Phương pháp niềng răng mắc cài mặt lưỡi có điểm gì nổi bật?

niềng răng mắc cài mặt lưỡi

Niềng răng mắc cài mặt lưỡi hay còn gọi là phương pháp niềng răng mặt trong. Tương tự với phương pháp niềng răng truyền thống cũng sử dụng khí cụ trong chỉnh nha. Vậy phương pháp niềng răng mắc cài lưỡi có điểm gì nổi bật? Hãy cùng nha khoa My Auris tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Niềng răng mắc cài mặt lưỡi là gì?

Niềng răng mặt lưỡi hay còn gọi là phương pháp niềng răng mặt trong được cấu tạo bởi hệ thống mắc cài vào bề mặt bên trong của hàm răng. Điểm khác biệt lớn nhất của khí cụ này chính là các mắc cài được chế tác răng cho từng chiếc răng, nhờ thế độ chính xác trong quá trình nha cao.

niềng răng mắc cài mặt lưỡi
Niềng răng mắc cài mặt lưỡi là gì?

Nhờ vào sự đổi mới của phương pháp niềng răng mắc cài mặt trong giúp khách hàng có kết quả chỉnh nha tối ưu và thời gian điều trị cũng được rút ngắn đáng kể. Ngoài ra, với thiết kế rất mỏng và giảm bớt sự khó chịu và cộm cấn bên trong khuôn miệng của người sử dụng.

Ưu và nhược điểm của mắc cài mặt lưỡi 

Điểm khác biệt giữa các phương pháp niềng răng mắc cài truyền thống và mắc cài mặt lưỡi chính là yếu tố về thẩm mỹ cao vì mắc cài không lộ ra bên ngoài. Ngoài ra, phương pháp này sẽ giúp nhiều khách hàng luôn cảm thấy thoải mái trong quá trình điều trị vì mắc cài di chuyển nhẹ nhàng, không gây cảm giác ma sát làm tổn thương đến răng.

Ưu điểm 

Thẩm mỹ cao 

Mắc cài được gắn cố định phái bên trong của mặt răng nên người đối diện khó nhận biết bạn đang trong quá trình niềng răng. Nhờ thế, bạn có thể thoải mái và tự nhiên giao tiếp với mọi người mà không cảm thấy mặc cảm khi đeo niềng răng.

Ngăn chặn tình trạng sâu răng 

Nhiều khách hàng niềng răng thường phải đối mặt một số vấn đề sau khi tháo niềng cụ thể như niềng răng, bề mặt xuất hiện bề mặt răng nhiều đốm trắng hoặc hủy khoáng,.. Nên bạn niềng răng mặt lưỡi sẽ giữ được nguyên vẹn và giúp ngăn chặn các bệnh lý răng miệng.

Không gây tổn thương môi má 

Có nhiều trường hợp niềng răng sẽ bị chấn thương môi má do vận động mạnh như chơi thể thao. Nên bạn lựa chọn phương pháp niềng răng mắc cài mặt trong là sự lựa chọn hoàn toàn phù hợp.

Nhược điểm 

Bên cạnh những ưu điểm thì phương pháp này còn hạn chế một số điểm như:

  • Thời gian chỉnh nha lâu hơn 
  • Kỹ thuật gắn mắc cài mặt trong khó hơn so với phương pháp với khí cụ khác.
  • Bất tiện khi vệ sinh răng miệng vì không thấy rõ mặt trong răng,

Tuy vậy, mỗi phương pháp chỉnh nha đều có ưu và nhược điểm riêng, nếu bạn có nhu cầu về tính thẩm mỹ thì có thể hoàn toàn lựa chọn mắc cài mặt trong để chỉnh nha.

Các đối tượng nên niềng răng mắc cài mặt lưỡi 

niềng răng mắc cài mặt lưỡi
Đối tượng nào nên niềng răng

Trường hợp răng hô 

Đây còn gọi là trường hợp răng vẩu và là một dạng sai khớp cắn phổ biến. Sự tương quan giữa hai hàm, bạn có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường nên khi nhìn vào khuôn miệng sẽ thấy hàm nhô ra phía trước làm mất cân đối trong cấu trúc của khuôn mặt. Bạn có thể dụng niềng răng cài mặt trong để khắc phục tình trạng răng bị hô, đảm bảo khớp cắn, nhờ đó quá trình ăn nhai được thuận lợi hơn.

Trường hợp răng móm 

Đây là dạng khớp cắn ngược. Để nhận biết trường hợp này, khi bạn khép miệng cung hàm trên phủ ngoài cung răng hàm dưới, tuy nhiên đối với những người bị móm thì khớp cắn ngược lại. Vì thế, lựa chọn phương pháp niềng răng mắc cài mặt trong được gắn vào mặt trong của răng để nắn chỉnh răng hai hàm dưới đều nhau và đúng khớp cắn. 

Trường hợp răng lệch lạc 

Là tình trạng răng mọc chen chúc gây ra tình trạng sai lệch khớp cắn làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của khuôn hàm. Nhờ vào phương pháp phục hình niềng răng bằng mắc cài mặt lưỡi sẽ giúp các răng di chuyển về đúng vị trí, mọc thẳng hàng. Nhờ đó, cải thiện chức năng ăn nhai tốt, phát âm và tự tin hơn khi cười.

Trường hợp răng thưa

Đây là tình trạng các răng mọc cách xa nhau ở trên cung hàm, hàm răng không khít với nhau sẽ gây ra tình trạng khó khăn trong việc thực hiện ăn nhai và làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Phương pháp niềng răng mắc cài mặt trong với sự can thiệp của các khí cụ chỉnh nha giúp các răng đều và khoảng cách giữa các kẽ răng gần nhau để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như khớp cắn và chức năng ăn nhai.

Vị trí đặt mắc cài mặt lưỡi như thế nào khi niềng răng?

Vị trí gắn mắc cài mặt lưỡi được đặt ở vị trí sau thân răng. Do đó, việc thiết lập chính xác vị trí mắc cài được xem là phần quan trọng trong quá trình chỉnh nha, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sau khi niềng. Vì cấu trúc hàm của mỗi người không giống nhau, chính vì vậy cần những bác sĩ giỏi, và có chuyên môn cao để tính toán và xác định vị trí của mắc cài chuẩn xác.

niềng răng mắc cài mặt lưỡi
Vị trí đặt mắc cài mặt lưỡi như thế nào khi niềng răng

Trước khi tiến hành niềng răng, bác sĩ sẽ xác định vị trí cần gắn mắc cài để phù hợp để tăng hiệu quả trong quá trình chỉnh nha. Việc gắn mắc cài toàn hàm sẽ tạo thành hình cung tròn, rìa cắn của hàm trên sẽ tương đương với đường cong của môi dưới.

Kỹ thuật thực hiện thông qua 3 bước:

Bước 1: Tuân thủ nguyên tắc nhìn theo hướng chính diện và vuông góc với thân răng tại vị trí cần đặt mắc cài. Đặc biệt, không nên nhìn nghiêng hay nhìn từ một phía để tránh sai sót. 

Bước 2: Dựa vào vị trí mắc cài kết hợp với thước đo để đảm bảo mắc cài được chính xác nhất. Cụ thể:

  • Đối với răng cửa: Thước đo được đặt một góc 90 độ so với mặt răng.
  • Răng nanh và răng hàm nhỏ: Thước đặt song song với mặt phẳng nhai 
  • Răng hàm lớn: Thước đặt song song với mặt nhai của từng răng. 

Bước 3: Sau khi đánh dấu chính xác tại vị trí cần đặt, bác sĩ sẽ tiến hành gắn mắc cài lên thân răng. 

Tuy nhiên phương pháp này có nhiều nhược điểm so với niềng răng mắc cài truyền thống nên thường các bác sĩ khuyến khích sử dụng.

Thời gian gắn mắc cài mặt lưỡi mất bao lâu?

Quá trình gắn khí cụ mắc cài trên răng diễn ra tương đối nhanh, thường chỉ dao động chỉ khoảng 10 – 20 phút và nếu được thực hiện bởi các bác sĩ có tay nghề cao và chuyên môn tốt. Tuy nhiên, trước đó, bác sĩ cũng lên phác đồ điều trị, tính toán phương án gắn mắc cài chi tiết thì quy trình gắn mắc cài sẽ diễn ra nhanh chóng, chuẩn xác hơn.

Mắc cài được gắn cố định trên bề mặt thân răng bằng một loại keo dán chuyên dụng, sau đó dùng đèn laser để hóa cứng keo dán và mắc cài giúp đảm bảo độ bám dính cao. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành đi dây cung và cố định chúng vào rãnh mắc cài.

Bên cạnh đó, hệ thống mắc cài mặt lưỡi sẽ đồng hành cùng bạn trong suốt quá trình chỉnh nha, thậm chí trong các giai đoạn phải điều chỉnh lực, cần thay thế dây cung hoặc mắc cài nếu bị hư hỏng. 

Hy vọng những thông tin về kỹ thuật niềng răng mắc cài mặt trong mà nha khoa My Auris chia sẽ đem đến những thông tin hữu ích cho quá trình niềng răng sắp tới của mình. 

Kim Dung