Tham gia nghĩa vụ quân sự để bảo vệ cũng như góp phần xây dựng quốc phòng toàn dân. Đây là một phần trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi công dân Việt Nam. Hiện nay có một số quy định về việc đi nghĩa vụ quân sự đã được thay đổi nên có nhiều bạn trẻ quan tâm. Đặc biệt là vấn đề mất 4 răng có đi nghĩa vụ không. Nhận biết được sự quan tâm này, bài viết sau của nha khoa My Auris sẽ cung cấp những thông tin cần thiết đến bạn.
Mục Lục
Các quy định về sức khỏe răng miệng khi đi nghĩa vụ quân sự
Mất 4 răng có đi nghĩa vụ không sẽ được đánh giá chi tiết thông qua các tiêu chí, quy định về sức khỏe được đề cập chi tiết trong Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP. Tại khoản 2, điều 4 của Thông quy định các tính điểm và cách ghi phiếu sức khỏe nghĩa vụ. Khoản 2, 3, 4, 5 tại điều 9 cùng Thông tư có chỉ dẫn phân loại về sức khỏe. Chi tiết có các chỉ tiêu sau:

- Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1, có thể phục vụ cho hầu hết các quân, binh chủng.
- Loại 2: Có tối thiểu 1 chỉ tiêu bị điểm 2, được phục vụ cho phần lớn các quân, binh chủng.
- Loại 3: Có tối thiểu với 1 chỉ tiêu bị điểm 3, có thể được phục vụ ở một số quân, binh chủng.
- Loại 4: Có tối thiểu với 1 chỉ tiêu bị điểm 4, có thể được phục vụ hạn chế ở một số quân, binh chủng.
- Loại 5: Có tối thiểu với 1 chỉ tiêu bị điểm 5, có thể làm một số các công việc hành chính sự vụ khi có lệnh tổng động viên.
- Loại 6: Có tối thiểu 1 chỉ tiêu bị điểm 6, loại sức khỏe được chỉ định miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Sức khỏe răng miệng là một trong những tiêu chí dùng để đánh giá trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Việc mất 4 răng có đi nghĩa vụ không luôn được đánh giá kỹ thông qua các xếp loại, đánh giá từng trường hợp cụ thể:
- Còn đủ 28 răng (không tính răng khôn): Xếp loại 1.
- Mất ≤ 3 răng, trong đó có 1 răng hàm lớn hay răng cửa, lực ăn nhai trên 85%: Xếp loại 2.
- Mất 4 răng, trong đó có ≤ 2 răng hàm lớn hay răng cửa, lực ăn nhai còn trên 70%: Xếp loại 3.
- Người mất từ 5 đến 7 răng, trong đó ≤ 3 răng hàm lớn hay răng cửa, lực ăn nhai còn trên 50%: Xếp loại 4.
- Người mất trên 7 răng, trong đó có trên 3 răng hàm lớn hay răng cửa, lực ăn nhai dưới 50%: Xếp loại 5.
Giải đáp mất 4 răng có đi nghĩa vụ không?
Theo chia sẻ của bác sĩ về vấn đề mất 4 răng có đi nghĩa vụ không sẽ tùy vào trường hợp và tình trạng mất răng được xếp loại sức khỏe từ 2 đến 5. Như vậy, nếu bạn thuộc bất kỳ trường hợp mất răng nào trong phần thông tin trên. Bạn vẫn sẽ đảm bảo đủ điều kiện sức khỏe răng miệng phục vụ quân đội, đi nghĩa vụ quân sự.

Để được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự hay không không chỉ dựa vào mỗi việc mất răng, mà còn phụ thuộc vào việc bác sĩ đánh giá lực ăn nhai của răng, đồng thời đánh giá thêm những tiêu chí khác. Chỉ với trường hợp tình trạng sức khỏe có 1 loại chỉ tiêu loại 6 thì mới được đánh giá là không đạt điều kiện tham gia xét tuyển nghĩa vụ quân sự.
Tóm lại, mất răng có đi nghĩa vụ không sẽ được đánh giá chính xác nhất thông qua bạn thăm khám nghĩa vụ quân sự. Từ các chỉ số thu thập được sẽ cho ra kết quả bạn có phải thực hiện phục vụ quân đội hay không.
Những phương pháp phục hình răng bị mất
Từ các thông tin giải đáp trên, việc mất 4 răng có đi nghĩa vụ không thì một lần nữa khẳng định mất răng vẫn có thể phục vụ quân sự. Tùy tình trạng, mức độ mà bạn sẽ được đánh giá cụ thể. Tuy nhiên, bạn cũng không nên để tình trạng mất răng diễn ra quá lâu vì nó sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Nha khoa My Auris sẽ thông tin đến bạn 2 phương pháp phục hình răng mất tốt nhất hiện nay. Bạn có thể thăm khám với bác sĩ và lựa chọn được kỹ thuật điều trị phù hợp nhất.
Phục hình bằng trồng răng Implant
Trồng răng Implant là giải pháp giúp phục hình răng đã mất hiện đại nhất trong nha khoa, đồng thời răng cũng có tuổi thọ sử dụng cao, có thể hơn 25 năm. Răng Implant có cấu trúc gồm trụ răng Implant, khớp nối Abutment, mão răng sứ. Tất cả sẽ được liên kết chặt chẽ với nhau sau khoảng thời gian tích hợp tốt với xương hàm.

Kỹ thuật cấy ghép Implant này có nhiều điểm nổi bật, vừa giúp người bệnh khôi phục lại được khả năng ăn nhai mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ cao. Ngoài ra, phương pháp còn giúp người bệnh hạn chế được tình trạng tiêu xương hàm khi bị mất răng. Bạn có thể thực hiện trồng răng Implant phục hình cho nhiều vị trí mất răng khác nhau hay thậm chí phục hình răng cho toàn hàm.
Phục hình bằng cầu răng sứ
Bắc cầu răng sứ được đông đảo khách hàng tin dùng. Để thực hiện phương pháp bắc cầu răng sứ, bác sĩ chuyên môn sẽ cần điều trị mài hai răng lên cận để làm trụ nâng đỡ mão sứ. Tiếp đến cầu răng sứ được gắn lên trên trụ thay cho phần răng đã mất.

Phương pháp với ưu điểm cố định và đảm bảo tốt khả năng ăn nhai, tính thẩm mỹ cho người bệnh. Tuy nhiên, khi sử dụng bắc cầu răng sứ sau khoảng thời gian nhất định sẽ gặp tình trạng tiêu xương hàm, vì chỗ răng bị mất trên cung hàm không được phục hình chân răng như phương pháp trồng răng Implant.
Cách phòng ngừa tình trạng mất răng
Mất răng ở mức độ nghiêm trọng có thể làm cản trở cho quá trình thực hiện nghĩa vụ quân sự, nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Một số cách phòng ngừa sau sẽ giúp ích cho bạn trong việc phòng ngừa mất răng được tốt nhất:

- Thường xuyên đánh răng khoảng 2 đến 3 lần mỗi ngày, sau mỗi bữa ăn nên sử dụng chỉ nha khoa hoặc nước súc miệng để làm sạch mảng bám.
- Nếu bạn thuộc trường hợp có răng nhạy cảm thì nên chủ động dùng nước ấm để đánh răng, việc sử dụng nước lạnh có thể gây nên tình trạng ê buốt.
- Ưu tiên sử dụng bàn chải lông mềm để tránh làm ảnh hưởng đến nướu, thay bàn chải sau 6 tháng sử dụng.
- Hạn chế ăn những loại đồ ăn có chứa nhiều đường, hóa chất. Vì đường trong thực phẩm dễ bám vào kẽ răng gây mất răng và gây bệnh tiểu đường cho cơ thể,…
- Thăm khám với bác sĩ nha khoa theo đúng lịch hẹn với bác sĩ để có thể kịp thời khắc phục và trám lại vị trí sâu răng nếu có.
Việc tham gia vào công tác phòng chống toàn dân chính là một nghĩa vụ cao cả của mỗi công dân. Hy vọng rằng, bạn có thể tìm được câu trả lời cho mình về vấn đề mất 4 răng có đi nghĩa vụ không. Thông qua đó, bạn cũng nên chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân được tốt nhất, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra với bản thân. Cần lưu ý thăm khám nha khoa định kỳ để phát hiện sớm cũng như điều trị kịp thời tình trạng răng miệng gặp phải.
Yến Nhi