6 nguyên nhân gây mẻ răng sứ và cách khắc phục hiệu quả

6 nguyên nhân gây mẻ răng sứ

Thẩm mỹ răng sứ ngày càng gia tăng và có khá nhiều đối tượng có nhu cầu. Bởi răng sứ được nghiên cứu và chế tác như răng thật, đem lại vẻ đẹp thẩm mỹ, khắc phục các khuyết điểm của răng hiệu quả. Tuy nhiên, cũng như răng thật, răng sứ vẫn sẽ có tình trạng mẻ, vỡ. Vậy đâu là nguyên nhân mẻ răng sứ, gặp phải tình trạng này khắc phục như thế nào, cùng theo dõi bài viết từ nha khoa My Auris nhé. 

Nguyên nhân gây mẻ răng sứ 

Răng sứ có nhiều loại từ mức chất lượng trung bình cho đến cao cấp. Nhưng nhìn chung, cũng như răng thật, vì một vài lý do nào đó mà răng sứ vẫn có nguy cơ bị vỡ mẻ. Việc tìm hiểu nguyên nhân gây mẻ răng sứ giúp mọi người biết cách phòng ngừa hiệu quả hơn. 

Do tác động lực mạnh 

Trong quá trình sử dụng, nếu như không cẩn thận hay không may bị té ngã, tai nạn, bị va đập mạnh sẽ rất dễ khiến răng sứ bị mẻ. Đặc biệt, với những chiếc răng sứ đã sử dụng lâu năm thì độ bền có sự suy giảm, thêm lực tác động mạnh càng gia tăng nguy cơ mẻ vỡ. 

Lắp răng sứ lệch khớp cắn 

Điều quan trọng nhất việc lắp răng sứ là đòi hỏi tay nghề bác sĩ tốt, có kỹ thuật, chuyên môn và kinh nghiệm để đảm bảo lắp đúng vị trí, không bị sai lệch khớp cắn. 

Nếu như lắp răng sứ bị sai lệch sẽ gây ra nhiều áp lực trên răng sứ. Từ đó, khiến tình trạng mẻ răng sứ, hình thành vết nứt trên răng cao. 

Răng sứ không lắp sát khít với cùi răng thật 

Bên cạnh khớp cắn, việc lắp răng sứ sát khít cũng vô cùng quan trọng bởi một khi răng không được gắn khít vào cùi răng thật sẽ xảy ra tình trạng hở chân răng. Điều này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gia tăng nguy cơ nứt, mẻ răng sứ. 

Ngoài ra, việc lộ chân răng còn gây ra tình trạng oxy hóa và khoáng chất trong thức ăn làm cho lớp sứ mỏng dần. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho viền chân răng sau thời gian bị đen, mất thẩm mỹ. 

Răng sứ không lắp sát khít với cùi răng thật - nguyên nhân gây mẻ răng sứ
Răng sứ không lắp sát khít với cùi răng thật – nguyên nhân gây mẻ răng sứ

Răng sứ không khít với nhau

Bọc răng sứ là một trong những giải pháp khắc phục tình trạng răng thưa ở mức độ vừa và nhẹ. Tuy nhiên, kỹ thuật viên không chế tác, thiết kế răng sứ đúng kích thước, thông số sẽ khiến các răng không đồng đều. Từ đó, khi lắp răng sứ lên sẽ không sát khít với nhau, tạo nên khoảng cách giữa các răng. Điều này khi ăn nhai không chỉ tác động lực khiến răng sứ dễ nứt, mẻ mà còn khiến cho thức ăn, mảng bám nhồi nhét, tích tụ gây viêm. Một khi tình trạng trở nên nặng, sẽ gây chảy máu nướu răng, hôi miệng, gia tăng nhiều bệnh lý về răng miệng. 

Chất lượng, vật liệu mão sứ không tốt

Vật liệu, chất lượng của răng sứ cũng có ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ và độ bền của răng sứ. Nếu như thực hiện tại các địa chỉ nha khoa không uy tín, sử dụng mão sứ kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ sẽ gia tăng nguy cơ mẻ răng sứ và dễ bị kích thích trong môi trường khoang miệng 

Thói quen ăn, cắn thực phẩm cứng 

Răng sứ chất lượng cao, có độ bền và cứng chắc tốt nhưng lại không có độ dẻo như răng thật. Do đó, sau khi bọc răng sứ mà vẫn chủ quan cắn, nhai các vật cứng như nắp chai, đá cứng, xương, các loại hạt,… sẽ khiến tuổi thọ của răng sứ giảm nhanh. Từ đó, răng sứ bị mẻ, vỡ là điều không thể tránh khỏi. 

Mẻ răng sứ gây nên những hậu quả gì? 

Răng sứ bị sứt mẻ không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe mà bạn không nghĩ đến.

  • Gây tổn thương mô mềm (lưỡi, mô, má): mẻ răng sứ khiến cho hình dạng răng sứ không còn nguyên vẹn mà trở nên lởm chởm, sắc nhọn. Do đó, rất dễ cọ vào môi, má, cắn vào lưỡi gây chảy máu và lở loét, thậm chí là nhiễm trùng. 
  • Răng thật yếu đi: mão sứ như là lớp “áo” bảo vệ răng thật bên trong. Nếu như răng sứ bị mẻ sẽ làm lộ răng thật ra bên ngoài. Lúc này, răng trở nên nhạy cảm, dễ bị các tác nhân gây hại xâm nhập, gia tăng bệnh lý, khó ăn nhai. 
  • Mất răng: Các vết mẻ, sứt của răng sứ không được khắc phục kịp thời khiến cho vi khuẩn, mảng bám, thức ăn bị giắt vào. Từ đó, tạo nên môi trường nhiễm trùng khiến cho xâm nhập vào răng thật, dẫn đến răng suy yếu và rụng mất hoàn toàn. 
  • Nhiễm trùng khoang miệng: vi khuẩn sẽ tấn công ngày càng nhiều ở các vị trí răng mẻ, nếu không điều trị ngay, vết nhiễm trùng có thể phát triển thành áp xe và lây lan sang các răng lân cận. 
Mẻ răng sứ gây nên những hậu quả gì? 
Mẻ răng sứ gây nên những hậu quả gì?

Cách khắc phục mẻ răng sứ hiệu quả

Mẻ răng sứ là tình trạng không quá hiếm gặp nhưng một số người vẫn không có kinh nghiệm trong trường hợp này. 

Nếu như phát hiện có mảnh sứ bị mẻ trong khoang miệng cần cẩn thận lấy mảnh sứ ra và gói vào khăn giấy để phòng trường hợp đến phòng khám nha sĩ có biện pháp xử lý. 

Sau đó, cần nhanh chóng đến nha khoa/ bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và đưa ra giải pháp khắc phục phù hợp nhất. 

Song, răng thật khi bị mẻ có thể hàn trám lại nhưng với vật liệu răng sứ thì hàn trám lại là không thể. Theo các bác sĩ, đối với răng sứ bị mẻ nhỏ, không gây ảnh hưởng quá nhiều thì vẫn có thể để nguyên, còn nếu trường hợp mẻ lớn thì bắt buộc phải thay mão sứ mới chứ không thể hàn trám. 

Lúc này, bác sĩ sẽ lấy dấu răng để gửi về labo chế tác mão sứ mới theo màu sắc, thông số từ khách hàng. Sau đó, hẹn ngày tái khám để lắp mão sứ mới để đảm bảo tính thẩm mỹ, ăn nhai hiệu quả. 

Cách khắc phục mẻ răng sứ hiệu quả thay mão sứ mới
Cách khắc phục mẻ răng sứ hiệu quả thay mão sứ mới

Cách phòng tránh mẻ răng sứ 

Để phòng tránh mẻ răng sứ, kéo dài tuổi thọ cho răng sứ, mọi người lưu ý một số cách sau: 

Lựa chọn nha khoa uy tín, chất lượng 

  • Đảm bảo đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, có tay nghề giỏi, giàu chuyên môn và kinh nghiệm để thực hiện lắp răng sứ chính xác, đúng kỹ thuật, không gây ra sai sót. 
  • Trang bị máy móc, công nghệ hiện đại, đảm bảo điều kiện vô trùng, an toàn. 
  • Chất lượng răng sứ đảm bảo, răng sứ đảm bảo chính hãng, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. 
  • Quy trình chế tác răng sứ đạt chuẩn từ phòng labo đến tay nghề các kỹ thuật viên. 

Chế độ chăm sóc sau khi bọc răng sứ 

  • Loại bỏ các thói quen, tật xấu không tốt cho răng sứ: nghiến răng khi ngủ, tránh ăn, cắn, nhai các thực phẩm hay vật cứng: nắp chai, xương, hải sản,…
  • Luôn giữ vệ sinh răng miệng thật sạch, chải răng đều đặn 2 lần/ ngày 
  • Kỹ thuật đánh răng đúng, nên đánh răng theo chiều dọc, tránh chải răng theo chiều ngang để tránh bị mòn cổ chân răng. 
  • Sử dụng bàn chải lông mềm kết hợp kem đánh răng có lượng flour phù hợp. 
  • Thay bàn chải mới sau 3 tháng sử dụng
  • Hạn chế ăn, uống thực phẩm đậm màu như cà phê, bia, rượu,…
  • Hạn chế hút thuốc lá 
  • Hạn chế các thực phẩm quá nóng, quá lạnh, nhiều acid, giàu đường,… 
Chế độ chăm sóc sau khi bọc răng sứ tốt, kỹ tránh mẻ răng sứ
Chế độ chăm sóc sau khi bọc răng sứ tốt, kỹ tránh mẻ răng sứ

Tái khám nha khoa định kỳ 

Dù không có vấn đề xuất hiện nhưng mọi người vẫn nên định kỳ 6 tháng/ lần đến nha khoa thăm khám, kiểm tra tình trạng, sức khỏe răng miệng, độ bền răng sứ. Đồng thời, cũng nên lấy vôi răng định kỳ, hạn chế mảng bám tích tụ. Theo đó, việc định kỳ đến nha khoa cũng giúp bác sĩ phát hiện kịp thời vấn đề và khắc phục sớm nhất tránh răng sứ vỡ mẻ nghiêm trọng. 

Qua những thông tin trong bài viết về mẻ răng sứ, hẳn là mọi người nắm được nguyên nhân, cách khắc phục và phòng tránh răng sứ mẻ hiệu quả. Từ đó, có thêm kinh nghiệm trong chọn nha khoa và chăm sóc răng sứ tốt hơn. 

Hãy liên hệ ngay nha khoa My Auris khi băn khoăn, lo lắng về tình trạng răng sứ nói riêng, sức khỏe răng miệng nói chung để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhất nhé. 

Anh Thy