Quy trình cắm implant sẽ được thực hiện theo tiêu chuẩn của Y khoa giúp quá trình thực hiện được an toàn và khả năng đào thải trụ thấp. Đặc biệt giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn quy trình thực hiện mang lại cảm giác yên tâm cho người thực hiện.
Mục Lục
1. Trường hợp nào chống chỉ định khi cắm implant
Trước khi tìm hiểu “Quy trình cắm Implant” được thực hiện như thế nào? Thì việc đầu tiên, khách hàng cần phải lưu ý những trường hợp nào chống chỉ định khi cắm implant để đảm bảo quyền lợi sức khỏe cho người thực hiện, cụ thể như:
Người nghiện thuốc lá nặng
Đây là trường hợp được trong các giới nha khoa chỉ định đầu tiên dành cho những người có thói quen hút thuốc lá. Bởi trong thuốc lá có thành phần Nicotine sẽ làm nhiễm trùng tại vị trí cấy ghép. Dẫn đến quá trình lành thương kéo dài.
Tuy nhiên, người thường xuyên hút thuốc vẫn có thể thực hiện được nhưng phải đảm bảo điều kiện cần phải kiêng hút thuốc trước 2 – 3 tuần và sau khi cấy ghép implant trong 6 – 8 tuần đầu tiên.
Mắc bệnh tiểu đường nặng
Với chỉ số đường huyết vượt mức 10mmol/l và chỉ số đường huyết giảm liên tục thì người bệnh không nên cấy ghép Implant. Bên cạnh đó, một lưu ý quan trọng là: Người bị mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao bị viêm nha chu. Thế nên người bệnh mắc bị tiểu đường và có nhu cầu trồng răng thì cần phải kiểm tra tình trạng đường huyết đã ổn định hay chưa và viêm nha chu thì mới có đủ điều kiện trồng răng Implant.
Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú
Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bé được bác sĩ khuyến cáo không nên trồng răng nếu khi chưa cần thiết. Bới trước và sau khi trồng răng, người bệnh cần phải chụp X quang và sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau. Điều này ảnh hưởng đến thai kỳ và ảnh hưởng trực tiếp từ người mẹ sang con.
Trẻ em dưới 17 tuổi
Với trẻ em dưới 17 tuổi, xương hàm chưa ổn định và phát triển toàn diện. Nếu cắm implant sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển cấu trúc của xương hàm.
Vì thế, để đảm bảo sức khỏe của bệnh nhân cũng như tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra. Người bệnh nên đến trực tiếp thăm khám và lắng nghe lời khuyên của bác sĩ trước khi thực hiện cắm Implant.
2. Quy trình cắm implant được thực hiện như thế nào tại My Auris?
Quy trình cắm Implant chuẩn Y khoa được tuân thủ nghiêm ngặt, gồm các bước sau:
Bước 1: Thăm khám
Đây là giai đoạn đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và kiểm tra mật độ xương hàm thông qua máy chụp phim CT 3D để hiển thị rõ tình trạng răng hiện tại. Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ yêu cầu làm một số xét nghiệm cần thiết có đáp ứng đủ điều kiện cắm implant hay không.
Khi có đầy đủ các thông tin về kiểm tra sức khỏe, bác sĩ sẽ lên phương án điều trị và tư vấn loại trụ thích hợp. Giúp người bệnh nắm được những thông tin chi tiết cũng như tổng chi phí khi cắm Implant
Bước 2: Vệ sinh khoang miệng
Sau khi bệnh nhân đồng ý với phác đồ điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh khoang miệng để tránh tình trạng viêm nhiễm sau khi cấy Implant. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần phải chuẩn bị tâm lý thoải mái để quá trình cắm implant không bị gián đoạn.
Bước 3: Phẫu thuật cắm trụ Implant
Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê nhẹ nhàng tại vị trí vùng cấy ghép Implant. Sau đó tiến hành cấy ghép Implant. Thời gian thực hiện khoảng từ 7 – 10 phút cho 1 trụ Implant.
Bước 4: Lấy mẫu dấu hàm
Bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu dấu hàm của người bệnh gửi về cho phòng Lab để chế tác mão răng sứ. Sau khi cắm trụ 2 – 3 ngày, bệnh nhân sẽ được hẹn quay lại nha khoa để gắn răng tạm. Để đảm bảo quá trình ăn nhai và thẩm mỹ trong khi chờ đợi mão răng sứ gắn trên trụ Implant.
Bước 5: Tái khám sau khi cấy ghép Implant
Sau khoảng 7 – 10 ngày, khi nướu đã lành thương, bệnh nhân cần phải quay lại nha khoa để bác sĩ kiểm tra mức độ lành thương. Đặc biệt, kiểm tra sức khỏe răng miệng nếu có xảy ra nhằm không ảnh hưởng đến trụ Implant.
Bước 6: Gắn mão sứ cố định trên implant
Sau khi trụ Implant tích hợp với xương hàm, bác sĩ sẽ gắn mão sứ lên trên để hoàn tất quy trình thực hiện cắm implant. Sau khi cắm implant, bệnh nhân sẽ sở hữu hàm răng đều đẹp và chắc khỏe như răng thật.
3. Vì sao bạn phải tuân thủ quy trình cắm implant theo tiêu chuẩn Y khoa?
Phương pháp cắm Implant là một kỹ thuật nha khoa khó và phức tạp. Bên cạnh đó, cần đòi hỏi tay nghề bác sĩ có chuyên môn cao và giỏi trong lĩnh vực cấy ghép implant. Việc thực hiện quy trình cắm implant sẽ mang lại tỷ lệ thành công cao và tránh được các hậu quả như:
Sức khỏe không đáp ứng đủ điều kiện khi cắm implant
Việc bác sĩ không có chuyên môn giỏi và bỏ qua bước kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi phẫu thuật. Một số trường hợp bệnh nhân đang mắc một số bệnh lý như: tim mạch, tiểu đường,… dẫn đến các tình trạng chảy máu không ngừng, nhiễm trùng, thậm chí đào thải trụ Implant.
Vì thế, không thể bỏ qua bước kiểm tra sức khỏe răng miệng trong quy trình cắm implant.
Răng Implant lệch lạc so với răng thật hoặc khớp cắn cả hàm
Việc lựa chọn nha khoa kém chất lượng sẽ bỏ qua lấy dấu mẫu hàm cho bệnh nhân mà chỉ sử dụng một khuôn răng sứ duy nhất. Việc tiến hành lấy dấu răng cho mỗi bệnh nhân là cần thiết để đảm bảo việc ăn nhai diễn ra thuận lợi.
Nhiễm trùng quanh trụ implant
Nguyên nhân nhiễm trùng có thể do bệnh nhân chăm sóc răng miệng chưa đúng cách hoặc khâu vô trùng tại nha khoa không đủ điều kiện đáp ứng khi thực hiện cắm Implant. Vì thế, các yếu tố như vô trùng dụng cụ, phòng khám, phòng vô trùng là một trong điều kiện không thể thiếu trong quy trình tiêu chuẩn.
Tổn thương các mô lân cận
Nếu bệnh nhân không được kiểm tra thông qua chụp phim CT 3D sau khi cắm Implant sẽ xảy ra tình huống trụ implant đạt sát vào dây thần kinh gây tổn thương nướu và khó chịu cho người bệnh.
Quy trình cắm Implant sẽ giúp người bệnh nắm được các bước thực hiện khi trồng răng tại nha khoa. Đồng thời, người bệnh nên tìm hiểu những thông tin cơ bản, phương pháp cấy ghép, đội ngũ bác sĩ để đảm bảo quá trình thực hiện được diễn ra an toàn.
Kim Dung