Bà bầu mọc răng khôn có sao không? Các cách giảm đau răng khôn khi mang thai

Tìm hiểu bà bầu mọc răng khôn có sao không?

Trường hợp bà bầu mọc răng khôn gây đau nhức khá là phổ biến. Răng khôn hay còn gọi là răng số 8 thường mọc ở lứa tuổi từ 18 đến 30, Đây cũng là độ tuổi nhiều phụ nữ kết hôn và sinh con.

Mang thai là một quá trình vô cùng quan trọng đối với mỗi phụ nữ. Đây cũng là giai đoạn vô cùng nhạy cảm của người mẹ, đồng thời cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Vậy, mẹ bầu mọc răng khôn có sao không? cách giảm đau cho bà bầu bị đau răng khôn như thế nào? Đau răng khôn phải làm sao? có nên nhổ răng khôn khi mang thai không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

Mục Lục

1. Hiện tượng mọc răng khôn là gì?

Răng khôn là răng gì?
Răng khôn là răng gì?

Bà bầu mọc răng khôn tương đối phổ biến vì răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm, sâu bên trong khoang miệng. Khi các răng còn lại đã mọc đầy đủ, lúc này, xương hàm đã cứng chắc, mô mềm và niêm mạc dày hơn. Vì thế, răng khôn dễ bị mọc lệch, mọc ngầm, chen sang những răng khác, gây đau nhức kéo dài. Vậy bà bầu mọc răng khôn có sao không, bạn cùng tìm hiểu thêm bài viết nhé.

2. Bà bầu mọc răng khôn có sao không?

Bà bầu mọc răng khôn có sao không?
Bà bầu mọc răng khôn có sao không?

Đối với người bình thường mọc răng khôn thì việc xử lý tương đối đơn giản. Trường hợp răng khôn mọc lệch, gây ảnh hưởng tới các răng khác, thì phải nhổ bỏ để bảo vệ sức khỏe răng miệng và các răng còn lại trên cung hàm.

Tuy nhiên, bà bầu mọc răng khôn có sao không hiện đang là thắc mắc của nhiều người. Vì cơ thể phụ nữ rất nhạy cảm, nhất là khi đang có bầu, nên việc chỉ định điều trị khi phụ nữ có thai mọc răng khôn không hề đơn giản.

Lời khuyên của bác sĩ cho phụ nữ mọc răng khôn khi mang thai là không nên nhổ răng bởi nhổ răng khi mang thai có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ bầu, thậm chí là cả em bé đang trong bụng mẹ, vì răng liên kết với rất nhiều dây thần kinh.

Ngoài ra, nhổ răng khôn sẽ cần đến các phương pháp: gây tê, sử dụng thuốc kháng sinh, chụp X Quang,  siêu âm… Những phương pháp này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới thai nhi.

Cơ thể người mẹ khi mang thai cũng có nhiều thay đổi, đó là sự thay đổi hoocmon Estrogen, sự thay đổi trong chế độ ăn uống, thiếu hụt canxi và sắt khiến cho răng của phụ nữ mang thai rất dễ bị tổn thương. Nên trong trường hợp mọc răng khôn cần hết sức lưu ý.

Một số hiện tượng xảy ra khi mọc răng khôn mà bạn cần chú ý: Đau nhức, hành sốt, xương hàm khó cử động, khó khăn trong việc ăn uống,…hậu quả là: Ăn không ngon miệng, kéo dài tình trạng này sẽ gây thiếu hụt dinh dưỡng cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm không được điều trị dứt điểm có thể dẫn đến một số biến chứng như: Viêm lợi trùm răng khôn khi mang thai, viêm quanh thân răng do thức ăn bị mắc kẹt vào trong kẽ răng dẫn đến sâu răng

Thời gian mang thai, sức đề kháng của mẹ bầu rất yếu, nên dễ bị vi khuẩn răng miệng tấn công, gây ra hiện tượng viêm nhiễm răng khôn. Tóm lại bà bầu mọc răng khôn có sao không thì câu trả lời là có nếu bạn quyết định nhổ ở thời gian này, vì có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và bé.

3. Đau răng khôn khi mang thai phải làm sao?

Cách khắc phục đau răng khôn khi mang thai
Cách khắc phục đau răng khôn khi mang thai

Khi mọc răng khôn sẽ có cảm giác đau nhức. Nhất là các răng khôn mọc lệch, mọc ngược… gây ra cảm giác vô cùng khó chịu đối với mẹ bầu?

Khi phát hiện mọc răng khôn trong giai đoạn mang bầu. Tuy không được nhổ bỏ, nhưng nếu phát hiện răng mọc ngược, mọc lệch, răng mọc vướng vào lợi…gây hiện tượng sưng, đau…bạn nên đến gặp bác sĩ Nha khoa để được tư vấn phương pháp xử lý: giảm đau, kháng viêm…cụ thể.

Có thể tham khảo một số cách đơn giản để giảm đau răng khôn dưới đây:

  • Súc miệng bằng nước muối ấm:

Đây là cách làm giảm đau răng khôn khá hiệu quả, đồng thời có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm.

Thực hiện đều đặn: sáng, tối,…sau khi ăn hoặc sau khi đánh răng, ngậm nước muối khoảng 3 đến 5 phút để cho hiệu quả tốt hơn.

  • Chườm đá lạnh làm bớt sưng và giảm đau.

Đây là phương pháp giảm đau an toàn và nhanh chóng bằng cách: bỏ đá lạnh vào một chiếc khăn sạch rồi chườm lên má, vị trí răng đau, cơn đau của bạn sẽ dịu bớt.

  • Giảm đau bằng tỏi tươi:

Tỏi có khả năng diệt khuẩn cao, chống viêm nhiễm, sát trùng,…rất hiệu quả. Chính vì thế, tỏi được xem là bài thuốc giảm đau răng khá tốt được nhiều người áp dụng.

Dùng miếng tỏi, bóc vỏ, chà nhẹ lên vị trí răng bị đau, có thể trộn với chút muối rồi đắp lên vùng răng đau.

Nếu phụ nữ đau răng khôn khi cho con bú: có thể nhổ răng như bình thường, nhưng người mẹ phải có sức khỏe ổn định, không mắc phải các bệnh lý như:

  • Viêm miệng, viêm nướu, viêm quanh cuống răng, viêm quanh thân răng….cần điều trị, xử lý xong mới nhổ răng khôn.
  • Khi bị rối loạn về tim mạch, tiểu đường, dị ứng… cần tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên khoa trước khi nhổ răng.
  • Khi người mẹ mắc các bệnh liên quan đến thần kinh, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc an thần vài ngày, đến khi ổn định, mới nhổ răng.

4. Có nên nhổ răng khôn khi mang thai?

Mọc răng khôn khi mang bầu, cần cố gắng hạn chế tối đa việc nhổ răng. Vì nhổ răng khôn sẽ trải qua nhiều công đoạn như: sử dụng thuốc gây tê, thuốc giảm đau, cầm máu, kháng sinh liều cao… Tất cả những tác động này đều ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.

Bên cạnh đó, việc nhổ răng khôn nếu không được thực hiện chuẩn xác sẽ khiến người mẹ có cảm giác đau đớn, viêm nhiễm nặng nề hơn, ảnh hưởng không tốt đến em bé.

Mọc răng khôn khi mang thai, là hiện tượng có thể xảy ra với bất kỳ phụ nữ nào. Khi gặp phải vấn đề này, bạn không nên tự ý giải quyết mà hãy đến gặp bác sĩ Nha khoa để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cho bạn giải pháp khắc phục cụ thể nhé!

Trả lời

chat zalo
messenger