghép xương, nâng xoang để đảm bảo xương hàm đủ điều kiện. 

Lưu ý khi ghép xương trồng implant 

Ghép xương là kỹ thuật phức tạp và khó trong nha khoa mà không phải bác sĩ nào cũng thực hiện được. Nếu tay nghề bác sĩ kém, thiếu chuyên môn và kinh nghiệm có thể gây nên các biến chứng như thủng xoang, nhiễm trùng, xương đào thải,… Điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe lẫn chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. 

Do đó, để ghép xương và trồng implant thành công, mọi người nên chú ý:

  • Lựa chọn nha khoa uy tín, chất lượng, đảm bảo bác sĩ có chuyên môn, tay nghề, kỹ thuật cao và giàu kinh nghiệm 
  • Không hút thuốc lá, uống rượu bia trước và sau điều trị 
  • Uống theo theo đúng chỉ định của bác sĩ 
  • Vệ sinh, chăm sóc và ăn uống thật kỹ để tránh tình trạng nhiễm trùng
  • Tái khám định kỳ, đúng lịch hẹn 
Lưu ý khi ghép xương trồng implant 
Lưu ý khi ghép xương trồng implant

Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết về tiêu xương hàm có trồng răng được không giúp mọi người có được giải đáp cho riêng mình. Thực tế, tình trạng của mỗi người mỗi khác, do đó, sau khi mất răng cần thăm khám và thực hiện các can thiệp sớm để tránh biến chứng, tiêu xương hàm diễn ra. Hãy liên hệ nha khoa My Auris ngay để được tư vấn cũng như giải đáp chi tiết hơn về tình trạng này nhé. 

Anh Thy 

chat zalo
messenger